Nâng cao đời sống nhân dân vùng khó
Xác định rõ phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội miền núi, hải đảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay, nên thời gian qua Quảng Ninh tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư phát triển ở những khu vực này.
Qua đó, đã góp phần làm cho diện mạo miền núi, hải đảo của tỉnh ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và đối ngoại với 22 thành phần dân tộc sinh sống. Trong đó, xã miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo chiếm phần lớn với 92 xã. Có 49/92 xã thuộc diện khó khăn (trong đó có 17 xã, 54 thôn đặc biệt khó khăn). Dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh có trên 150.600 người, chiếm 12,8% dân số toàn tỉnh, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh và chủ yếu sống ở vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia.
Mô hình sản xuất dược liệu của anh Dường Cắm Hếnh (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu) tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động bản địa. Ảnh: Nguyên Ngọc
Video đang HOT
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng miền núi, hải đảo, đồng bào dân tộc. Nhất là sau khi Trung ương có Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo xây dựng Đề án và ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Trên cơ sở đó HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 39/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020. Việc triển khai Nghị quyết được thực hiện đồng bộ, toàn diện trong 125 xã của cả tỉnh; tổng nguồn lực thực hiện Đề án gần 16.000 tỷ đồng, với mục tiêu đến 2015 Quảng Ninh cơ bản là tỉnh nông thôn mới, đến năm 2020 hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đến năm 2013, trên cơ sở khảo sát, đánh giá tỉnh vẫn còn 22/111 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (tỷ lệ hộ nghèo một số huyện, xã ở thời điểm khảo sát lên đến trên 30%), chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các vùng miền còn lớn, Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng Đề án và ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng – an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND ngày 7/12/2016 về việc bố trí nguồn lực đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; UBND tỉnh cũng ban hành Quyết định 196/QĐ-UBND ngày 17/1/2017 về phê duyệt Đề án nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Đề án 196). Đây là những nghị quyết quan trọng, không chỉ thể hiện sự quan tâm của tỉnh về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, mà còn đưa ra chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nhằm góp phần thu hẹp sự chênh lệch vùng miền trong sự phát triển nhanh của tỉnh.
Cùng với đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tỉnh đã luôn quyết liệt và bám sát tinh thần chỉ đạo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ để cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện quyết liệt và có nhiều đổi mới, sáng tạo, đột phá. Đến nay, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Trung ương và của tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ, bộ mặt vùng miền núi, biên giới của tỉnh đã có nhiều đổi mới; đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.
Hiện 100% các xã, thôn đã được bảo đảm các hạ tầng cơ bản (đường ô tô được cứng hoá, điện lưới quốc gia, giáo dục, y tế…); trên 96,5% số người DTTS của tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 93,63% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn; 88,76% số hộ gia đình và 80,1% số thôn bản vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn văn hóa. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 2 lần so với cuối năm 2015 (riêng tỷ lệ hộ nghèo giảm 3 lần), tỷ lệ hộ DTTS nghèo giảm 2 lần (từ 24,15% năm 2015 giảm xuống còn 12%); thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS và miền núi tăng 2 lần so với năm 2010. Chương trình 135, Đề án 196 đưa 17 xã, 54 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn sớm hơn 1 năm so với lộ trình mục tiêu đặt ra. Đặc biệt đã có nhiều hộ dân tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo (tại huyện Ba Chẽ, Đầm Hà, Bình Liêu) cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của nhân dân về thoát nghèo.
Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, lấy người nông dân làm chủ thể, Nhà nước hỗ trợ kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, gắn với cơ cấu lại nông nghiệp. Trong 5 năm, ngân sách bố trí 2.674 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, toàn tỉnh có 89/98 xã (91%) đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), vượt mục tiêu đặt ra; dự kiến hết năm 2020 bình quân các xã đạt 19,5 tiêu chí và 52 chỉ tiêu, không có xã dưới 15 tiêu chí; có 7/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, vượt 1 địa phương so với mục tiêu đề ra; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 45 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn khoảng 1%.
Cảnh báo mưa dông
Theo Đài Khí tượng thủy văn Quảng Ninh, hiện nay (3/7) khu vực: Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái đang có dải mây dông phát triển và đang gây mưa rào và dông, có nơi mưa vừa.
Quảng Ninh cảnh báo có mưa. Ảnh: Thái Bình
Dự báo: Một vài giờ tới, mây dông sẽ tiếp tục gây mưa rào và dông cho các khu vực nêu trên; sau đó có thể sẽ lan sang các khu vực khác Cẩm Phả, Ba Chẽ, Hạ Long, Quảng Yên, Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều và vùng lân cận.
Trong mưa dông cần đề phòng có gió giật mạnh và sét.
6 địa phương tại Quảng Ninh tái phát dịch tả lợn châu Phi Do không tuân thủ các biện pháp phòng dịch tả lợn châu Phi, đã có 6 địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xuất hiện dịch trở lại. Các ngành chức năng và đơn vị liên quan tiến hành phun, khử khuẩn tại những hộ tái DTLCP. Ảnh: CTV. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh:...