Nâng cao giá trị đặc sản khóm Tắc Cậu
Áp dụng sản xuất theo VietGAP, năng suất khóm tăng từ 15 – 25%/ha, trọng lượng mỗi trái khóm đạt khoảng 1,6 – 1,7 kg/trái (so với trước đây mỗi trái chỉ khoảng 1,2 kg).
Nhằm nâng cao năng suất hiệu quả nghề trồng khóm (dứa), phát huy danh tiếng đặc sản khóm Tắc Cậu, xã Bình An (huyện Châu Thành, Kiên Giang), thời gian qua, các ngành chức năng huyện Châu Thành đã hình thành HTX, tổ hợp tác trồng khóm để giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, qua đó áp dụng vào sản xuất nên năng suất, sản lượng tăng lên.
Anh Hồ Văn Đảo, ngụ ấp An Lạc, xã Bình An (Châu Thành, Kiên Giang) thu hoạch khóm Tắc Cậu áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Ảnh: Phương Nghi
Xã Bình An có hơn 1.000 hộ dân trồng khóm trên diện tích khoảng 1.260 ha. Riêng mô hình sản xuất khóm VietGAP thực hiện trên diện tích 70 ha, với 49 hộ tham gia.
Tham gia mô hình sản xuất khóm VietGAP, nông dân được dự các khóa tập huấn, nắm bắt quy trình trồng đúng kỹ thuật và được hỗ trợ phân hữu cơ 200 kg/ha. Sau khi thực hiện theo đúng quy trình sản xuất VietGAP, năng suất khóm tăng từ 15 – 25%/ha, trọng lượng mỗi trái khóm cũng tăng, đạt khoảng 1,6 – 1,7 kg/trái, trong khi trước đây mỗi trái chỉ khoảng 1,2 kg. Giá bán theo đó cũng cao hơn trước từ 1.000 – 2.000 đồng/trái, giúp người dân thu nhập từ 30 – 50 triệu đồng/ha/vụ.
Theo anh Lục Đức Long, cán bộ khuyến nông khuyến ngư xã Bình An, huyện Châu Thành cho biết ban đầu, bà con tham gia trồng khóm VietGAP còn cảm thấy khó khăn, nhưng sau khi qua các lớp tập huấn, bà con đều đồng tình theo quy trình VietGAP.
Việc sản xuất khóm VietGAP bước đầu đã thay đổi nhận thức của bà con nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt tạo niềm tin về sản phẩm khóm an toàn, chất lượng đối với người tiêu dùng.
Video đang HOT
Trồng khóm theo VietGAP không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn tạo bước chuyển mình mạnh mẽ cho cây khóm tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Phương Nghi
Anh Hồ Văn Đảo, ngụ ấp An Lạc (xã Bình An, huyện Châu Thành) cho biết, trước khi áp dụng VietGAP thu hoạch khóm 4.500 trái/ha/năm. Đến nay, sau một năm triển khai quy trình VietGAP, thu hoạch bình quân đạt 6.000 trái/ha/năm.
Đặc biệt, trái khóm đẹp hơn trước, nên có giá cao. Người dân tham gia VietGAP đều rất phấn khởi với hiệu quả sản xuất của mô hình, giúp chi phí sản xuất giảm đáng kể, trong khi lợi nhuận tăng, mang lại giá trị kinh tế cao.
Gắn bó với nghề truyền thống trồng khóm trên 40 năm nay, ông Chiêm Văn Hái, ngụ tại ấp An Lạc (xã Bình An, huyện Châu Thành), thành viên HTX nông nghiệp khóm Tắc Cậu phấn khởi với lợi ích mang lại từ việc tham gia VietGAP.
Theo ông Hái, nhờ mô hình VietGAP, ông mới biết trồng khóm cũng cần có sổ sách ghi chép tỉ mỉ để theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng, cũng như thời gian để bón phân và lượng phân bón, dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Ngoài ra, khi chăm sóc khóm theo quy trình VietGAP chỉ sử dụng phân hữu cơ, điều này làm cho đất thêm màu mỡ, lại giảm công chăm sóc rất nhiều.
