Nâng cao hiệu quả mô hình “142″: Một mũi tên, trúng nhiều đích
Tập trung đấu tranh với tội phạm hình sự trên các tuyến vận tải hành khách công cộng – Kế hoạch 142 của CATP Hà Nội – đã định hình được tròn 6 tháng. Nhiều dấu ấn, đổi thay tích cực xung quanh hoạt động của loại hình vận tải khách công cộng đặc biệt này đã và đang được Công an Hà Nội cùng Tổng công ty Vận tải Hà Nội phối hợp nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố.
Các đối tượng móc túi trên xe buýt đều bị lực lượng 142 đưa vào “tầm ngắm”
Âm thầm vào cuộc
Nói như Đại tá Nguyễn Đức Chung – Phó Giám đốc CATP Hà Nội: “Kế hoạch 142 được Giám đốc CATP trực tiếp chỉ đạo xây dựng, triển khai đã đánh trúng, đánh mạnh tội phạm hoạt động trên các tuyến xe buýt, các điểm trung chuyển. “142″ là biện pháp hữu hiệu để lấy lại niềm tin, sự an tâm của người dân đi xe buýt”.
Tháng 10-2011, các tổ công tác đặc biệt 142, cùng sự hỗ trợ trách nhiệm của bộ phận Thanh tra – giám sát Tổng công ty Vận tải Hà Nội chính thức vào cuộc. Lặng lẽ, bền bỉ, trên hàng trăm tuyến xe buýt hoạt động tại Thủ đô, lực lượng chức năng đã “dựng” lên hàng chục điểm, tuyến có biểu hiện phức tạp của tội phạm hình sự. Không chỉ trên xe hay tại các điểm trung chuyển xe buýt, những khu vực tập trung đông người như bệnh viện, siêu thị cũng là trọng điểm được lực lượng 142 tập trung phòng ngừa, đấu tranh. Không có ngày nghỉ, làm nhiệm vụ cho đến khi những chuyến buýt cuối cùng về bến, trinh sát 142 duy trì nhịp độ ấy, trách nhiệm và quyết liệt, trong suốt 6 tháng qua.
Video đang HOT
Một động thái tích cực đáng ghi nhận, góp phần tăng hiệu lực của các tổ 142, đó là kênh thông tin đường dây nóng đã được Tổng công ty Vận tải Hà Nội thiết lập, dán công khai trên các xe và các điểm trung chuyển. “Gần 300 tin nhắn của hành khách gọi đến, báo tin cho cơ quan công an về dấu hiệu hoạt động của tội phạm trên xe buýt; con số ấy không chỉ phản ánh hiệu quả của đường dây nóng, mà cho thấy ý thức phòng, chống tội phạm của người dân đã được nâng lên rõ rệt”, Đại tá Nguyễn Đức Chung nhận xét.
Trộm cắp, móc túi giảm rõ rệt
Những ưu điểm và tồn tại trong 6 tháng “142″ định hình đã được mổ xẻ thẳng thắn tại cuộc họp giữa các đơn vị thuộc CATP với Tổng công ty Vận tải Hà Nội chiều qua, 6-6. Đại diện CAQ Ba Đình chia sẻ: “Trong 6 tháng phối hợp cùng các tổ 142, CAQ Ba Đình đã tiếp nhận, xử lý 22 vụ với 18 đối tượng, giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2011. Hai điểm trung chuyển xe buýt lớn nhất quận là cổng chợ Long Biên và điểm Ngọc Khánh, hoạt động của tội phạm trộm cắp, móc túi đã giảm rõ rệt”.
