Nâng cao khả năng ứng phó bệnh ung thư vú : cần sự hợp tác từ các bên hữu quan
Ung thư vú đạt tỷ lệ chữa khỏi lên đến hơn 80% nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Nhưng tại Việt Nam, hơn 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ nghịch với con số đáng mừng ở trên.
Từ đó, việc chữa trị trở nên khó khăn hơn, hệ thống bệnh viện tuyến cuối gánh vác áp lực nặng nề hơn. Đâu là lời giải cho căn bệnh ung thư vú?
Điều trị ung thư vú tại Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn
Ở nước ta, hoạt động tuyên truyền và khám sàng lọc ung thư vú đã có nhưng còn nhỏ lẻ tại một số tỉnh, thành phố lớn nên chưa tiếp cận với tất cả chị em phụ nữ trên toàn quốc.
Về phạm vi bao phủ các chương trình sàng lọc ở Việt Nam, PGS.TS Trần Thị Thanh Hương, Phó Viện Trưởng Viện ung thư Quốc gia chia sẻ dù hiện tại đã có các kế hoạch kiểm soát ung thư nhưng chương trình kiểm soát ung thư một cách chuyên biệt vẫn chưa có.
“Vì chưa có một chương trình chuyên biệt nên chúng ta cũng không chưa thể huy động được nguồn lực từ tất cả các ban ngành đoàn thể các tổ chức xã hội cũng như là chúng ta chưa thể có đánh giá về lâu dài và hiệu quả các chương trình này”, bà Thanh Hương cho biết.
Đây cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ chẩn đoán giai đoạn muộn còn cao, tạo gánh nặng lên hệ thống bệnh viện tuyến cuối tại các thành phố lớn.
Bên cạnh tình trạng các bệnh viện tuyến trên luôn ở trạng thái quá tải, thì Việt Nam cũng thuộc top dưới trong việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú cùng Indonesia và Philipines theo báo cáo của The Economist Intelligence Unit được Roche tài trợ. Thực tế là nước ta thiếu chụp nhũ ảnh để chẩn đoán sớm tại tuyến chăm sóc y tế ban đầu và cung cấp việc khám tuyến vú lâm sàng; tổng lượng máy xạ trị thực tế so với quy mô dân số còn chưa đáp ứng tốt.
Trong điều trị, dữ liệu Viện ung thư quốc gia (2016-2018) cũng chỉ ra: bệnh nhân ung thư vú nói chung và phân nhóm bệnh nhân có HER2 dương tính được chẩn đoán và điều trị sớm bằng các liệu pháp tiên tiến mới chỉ đạt 8%.
Nguyên nhân bởi việc điều trị cho bệnh nhân ung thư vú đòi hỏi phải có một hệ thống tốt, bao gồm cả yếu tố chuyên môn và trang bị kỹ thuật hiện đại. Hệ thống bệnh viện có khả năng điều trị ung thư vú đang tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM với 2 đơn vị hàng đầu là Bệnh viện K và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Tuy nhiên, cả 2 Bệnh viẹn đều đang trong tình trạng quá tải. Điều này không chỉ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận đến các liệu pháp tiên tiến mà còn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị.
Hợp tác công – tư giữa các bên hữu quan cần triển khai mạnh mẽ
Video đang HOT
Chiến dịch truyền thông và khám sàng lọc phòng chống ung thư vú 2020 “CHUNG TAY VÌ NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU” do Bộ Y tế, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng tổ chức
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội y học Việt Nam nhận định, đề án tăng cường tiếp cận toàn diện ung thư là đề án hết sức có ý nghĩa với các giải pháp và phương pháp tiếp cận cho bệnh nhân một cách toàn diện và phù hợp. Trong đó, mô hình hợp tác công tư được xem là “chìa khoá” để giảm bớt gánh nặng ung thư.
Với hợp tác công tư các tổ chức hay doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác nhau như khám sàng lọc, chẩn đoán sớm ung thư hay thực hiện các nghiên cứu khoa học hỗ trợ cho bệnh nhân. Từ đó cố gắng giảm chi phí để người bệnh có thể tiếp cận các loại thuốc điều trị tốt hơn.
Các bên gắn kết chặt chẽ, tham gia hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng bổ sung các nguồn lực đa chiều: từ nhà nước, từ tư nhân, cũng như cá nhân người bệnh.
Những chương trình nâng cao nhận thức và khám sàng lọc ung thư vú miễn phí cho phụ nữ trong độ tuổi nguy cơ do Quỹ Ngày mai tươi sáng tổ chức thường niên từ năm 2013 với sự đồng hành của Roche đã khám sàng lọc cho 31.733 chị em, phát hiện sớm 27 trường hợp ung thư vú và 132 trường hợp nghi ngờ ung thư cần theo dõi thường xuyên.
Những chương trình này cần được nhân rộng và mở rộng quy mô cũng như chiều sâu, tác động trên nhiều lĩnh vực trong suốt quá trình điều trị ung thư vú. Hợp tác công tư có thể giúp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường năng lực tầm soát, chẩn đoán, điều trị ung thư vú.
Sự hợp tác, chung tay giữa các bên hữu quan là điểm mấu chốt, nên được triển khai và hoạch định một cách đồng bộ. Chỉ như vậy, mới hạn chế được nguy cơ mắc ung thư ngay từ đầu bằng cách tăng cường nhận thức về bệnh, tăng cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến với chi phí tốt hơn, cải thiện chất lượng sống.
Đây là xu hướng tất yếu và cần được triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, vì những lợi ích rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
[Ung thư không phải là hết] Những nguy cơ bạn có thể gặp phải khi tầm soát ung thư vú
Các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú có thể có tác hại. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh tổn thương ở vú đều gây tử vong hoặc gây bệnh, vì vậy chúng có thể không cần điều trị.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, vẫn có những nguy cơ bạn có thể gặp phải khi tầm soát ung thư vú, cụ thể như sau:
Kết quả xét nghiệm dương tính giả có thể dẫn đến chẩn đoán và điều trị nhầm
Dương tính giả: Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể có vẻ bất thường mặc dù không có ung thư. Nếu nhận thấy bất thường trên hình ảnh Mamography, bạn có thể cần làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán xác định, các xét nghiệm đó gọi là các thăm dò chẩn đoán đôi khi là các thăm dò xâm lấn như sinh thiết, phẫu thuật....
Các kết quả dương tính giả thường phổ biến hơn trong các trường hợp sau:
Phụ nữ trẻ hơn (dưới 50 tuổi). Những phụ nữ đã từng sinh thiết vú trước đó. Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú. Phụ nữ dùng nội tiết tố cho thời kỳ mãn kinh.
Các kết quả dương tính giả có nhiều khả năng xảy ra trong lần chụp nhũ ảnh đầu tiên hơn là các lần sàng lọc sau. Cứ mười phụ nữ chụp X-quang tuyến vú thì một người có kết quả dương tính giả. Kỹ năng của bác sĩ X quang cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng kết quả dương tính giả.
Kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị
Âm tính giả: Kết quả xét nghiệm sàng lọc có thể bình thường mặc dù bệnh nhân bị ung thư vú. Đây được gọi là kết quả xét nghiệm âm tính giả. Một phụ nữ có kết quả xét nghiệm âm tính giả có thể trì hoãn việc chẩn đoán và điều trị ngay cả khi cô ấy có các triệu chứng. Khoảng 1/5 trường hợp ung thư bị bỏ sót khi chụp nhũ ảnh.
Gây lo lắng cho bệnh nhân
Với những phụ nữ nhận được kết quả bất thường họ thường có tâm lý lo lắng trong quá trình chờ đợi các xét nghiệm tiếp theo.
Nhiễm xạ
Trong quá trình chụp nhũ ảnh, vú của bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ (0,4 milisieverts, hoặc mSv). Để so sánh, ở Anh, một người nhận được liều 2,2 mSv một năm từ bức xạ phóng tự nhiên. Nhưng lợi ích của việc tầm soát và phát hiện sớm được cho là lớn hơn những rủi ro của việc chụp X-quang.
Phụ nữ có bộ ngực lớn hoặc có túi ngực có thể bị chiếu liều bức xạ cao hơn một chút trong quá trình chụp nhũ ảnh tầm soát.
Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy bị đau khi chụp Xquang tuyến vú do vú bị ép giữa 2 bản phim.
Để được tư vấn tốt hơn với các kết quả mình nhận được, hãy liên hệ với bác sĩ của mình để được tư vấn và nhận định kết quả đúng nhất.
Tài liệu tham khảo
1, https://www.cancer.org/cancer/breast-cancer/screening-tests-and-early-detection/american-cancer-society-recommendations-for-the-early-detection-of-breast-cancer.html
2, https://emedicine.medscape.com/article/1945498-overview#a1
3, https://www.nhs.uk/conditions/breast-cancer-screening/
4, https://www.cancer.gov/types/breast/patient/breast-screening-pdq
* Bạn muốn đặt câu hỏi về ung thư đến các chuyên gia, đọc các thông tin khoa học tin cậy, xin mời truy cập Lotus Page: Ung thư không phải là hết.
Ung thư vú đang ngày càng trẻ hoá: Bác sĩ chuyên khoa khẳng định có thể chữa khỏi hoàn toàn, không tái phát nếu làm được 1 việc này Bệnh ung thư vú ở nước ta ghi nhận ngày càng trẻ hoá, có nhiều trường hợp ung thư vú được phát hiện ở lứa tuổi dưới 30, thậm chí có trường hợp 20, 21 tuổi đã phát hiện mắc ung thư vú. Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước...