Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Tọa đàm “Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới: cơ hội, thách thức và yêu cầu” dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với 44 điểm cầu trên cả nước.
Tham dự tọa đàm có Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga; Phó Chủ tịch – Tổng thư ký VUFO, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Phan Anh Sơn; đại diện Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, các đoàn thể chính trị – xã hội, tổ chức nhân dân; Lãnh đạo và cán bộ các tổ chức thành viên của VUFO…
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh: Tuấn Việt)
Phát biểu khai mạc, ông Phan Anh Sơn cho biết, thực hiện công văn số 297-CV/BĐNTW ngày 18/3/2021 của Ban Đối ngoại Trung ương về việc xây dựng báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”, VUFO đã tổ chức tổng kết Chỉ thị 04-CT/TW nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, những bài học kinh nghiệm, những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Chỉ thị; dự báo tình hình; xác định mục tiêu của công tác đối ngoại nhân dân và đề xuất, kiến nghị định hướng nhiệm vụ và biện pháp tăng cường hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới.
Ngày 17/6, VUFO cũng đã tổ chức Tọa đàm “Phong trào nhân dân thế giới và khu vực trong bối cảnh tình hình quốc tế mới”, tập trung đánh giá ba mảng nội dung chính: những nhân tố tác động đến phong trào nhân dân thế giới và khu vực trong những năm qua, (những trào lưu trong thời gian qua và dự báo xu thế phát triển của phong trào nhân dân thế giới trong thời gian tới.
Video đang HOT
Theo ông Phan Anh Sơn, Tọa đàm “Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới: cơ hội, thách thức và yêu cầu” được tổ chức với mục đích: xác định vai trò, yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới; tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chỉ thị 04/CT-TW của Ban Bí thư (khóa XI) và rút ra bài học kinh nghiệm; xác định mục tiêu, nhiệm vụ cấp thiết của công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới, đồng thời đưa ra khuyến nghị tới Ban Bí thư ban hành chỉ đạo mới về công tác đối ngoại nhân dân thay thế Chỉ thị 04-CT/TW.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, các tổ chức thành viên ở Trung ương và địa phương của VUFO, các đoàn thể và tổ chức nhân dân Việt Nam có nhiều hoạt động đối ngoại và hợp tác với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.
Các phát biểu, tham luận khác đã tập trung làm rõ: Bối cảnh, tình hình quốc tế, khu vực, trong nước hiện nay tác động đến công tác đối ngoại nhân dân; Thuận lợi, khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai công tác đối ngoại nhân dân; những định hướng lớn về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, yêu cầu đặt ra cho công tác đối ngoại nhân dân hiện nay; Phương hướng, biện pháp, nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại đối ngoại nhân dân trong thời gian tới.
Đặc biệt, tọa đàm cũng nhận được đóng góp về các biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa ba trụ cột – đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, cũng như sự phối hợp công tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, VUFO và các tổ chức có nhiều hoạt hoạt động đối ngoại khác..
Toàn cảnh tòa đàm về đối ngoại nhân dân trong tình hình mới. (Ảnh: Tuấn Việt)
Tham luận về nội dung phối hợp giữa đối ngoại nhân dân và ngoại giao nhà nước, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
Với yêu cầu đó, đối ngoại nói chung và đối ngoại nhân dân nói riêng, với tư cách là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, có nhiệm vụ hết sức to lớn, đó là đi đầu đóng góp vào các mục tiêu an ninh, phát triển và vị thế của đất nước.
Trong phát biểu kết luận, Chủ tịch Nguyễn Phương Nga bày tỏ vui mừng khi buổi tọa đàm đã diễn ra sôi nổi, phong phú và thu nhận được nhiều ý kiến tâm huyết. Bà Nguyễn Phương Nga cho rằng những chia sẻ, kiến nghị của các đại biểu là sẽ những đóng góp bổ ích giúp VUFO hoạch định chiến lược và kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.
Cần Thơ: Chia sẻ kinh nghiệm về công tác đối ngoại nhân dân
Ngày 5/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm công tác Đối ngoại nhân dân (ĐNND) giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh phía Nam" năm 2020, tại Cần Thơ với 25 Hội Liên hiệp tỉnh, thành phía Nam tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, thời gian tới, trong bối cảnh tình hình thế giới sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với công tác đối ngoại của đất nước ta. Trong đó, công tác ĐNND càng có vị trí, vai trò quan trọng trong việc tham gia thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại nói riêng, huy động sự ủng hộ và đoàn kết quốc tế, góp phần vào việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu khai mạc hội nghị
Phó Chủ tịch Võ Thị Hồng Ánh thông tin thêm, thời gian qua, Cần Thơ đã hợp tác với trên 36 đối tác là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hơn 40 dự án phi chính phủ trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nước sạch nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu...
Công tác thông tin đối ngoại luôn được Liên hiệp Cần Thơ duy trì và đẩy mạnh thông qua các buổi gặp gỡ, chào xã giao, giao lưu văn hóa nghệ thuật, giao lưu nhân dân; duy trì mô hình dân vận khéo "Đưa công tác ĐNND về cơ sở"
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cho rằng, hiện chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức mới; Nhiệm vụ của ĐNND là phải làm gì để tiếp tục huy động được các nguồn lực của quốc tế. Hội thảo hôm nay là dịp để trao đổi kinh nghiệm về hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị cũng như những đề xuất mới, phương thức mới mà chúng ta sẽ tiến hành trong giai đoạn tới, để làm sao có thể mở rộng mạng lưới bạn bè quốc tế, làm sao tiếp thêm sức sống mới vào trong các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị của chúng ta.
Về nội dung cũng vậy, làm sao chúng ta có thể làm hoạt động này đã hấp dẫn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa, thực chất hơn nữa, đi liền vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, nói rộng ra là của cả nước.
Bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch VUFO phát biểu tại Hội nghị.
Hội thảo là cơ hội cho 200 đại biểu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh thế giới và khu vực vẫn đang còn rất nhiều biến động do đại dịch Covid-19.
Đồng thời, cập nhật thông tin về các nội dung chỉ đạo mới của Ban chấp hành Trung ương Đảng liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại nhân dân; nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong giai đoạn mới.
Vĩnh Phúc: Ký kết Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với các sở, ngành Khối Khoa giáo Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức ký kết với các sở, ngành Khối Khoa giáo theo Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật,...