Tại quận Long Biên, “142″ đem lại hiệu ứng khác. Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh – Phó Trưởng CAQ Long Biên cho biết, trong thời gian qua, CAQ tiếp nhận và truy xét duy nhất một vụ trộm tài sản ở nhà chờ xe buýt. Thực tế tình hình ANTT ở các điểm trung chuyển xe buýt ở quận Long Biên, theo đại diện CAQ, đã dần đi vào ổn định. Từ công tác triển khai phòng, chống tội phạm ở nhà chờ xe buýt, các điểm công cộng, CAQ Long Biên đã gắn kết xử lý các vi phạm về TTGT – ĐT; đặc biệt, phối hợp với bến xe Gia Lâm phát hiện, xử lý sớm hành vi thuê côn đồ là “cò” của một nhà xe tại bến xe Gia Lâm.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực về ANTT xung quanh hoạt động của xe buýt, quá trình các tổ 142 làm nhiệm vụ, theo bộ phận thường trực của BCĐ Kế hoạch 142 cũng như các đội viên, vẫn có những đơn vị, địa bàn thiếu gắn kết, thiếu trách nhiệm khi tiếp nhận, xử lý thông tin, đối tượng do các tổ 142 bàn giao. Có địa bàn ỷ lại vào các tổ 142, hết sức bị động trong triển khai lực lượng tại chỗ để phòng ngừa, mật phục, tấn công tội phạm. Tính hiệu quả, sức chiến đấu của một số tổ công tác 142 cũng đã được thường trực BCĐ Kế hoạch 142 đề nghị chấn chỉnh.
“142 ra đời đúng thời điểm, đánh trúng đối tượng đã tạo chuyển biến tích cực đối với đội ngũ lái xe. Kế hoạch- mô hình này đã tạo được niềm tin trong người dân và ngăn ngừa tội phạm hoạt động”, ông Nguyễn Phi Thường – Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội nói. Vị đại diện Tổng công ty Vận tải Hà Nội đánh giá cao công tác phối hợp ngày càng thuần thục, ăn ý giữa doanh nghiệp và công an thành phố, tạo được khí thế tấn công tội phạm của người dân và đội ngũ lái xe.
Thay mặt Đảng ủy – Ban Giám đốc CATP, Đại tá Nguyễn Đức Chung biểu dương nỗ lực, kết quả mà các tổ 142 đạt được trong thời gian qua, cũng như sự phối hợp trách nhiệm của Tổng công ty Vận tải Hà Nội. Công an Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục nhân rộng, nâng cao hiệu quả mô hình “142″ trong thời gian tới.
Theo ANTD
Sa lưới sau 19 năm bị truy nã
Ngày 31.5, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt giữ Vũ Văn Thông (tên gọi khác Vũ Đình Thông, 41 tuổi), quê ở xã An Dục, H.Quỳnh Phụ, Thái Bình. Thông đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình truy nã toàn quốc về tội cướp tài sản từ trước đó.
Vũ Đình Thông tại Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Giang Huy
Năm 1993, Thông cùng ba người khác tổ chức cướp tài sản của hai phụ nữ đi bán chiếu ở H.Quỳnh Phụ (Thái Bình).
Những người tham gia vụ án này sau đó lần lượt bị bắt và đưa ra xử lý trước pháp luật, riêng Thông trốn ra Hà Nội làm phụ hồ, rồi vào H.Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang sinh sống được hai năm.
Do thu nhập quá thấp nên Thông bỏ việc ở Kiên Giang lên TP.HCM làm quản kho cho một công ty giày da trong vòng bốn năm, rồi chuyển đến xã Đắk N'Drung, H.Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) sinh sống.
Năm 2006 Thông kết hôn với chị T.T.T và sinh được hai đứa con. Để tạo vỏ bọc lâu dài, Thông xin nhập hộ khẩu rồi kinh doanh buôn bán.
Tuy nhiên những việc làm của Thông đã bị các trinh sát Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện, bắt giữ trong sự ngỡ ngàng của vợ con và người dân địa phương.
Theo Thanh Niên
Giấy tờ giả lọt cửa công chứng Nhận thế chấp căn nhà để cho vay 1 tỉ đồng, đến hạn trả nợ, người cho vay mới biết giấy tờ nhà đi công chứng của phía bên kia là giả. Nạn nhân vụ lừa đảo là bà Lê Thị Hòa, ngụ P. Tân Định, quận 1 TP.HCM. Tại cơ quan công an, bà Tô Thị Hồng thừa nhận làm vợ giả...