Nâng cao đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, phòng ngừa tham nhũng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi liêm, chính là hai trong bốn đức của mỗi con người, mỗi cá nhân, đặc biệt là với cán bộ. Chữ “Liêm” được hiểu là trong sạch, không tham lam. Chữ “Chính” được hiểu là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. “Liêm” và “chính” gắn liền với công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Như Xuân.
Ngày nay, thuật ngữ “liêm chính” đã được sử dụng rộng rãi, không chỉ giới hạn trong việc thực thi quyền lực Nhà nước mà còn là yêu cầu đặt ra đối với cả khu vực ngoài Nhà nước – khu vực tư.
Trong nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, thuật ngữ liêm chính được sử dụng khá phổ biến, như: Tại Điều 36 Luật PCTN năm 2005 quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) với mục đích là “nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của CBCCVC”; Điều 42 quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp là nhằm “bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của ảng đối với công tác PCTN, lãng phí đã đề ra mục tiêu xây dựng “đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính” và đưa ra giải pháp “Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử nhằm bảo đảm sự liêm chính của đảng viên, cán bộ, công chức”. Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25-5-2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí cũng đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động và bảo đảm sự liêm chính trong đội ngũ cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử”… Khái niệm liêm, chính cũng đã được cụ thể hóa bằng các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị. Có thể thấy thuật ngữ liêm, chính được sử dụng phổ biến bằng việc đề cập đến chế độ công vụ liêm chính và gắn liền với đội ngũ CBCCVC, nhất là những người liên quan trực tiếp đến việc thực thi quyền hành chính.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời gian qua, những yếu kém trong đạo đức công vụ, vi phạm các quy định trong thực thi nhiệm vụ của một bộ phận CBCCVC, người lao động vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong Nhân dân, đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng tham nhũng, hối lộ, cố ý vi phạm các quy định về quản lý gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và Nhân dân, tình trạng thoái thác trách nhiệm, coi thường kỷ luật, kỷ cương công vụ, thậm chí có hành vi tham nhũng ngay trong cơ quan có chức năng PCTN…
Mới đây nhất, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Hồng Vân, sinh năm 1986, trú tại số nhà 125 phố Nguyễn Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa (nguyên là kế toán của Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa) về hành vi tham ô tài sản. Theo tài liệu điều tra ban đầu: Do tham gia kinh doanh tiền ảo (Bitcoin) thua lỗ, không có khả năng chi trả nên lợi dụng công việc là kế toán của Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Thị Hồng Vân đã nảy sinh ý định và thực hiện hành vi lập khống hồ sơ, chứng từ để rút tiền của Hội Người mù đang gửi tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Với các thủ đoạn nêu trên, Nguyễn Thị Hồng Vân đã tham ô hơn 1,1 tỷ đồng của Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa để kinh doanh tiền ảo nhưng bị thua lỗ hết. Sự việc đã gây phẫn uất cho dư luận xã hội, bởi hành vi vô đạo đức của Nguyễn Thị Hồng Vân đối với những người yếu thế trong xã hội.
