Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý liên ngành đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 23/10, tại Ninh Bình, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư Pháp và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Tọa đàm Góp ý chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.
Tham dự buổi Tọa đàm có ông Phạm Chí Công, Đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp; ông Mai Đức Kiệm, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; PGS.TS Dương Đăng Huệ, Phó chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp Bộ Tư pháp và đại diện các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước.
Phát biểu tại Toạ đàm, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – kinh tế Nguyễn Thanh Tú đánh giá cao sự hỗ trợ của Văn phòng Chính phủ và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức đã cùng Bộ Tư pháp lấy ý kiến khảo sát từ phía các doanh nghiệp để có phương án cụ thể nhất trình lên Thủ tướng Chính phủ. Ông Tú cũng nhấn mạnh, việc tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng người làm công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, trao đổi những mô hình hay trong công tác này rất quan trọng, giúp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả trong việc hỗ trợ pháp lý liên ngành đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đánh giá sự cần thiết của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025, PGS.TS Dương Đăng Huệ, Phó chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp Bộ Tư pháp cho biết các phương án thực thi của dự án như: Nhà nước đứng ra cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cần phải thành lập bộ máy thực thi đầy đủ bao gồm các bộ, ban, ngành liên quan, trong đó Bộ Tư Pháp nắm giữ vai trò chức năng thực hiện chính và kinh phí thực hiện của Chương trình cần phải phù hợp.
Video đang HOT
PGS.TS Dương Đăng Huệ, Phó chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp Bộ Tư pháp phát biểu tại Toạ đàm.
Hiện nay, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đang nhận được sự đánh giá cao, nhất là trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa, nhỏ. Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 sẽ kế thừa và phát triển các kết quả hoạt động của Chương trình 585. Đồng thời cũng cần khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2015-2020 và bổ sung các nội dung đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế xã hội, để hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả, thực sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp.
Chia sẻ mất mát, hy sinh rất lớn của đồng bào miền Trung
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 363/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình mưa lũ và xử lý khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung (ngày 19/10/2020).
Nhiều nhà dân ở Quảng Bình bị nhấn chìm trong nước lũ. Ảnh: Báo Quảng Bình
Thông báo nêu rõ, vừa qua, mưa đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày tại miền Trung đã gây lũ lớn vượt mức lịch sử ở nhiều nơi, ngập lụt sâu trên diện rộng, sạt lở đất, lũ quét, thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng của nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất.
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ những mất mát, hy sinh rất lớn của đồng bào miền Trung, đặc biệt là gia đình những người bị nạn và cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.
Đến chiều hôm nay (19/10/2020), theo báo cáo của Bộ Quốc phòng các lực lượng chức năng đã tìm thấy 22 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 bị sạt lở đất đã hy sinh tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân, gia đình của cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh. Đồng thời yêu cầu Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định đối với cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ và hậu phương gia đình, thân nhân của các đồng chí trên; chỉ đạo Quân khu 4 phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ tang chu đáo, trang trọng.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, nhất là lực lượng vũ trang, các ngành chức năng nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, y tế, thông tin và truyền thông... Thủ tướng Chính phủ biểu dương các lực lượng chức năng đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân với rất nhiều những tấm gương dũng cảm, nhiều cán bộ, chiến sỹ, nhà báo đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng đang đưa người dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn. Ảnh: Báo Quảng Bình
Sẵn sàng ứng cứu người dân
Trong thời gian tới, lũ, bão đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai với các phương án sẵn sàng hơn, chủ động hơn theo phương châm "4 tại chỗ"; tập trung bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, ổn định đời sống người dân với tinh thần là không được để dân đói, không được để dân rét, không để dân không có chỗ ở; tích cực triển khai công tác cứu hộ cứu nạn và bảo đảm an toàn cho lực lượng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo ngành khí tượng thủy văn làm tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và các cơ quan chức năng để chủ động trong công tác chỉ đạo, triển khai ứng phó với bão, lũ.
Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với các địa phương rà soát các kịch bản ứng phó, huy động các phương tiện, lực lượng cần thiết, phù hợp với từng tình huống, từng khu vực để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu người dân khi mưa lũ.
Không được để xảy ra sự cố vỡ đập gây thảm họa đối với vùng hạ du
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập, không được để xảy ra sự cố vỡ đập gây thảm họa đối với vùng hạ du.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ tại các công điện về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Cả hệ thống chính trị phải tiếp tục vào cuộc, nhất là các tổ chức của thanh niên, phụ nữ các cấp, các địa phương, các nhà hảo tâm tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái "lá lành đùm lá rách" quan tâm hỗ trợ cho đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung sớm vượt qua những khó khăn, mất mát, ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ 5 tỉnh, mỗi tỉnh 100 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Bộ Tài chính và các ý kiến phát biểu tại cuộc họp: Trước mắt, tạm cấp từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 hỗ trợ các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh mỗi tỉnh 100 tỷ đồng để thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn và an sinh xã hội theo chế độ, chính sách của nhà nước (Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản liên quan). Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ủy ban nhân dân các tỉnh nêu trên chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, phân bổ, sử dụng số kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng.
Mưa lũ ở miền Trung đã làm 30 người chết, 14 người mất tích Tính đến 18h ngày 13/10/2020, bão lũ đã làm 30 người chết, 14 người mất tích. Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai, tính đến 18h ngày 13/10/2020, thiệt hại về người của đợt lũ tại Trung Bộ: Số người chết là 30 người; mất tích 14 người; bị thương 22 người....