Khóm Tắc Cậu được vận chuyển lên điểm tập trung lộ giao thông nông thôn để bán cho thương lái. Ảnh: Phương Nghi
Ông Lê Văn Giàu, Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết: Trồng khóm theo mô hình sản xuất VietGAP giúp sản phẩm khóm có chất lượng đồng đều, đẹp mắt, giải quyết đầu ra đồng loạt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ môi trường, sức khỏe cho bà con.
Ngoài bán trái tươi truyền thống, các sản phẩm từ khóm cũng được phát triển thêm, như sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất khẩu khóm thái lát phơi khô, mứt khóm, bánh khóm…
“Khóm Tắc Cậu không chỉ đem lại giá trị về mặt kinh tế, nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương mà còn giúp phát triển thương hiệu đặc trưng nổi tiếng, nét đặc sắc trong văn hóa, du lịch của Châu Thành”, ông Giàu nói.
Ảnh DSCN 7144 JPG: Anh Hồ Văn Đảo, ngụ ấp An Lạc, xã Bình An, thu hoạch khóm Tắc Cậu, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cây khóm phát triển, cho sản lượng và chất lượng khóm hơn hẳn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khuyến khích tinh thần sáng tạo trong công nhân
Hưởng ứng chương trình 75 ngàn sáng kiến vượt khó, phát triển do Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đoàn viên, người lao động (NLĐ).
Cùng với đó, đưa ra nhiều chính sách khen thưởng hợp lý để khuyến khích tinh thần sáng tạo của NLĐ làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp (DN).
Công nhân Công ty hữu hạn cơ khí động lực Toàn Cầu (H.Trảng Bom) trong giờ sản xuất. Ảnh: Nguyễn Hòa
* Có chính sách khen thưởng kịp thời
Mới đây, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Pousung Việt Nam (H.Trảng Bom) đã phát động cuộc thi Sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm 2021 trong công nhân lao động. Thông qua cuộc thi nhằm khích lệ đoàn viên, NLĐ trong toàn nhà máy nâng cao trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công việc, giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, kinh doanh. Riêng năm 2020, NLĐ đã đóng góp trên 5 ngàn sáng kiến cải tiến, làm lợi cho DN hàng chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó chủ tịch CĐCS công ty cho biết, cuộc thi sáng kiến trong công nhân là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hướng đến Tháng Công nhân năm 2021 và hưởng ứng chương trình 75 ngàn sáng kiến vượt khó, phát triển. Tiêu chuẩn chấm thưởng các sáng kiến được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp tương ứng với số tiền tiết kiệm trong 1 tháng và theo cơ cấu gồm 33 giải thưởng từ 500 ngàn đến 10 triệu đồng. Trong đó, giải đặc biệt trị giá 10 triệu đồng sẽ dành cho NLĐ có những sáng kiến tiết kiệm cho DN từ 10 USD/tháng trở lên.
Công nhân Trần Thị Thùy Trang, làm việc tại công ty cho biết, ngay sau khi nhận thông báo phát động cuộc thi từ CĐCS, chị đã chủ động tham và động viên nhiều lao động trong xưởng tích cực làm việc hiệu quả, đồng thời phát hiện những bất cập, nguy hại trong quá trình làm việc để đề xuất cải tiến. Việc làm này không chỉ tạo môi trường làm việc an toàn mà còn giúp bản thân chị làm việc năng động, khoa học hơn.
Trong khi đó, CĐCS Công ty CP Taekwang Vina Industrial (TP.Biên Hòa) đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ với Ban giám đốc công ty về thực hiện chương trình 75 ngàn sáng kiến vượt khó, phát triển. Nội dung lễ ký kết gồm: thống nhất cùng phối hợp tổ chức phát động chương trình trong công nhân lao động; phấn đấu đến ngày 30-4 có 100 sáng kiến, đề xuất được cải tiến triển khai ứng dụng; có hình thức biểu dương tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến mang lại hiệu quả; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để NLĐ ứng dụng sáng kiến tại doanh nghiệp. Các ý tưởng của NLĐ được thực hiện sẽ được hỗ trợ 70 ngàn đồng/cải tiến. Đồng thời, trao giải thưởng hằng tháng, quý, năm cho NLĐ với số tiền từ 3-30 triệu đồng (tùy từng giải).
Tại lễ ký kết, ông Lee Hyung Jin, Phó tổng giám đốc công ty nhấn mạnh, thời gian qua, nhờ sự nỗ lực làm việc chăm chỉ của 35 ngàn lao động đã sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng, giúp công ty ngày càng phát triển. Để xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, công ty cam kết sẽ cùng Công đoàn phát động sâu rộng chương trình này, động viên NLĐ đóng góp nhiều sáng kiến cải tiến và có tổng kết, khen thưởng kịp thời các sáng kiến hay, mang lại nhiều lợi ích cho DN.
Để cải thiện môi trường làm việc, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đang hưởng ứng chương trình trên và triển khai cụ thể trong DN; đồng thời phối hợp với CĐCS phát động sâu rộng trong toàn thể NLĐ. Các chính sách thu hút NLĐ tham gia gồm ngoài thưởng "nóng" sẽ đề xuất tăng lương, bố trí vào làm việc ở những vị trí chủ chốt của DN và chi trả mức thu nhập xứng đáng so với công sức của NLĐ đóng góp.
* Thúc đẩy sự sáng tạo trong công nhân
Theo đại diện LĐLĐ tỉnh, để tạo hiệu ứng lan tỏa chương trình 75 ngàn sáng kiến vượt khó, phát triển đến các cấp Công đoàn trong tỉnh, LĐLĐ tỉnh đề nghị các cấp Công đoàn triển khai chương trình, tổ chức ít nhất một phong trào thi đua mang tính đặc thù của cơ quan, đơn vị, ngành, nhằm nâng cao năng lực phát triển bền vững của đơn vị mình. Tổ chức biểu dương, khen thưởng các cá nhân tích cực tham gia chương trình, đồng thời tổng hợp, xét chọn các sáng kiến gửi về LĐLĐ tỉnh. Trong đó, phấn đấu đến cuối năm 2021 có 2,8 ngàn sáng kiến cải tiến kỹ thuật; có 5-10 đề tài, sáng kiến được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng lao động sáng tạo.
Đại diện Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa cho biết, trong thời gian qua, đoàn viên, NLĐ đã tích cực thi đua lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển của các DN. Những sáng kiến đổi mới của NLĐ không chỉ giúp họ làm chủ công nghệ mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại giá trị lợi nhuận và được các DN đánh giá cao. Công đoàn Khu công nghiệp Biên Hòa cũng đã tổ chức khen thưởng đoàn viên tiêu biểu, đóng góp nhiều sáng kiến để khuyến khích tinh thần làm việc của NLĐ. Phong trào này sẽ tiếp tục phát động sâu rộng để tạo sự lan tỏa đến nhiều NLĐ tham gia, nâng cao tay nghề, khả năng của mình.
Theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Thị Như Ý, mục tiêu phát động sâu rộng chương trình 75 ngàn sáng kiến vượt khó, phát triển nhằm vận động đoàn viên, NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, góp phần thiết thực vào sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, DN. LĐLĐ tỉnh sẽ biểu dương và đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam biểu dương các sáng kiến tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất có giá trị cao, sáng tạo ra sản phẩm mới, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, cải cách hành chính, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị...
Hướng tới xây dựng Thủ đô phát triển bền vững và định hướng đổi mới sáng tạo Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII, chiều 11-3, các đại biểu đã thảo luận tại tổ đối với 5 chương trình công tác toàn khóa số 02, 05, 06, 07 và 09. Phấn đấu đến năm 2025 GRDP đạt 7,5-8% Theo dự thảo Chương trình số 02-CTr/TU về "Đẩy mạnh đổi mới...