Trước đó, ngày 10-8-2020, Tòa án Nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo nguyên là cán bộ Ban Giải phóng mặt bằng và Tái định cư (GPMB – TĐC) TP Thanh Hóa, nguyên là Phó Chủ tịch UBND phường Đông Hải, TP Thanh Hóa về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm kê, GPMB đối với diện tích đất thu hồi tại phố Lễ Môn và Sơn Vạn, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa, lợi dụng sự sơ hở, thiếu kiểm tra trong quá trình xét duyệt hồ sơ bồi thường GPMB, Nguyễn Văn Đức với nhiệm vụ tổ trưởng tổ kiểm kê đã cùng với Dương Văn Trung, là cán bộ tổ kiểm kê, câu kết với nhau, thỏa thuận chuyển đổi hoa màu từ lúa, rau ngô thành hoa ly đối với 49 hộ dân có đất bị thu hồi, nhằm mục đích lấy tiền đền bù cao hơn. Để thực hiện hành vi của mình, Đức và Trung đã tẩy xóa biên bản kiểm kê và ghi đè lên phần hoa màu là hoa ly củ, ghi khống biên bản phần hoa màu là hoa ly, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 1,4 tỷ đồng. Việc làm của Nguyễn Văn Đức, Dương Văn Trung là trái công vụ, vi phạm pháp luật, không những gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước mà còn gây bức xúc trong dư luận quần chúng, làm giảm lòng tin của Nhân dân. Với các hành vi trên, 5 cựu cán bộ, công chức ở TP Thanh Hóa trong vụ án “hô biến” lúa thành hoa ly đã phải nhận tổng cộng hình phạt 15 năm 6 tháng tù giam.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2013 đến 2020, toàn tỉnh đã tiến hành 1.077 cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức của CBCCVC trong thực thi công vụ; đã phát hiện và xử lý trách nhiệm đối với 22 trường hợp vi phạm. Có 12 cán bộ, đảng viên là người đứng đầu địa phương, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách đã bị xử lý trách nhiệm. Ủy ban kiểm tra các cấp đã tiến hành 251 cuộc kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng về công tác PCTN, đã xử lý 5 tập thể, 68 đảng viên có dấu hiệu vi phạm về kinh tế, tham nhũng, cố ý làm trái quy định. Qua kiểm tra đã thi hành kỷ luật 68 đảng viên với các hình thức: khiển trách 24, cảnh cáo 21, cách chức 2, khai trừ 21 (trong đó có 17 trường hợp bị xử lý về hình sự).
Theo TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ: “Mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản, quy định về PCTN, công tác PCTN thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng, tuy nhiên, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng về PCTN cho đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn hạn chế, nhiều quy định chưa cụ thể. Trong thời gian tới, cần coi giáo dục liêm chính là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và được quy định cụ thể trong Luật PCTN theo hướng xác định rõ các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thực hiện việc giảng dạy về liêm chính; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc giáo dục liêm chính trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là giáo dục liêm chính cho đội ngũ cán bộ, công chức”.
Có thể thấy muốn xóa bỏ mọi loại tham nhũng, phải có một hệ thống pháp luật nghiêm minh, chế tài cương quyết, mạnh mẽ để công chức không thể, không muốn và không dám tham nhũng, phải đề cao sự minh bạch, công khai, rõ ràng, nhất là trong thực hiện các cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó cần tiếp tục đề cao tác phong, vai trò đạo đức, gương mẫu của CBCCVC trong công tác, tiếp xúc, giải quyết công việc của công dân. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế cho sát hợp; đồng thời quản lý CBCCVC sao cho phù hợp với thực tế tại địa phương, ngành, đơn vị mình. Cần tiếp tục đổi mới công tác tuyển chọn, đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đạo đức công vụ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của CBCCVC. Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện đạo đức công vụ, nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của CBCCVC và bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân, để phòng ngừa tham nhũng.
Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025
Hội Nhà báo tỉnh Bình Định vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Đỗ Nguyên Hùng tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh nhiệm kỳ mới.
Ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định phát biểu tại đại hội. Ảnh: Đình Thung
Nhiệm kỳ 2015-2020, hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh Bình Định đã có những bước chuyển tích cực. Các lĩnh vực như: Công tác tổ chức, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao nghiệp vụ, công tác chỉ đạo và quản lý báo chí... đều thể hiện được trách nhiệm và vai trò của tổ chức Hội.
Trong nhiệm kỳ mới, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Bình Định quyết tâm tạo chuyển biến trong đổi mới nội dung, phương thức, hiệu quả trong hoạt động. Xây dựng đội ngũ người làm báo cách mạng vững về tư tưởng chính trị, gioi về chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với xã hội, xứng đáng là đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hoa của Đảng. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng chiến lược về đào tạo nhà báo cả ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu phát triển của báo chí trong tình hình mới...
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo tỉnh Bình Định lần thứ VII nhiệm kỳ 2020-2015, ông Đỗ Nguyên Hùng tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bình Định nhiệm kỳ mới.
Xây dựng đội ngũ làm báo Thủ đô vững mạnh Ngày 25-7, tại Trung tâm Hội nghị Công đoàn (số 1, phố Yết Kiêu, Hà Nội) đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Nhà báo thành phố Hà Nội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội là dấu mốc quan trọng tạo khởi sắc trong hoạt động của các cơ quan báo chí Thủ đô giai đoạn tới; xây dựng đội...