Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp
Năm 2017, HTX nông nghiệp Thọ Chung, xã Thọ Nguyên (nay là xã Xuân Hồng), huyện Thọ Xuân được thành lập với mục tiêu sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ.
Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi thành lập, năm 2019, HTX này đã phải dừng hoạt động. Theo bà Lương Thủy Chung, từng là người đại diện pháp lý của HTX, cho biết: Nguyên nhân là bởi khả năng liên kết, kết nối, chuyển giao quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ của HTX với các hộ sản xuất kém, nên không xây dựng được vùng nguyên liệu.
Cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp xã Công Liêm (Nông Cống) hướng dẫn xã viên phát triển mô hình trồng riềng trên đất đồi dốc.
HTX nông nghiệp Thọ Chung chỉ là một trong số nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phải dừng hoạt động. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, toàn tỉnh đã có 53 HTX nông nghiệp dừng hoạt động. Trong đó, có 6 HTX đã thực hiện giải thể xong, 4 HTX hoàn thiện xong hồ sơ giải thể đang chờ công bố quyết định, 12 HTX đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ giải thể, các HTX còn lại hiện đang gặp khó khăn trong công tác giải thể.
Nguyên nhân chính khiến các HTX nông nghiệp dừng hoạt động là bởi quá trình hoạt động không phát huy được hiệu quả hoặc gặp khó khăn, bất cập trong việc quản lý, duy trì hoạt động của HTX. Ngoài các HTX đã dừng hoạt động, hiện nay, có không ít HTX nông nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, quy mô hoạt động và năng lực yếu, cơ sở vật chất của nhiều HTX nghèo nàn, lạc hậu; trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức quản lý và sản xuất ở một số HTX chưa chặt chẽ, còn lúng túng trong định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh sản phẩm của HTX chưa cao. Tính liên kết, hợp tác kinh doanh nhằm tham gia chuỗi giá trị giữa các HTX với nhau, giữa HTX với các thành phần kinh tế khác, nhất là với các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế có thương hiệu, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chưa gắn kết trong kinh doanh, nhất là từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Video đang HOT
Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện các nhóm giải pháp cho từng nhóm HTX. Đối với nhóm HTX hoạt động chưa hiệu quả, các địa phương, đơn vị đang tiến hành rà soát tình hình hoạt động và những khó khăn, vướng mắc của các HTX nông nghiệp trung bình, yếu; từ đó có các biện pháp cụ thể giúp các HTX nâng cao chất lượng hoạt động. Hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hoạt động từ dịch vụ đầu vào sang sản xuất hàng hóa; đưa giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ quản trị, sản xuất cho cán bộ quản lý HTX và thành viên. Các doanh nghiệp liên kết với HTX để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hỗ trợ để HTX vay vốn tín dụng và tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất. Đối với nhóm HTX đang hoạt động có hiệu quả, hướng dẫn và hỗ trợ các HTX rà soát, nâng cao chất lượng phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Quan tâm hỗ trợ xây dựng các mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản.
Phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ hơn 13.000 ha
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chuỗi giá trị dừa được đánh giá đạt kết quả cao nhất trong sản xuất, liên kết và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Người dân thu hoạch dừa. Ảnh tư liệu: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN
Qua liên kết với doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác và bà con nông dân đã xây dựng được vườn dừa hữu cơ phục vụ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho biết, việc xây dựng chuỗi giá trị dừa hữu cơ có ý nghĩa rất lớn, nhất là có thể liên kết những hộ sản xuất nhỏ để hình thành sản xuất lớn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới. Qua sản xuất dừa hữu cơ, giá trị sản xuất được tăng lên, sức mua của doanh nghiệp đối với người dân cũng tốt hơn và doanh nghiệp cũng thuận lợi trong kinh doanh.
Đến nay, chuỗi giá trị sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre đã có 27 hợp tác xã, 47 tổ hợp tác tham gia với tổng diện tích liên kết hơn 12.684 ha, chiếm 16,5% tổng diện tích dừa toàn tỉnh. Tỉnh hiện có 7 doanh nghiệp liên kết tiêu thụ dừa cho bà con nông dân và các tổ hợp tác, hợp tác xã.
Đáng chú ý, hai doanh xây dựng vùng dừa hữu cơ nhiều nhất là Công ty TTHH Chế biến dừa Lương Quới, với diện tích gần 5.000 ha và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) gần 2.800 ha.
Ông Nguyễn Bảo Trí- Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới cho hay, công ty dự kiến đến năm 2025 sẽ phát triển vùng sản xuất dừa hữu cơ lên 10.000 ha và luôn đảm bảo giá cả thu mua cho người dân cao hơn thị trường từ 15-20%. Ngoài ra, công ty cũng khuyến khích các tổ hợp tác, hợp tác xã có đủ năng lực, quy mô tiến hành tổ chức sơ chế thì công ty sẽ đảm bảo ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Nhứt, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tham gia sản xuất dừa hữu cơ, bà con nông dân được công ty tập huấn kỹ thuật canh tác theo quy trình hữu cơ. Hơn nữa, giá cả tiêu thụ cũng cao hơn giá thị trường, đồng thời năng suất, sản lượng dừa cũng cao hơn so với dừa canh tác thông thường.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Huỳnh Quang Đức thông tin, từ chỗ những mô hình nhỏ lẻ chỉ có vài trăm nông dân với diện tích khiêm tốn. Đến nay, tỉnh Bến Tre đã phát triển vùng nguyên liệu dừa hữu cơ 13.125 ha, với rất nhiều doanh nghiệp lớn tham gia; trong đó, diện tích đạt chứng nhận là 7.249 ha.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng có 40 tổ hợp tác và 18 hợp tác xã tham gia vào chuỗi liên kết dừa hữu cơ. Các vườn dừa sau khi đạt chứng nhận hữu cơ, được doanh nghiệp thu mua tăng thêm từ 10-15% so với giá dừa thường. Doanh nghiệp còn hỗ trợ nông dân chi phí tập huấn kỹ thuật, chi phí thực hiện chứng nhận và chi phí chứng nhận hữu cơ.
Ông Huỳnh Quang Đức cho rằng, qua sản xuất dừa hữu cơ, các doanh nghiệp tạo được chỗ đứng rất tốt trong thị trường, nhất là các thị trường xuất khẩu khó tính. Đặc biệt, các sản phẩm dừa hữu cơ của tỉnh ngày càng phong phú và đạt chứng nhận hữu cơ như nước dừa đóng hộp, dầu dừa, cơm sừa nạo sấy...Đây là bước thuận lợi rất lớn trong việc tạo giá trị tăng thêm cho ngành dừa của tỉnh.
Để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa giá trị của cây dừa, Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030; trong đó, dừa được xác định là cây trồng chính.
Cụ thể, Bến Tre đặt mục tiêu đến 2025, phát triển 20.000 ha vùng nguyên liệu dừa hữu cơ và 100 ha dừa uống nước, tập trung liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri.
Khách nước ngoài thích thú thưởng thức nhiều đặc sản Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam đã tuyên bố khai mạc Tuần lễ Nông sản Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai. Mới đây, tại Nhà Triển lãm Việt Nam, Tuần lễ Nông sản Việt Nam tại EXPO 2020 đã chính thức khai mạc, mở ra cơ hội quảng bá và đồng thời thúc...