Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy
Ngày 13-11, tại Nhà Quốc hội (QH), QH tiếp tục ngày làm việc thứ 16 tại hội trường.
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thỏa thuận quốc tế. Ảnh: QUANG KHÁNH
Trọng tâm là công tác phòng ngừa
Buổi sáng, thảo luận về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), đa số ý kiến nhấn mạnh, trong công tác phòng, chống ma túy, việc phòng ngừa và dự phòng vẫn là chính, đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Hơn nữa, đầu tư cho công tác phòng ngừa là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện đối với các dịch vụ cơ bản cho người cai nghiện ma túy; các địa phương theo phân cấp quản lý, quan tâm bố trí nguồn ngân sách cho hoạt động này; cá nhân và gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm tham gia, đóng góp. Tuy nhiên, dự thảo luật có quá ít các quy định về công tác phòng ngừa ma túy, trong khi phòng ngừa tội phạm mới là chính, chứ không chỉ là đấu tranh, không chỉ bắt giữ, làm sao phải ngăn chặn, giảm được nguồn cung ma túy, tiếp đến làm giảm nguồn cầu. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị, quá trình xây dựng luật cần tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới để bổ sung những quy định về phòng nghiện, mua bán trái phép ma túy nhằm giúp người dân, cộng đồng xã hội nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của ma túy, nhất là đối với giới trẻ.
Nhấn mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền trong phòng, chống ma túy và tội phạm ma túy, đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) và một số đại biểu đề xuất thiết kế một chương về tuyên truyền, phòng, chống ma túy, quy định rõ nội dung, cách thức tuyên truyền gắn với từng đối tượng trong xã hội. Mặt trận Tổ quốc và từng tổ chức chính trị – xã hội cần tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền tác hại của ma túy đối với các hội viên, đoàn viên, công nhân, người lao động. Công tác tuyên truyền phải được giao nhiệm vụ cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ, được quy định ngay trong luật thì mới thật sự phát huy hiệu quả.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) và nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định như dự thảo luật chưa thể hiện tính thống nhất, đồng bộ về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chuyên trách trong việc thực hiện nhiệm vụ. Bởi tội phạm ma túy hoạt động tinh vi, nguy hiểm, nhưng chỉ cơ quan chuyên trách thuộc lực lượng công an nhân dân được luật quy định chủ trì thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; các cơ quan chuyên trách thuộc bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan lại không được luật hóa quyền hạn, trách nhiệm và được tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cụ thể. Để công tác phòng, chống ma túy đạt được hiệu quả, các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, trong khu vực, địa bàn quản lý của mình, cần được giao quyền chủ động nhưng đồng thời cần phối hợp với nhau thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hoạt động bất hợp pháp liên quan ma túy.
Thông qua bốn luật và hai nghị quyết
Buổi chiều, QH biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính với 446 đại biểu tán thành, bằng 92,53% tổng số đại biểu QH.
Video đang HOT
Tiếp đó, với 449 đại biểu tán thành (bằng 93,15%), QH biểu quyết thông qua Luật Cư trú (sửa đổi). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2021, trong đó, khoản 3, Điều 38 quy định: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31-12-2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Sau đó, với đa số đại biểu tán thành, QH biểu quyết thông qua hai luật: Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Thỏa thuận quốc tế.
Chiều qua, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, với đa số đại biểu tán thành. Theo đó, tổng số thu ngân sách trung ương là 739.401 tỷ đồng, tổng số thu ngân sách địa phương là 603.929 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách trung ương là 1.058.271 tỷ đồng, trong đó dự toán 350.804 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. QH đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên; ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước, dự án cấp bách, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… Cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho địa phương để thực hiện các chính sách về tiền lương, an sinh xã hội do Trung ương ban hành theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017 – 2020. Đối với một số địa phương thu ngân sách địa phương năm 2021 giảm lớn, ngân sách trung ương hỗ trợ bảo đảm mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2021 không thấp hơn dự toán năm 2017 tính theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước đã được Ủy ban Thường vụ QH quyết định; đồng thời, hỗ trợ theo quy định để bảo đảm địa phương này đủ nguồn kinh phí thực hiện chính sách tiền lương, chính sách an sinh xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
Chiều cùng ngày, với sự tán thành cao của các đại biểu, QH biểu quyết thông qua Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Quốc hội bước vào đợt họp thứ 2 của Kỳ họp thứ 10
Hôm nay (2/11), Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV bắt đầu bước vào đợt họp thứ 2 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội với các hoạt động quan trọng như chất vấn trả lời chất vấn, tiến hành công tác nhân sự...
kỳ họp thứ 10 của Quốc hội bắt đầu từ ngày 2/11 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Đợt 2 kỳ họp thứ 10 của Quốc hội bắt đầu từ ngày 2/11 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Bàn thảo các vấn đề lớn liên quan dân sinh và phát triển kinh tế đất nước
Trong sáng nay, các đại biểu nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
Sau đó, các đại biểu thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020: phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Quốc hội cũng thảo luận về dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).
Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp gồm 8 chương, 69 điều, so với Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 tăng 13 điều, trong đó giữ nguyên 7 điều, sửa đổi, bổ sung 47 điều và 15 điều mới.
Nội dung sửa đổi tập trung vào các vấn đề phòng, chống tội phạm về ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và cai nghiện ma túy.
Trong 3 ngày từ 3-5/11, các đại biểu họp tại hội trường để thảo luận những nội dung này. Phiên thảo luận tại Hội trường được phát thanh truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn
Từ ngày 6/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 .
Trước khi tiến hành chất vấn, các đại biểu sẽ nghe: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Chánh án TANDTC trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Viện trưởng VKSNDTC trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Nội dung quan trọng này cũng sẽ được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Tiến hành công tác nhân sự
Một trong những nội dung quan trọng sẽ được Quốc hội xem xét quyết định trong đợt hơp thứ 2 là công tác nhân sự. Theo chương trình, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
Lý do là ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ hai nhưng không báo cáo tổ chức và việc làm này thể hiện sự không gương mẫu, không chấp hành quy định của Đảng và tổ chức.
Trong đợt họp tập trung này, Quốc hội sẽ xem xét phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ KH-CN và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Lê Minh Hưng.
Hiện ông Chu Ngọc Anh là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; còn ông Lê Minh Hưng đã được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Nhân sự giữ vị trí Bộ trưởng Bộ KH-CN (thay ông Chu Ngọc Anh) và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ được Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm vào ngày 12/11. Cùng ngày, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình có Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán TAND tối cao.
Liên quan nhân sự tại Bộ Y tế, tại Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 7/7/2020, Thủ tướng Chính phủ giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng chỉ định ông Nguyễn Thanh Long giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế.
"Đoàn tàu Quốc hội đã rời ga thì Chính phủ vẫn đuổi theo và gửi thêm hành khách" Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp thứ 50 chiều muộn 9/11 để kịp thời xem xét, cho ý kiến về một số nội dung sẽ trình tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Chiều 9/11, ngay sau khi Quốc hội kết thúc phiên họp tại Hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp...