Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục-đào tạo trong CAND
Thấm nhuần quan điểm, Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết về nhà giáo và công tác giáo dục, đào tạo trong CAND.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang tới dự Lễ khai giảng năm học 2014-2015 của Học viện Chính trị CAND ngày 16/11/2014. Ảnh: CAND
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, được vun đắp qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam với bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh là nghề cao quý; xã hội càng phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần, giá trị văn hóa, văn minh càng được đề cao thì vai trò của nhà giáo đối với xã hội càng được coi trọng.
“Thầy cô giáo tốt là những anh hùng vô danh”
Ông bà ta từng nói: “Không thầy đố mày làm nên”. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế – văn hóa”; “Thầy cô giáo tốt là những anh hùng vô danh”; cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nhấn mạnh: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”.
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên của Đảng và Nhà nước, những năm qua, công tác giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân (CAND) nói chung, xây dựng đội ngũ giáo viên các học viện, nhà trường CAND nói riêng đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh, hòa nhập với tiến trình đổi mới chung của nền giáo dục quốc dân, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND.
Các thế hệ nhà giáo CAND đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần đào tạo hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng CAND. Nhiều tấm gương nhà giáo tận tụy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo, vì học viên thân yêu là những biểu tượng cao đẹp để các thế hệ giáo viên, học viên mãi mãi noi theo, như Thầy giáo Phạm Tâm Long, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân), nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an); cố Nhà giáo Phạm Nghi, cố Nhà giáo Hoàng Mai, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân; cố Nhà giáo Trần Đức Trường, cố Nhà giáo Phạm Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân…
Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, phức tạp, đa dạng và khó dự báo. Các thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động chống phá với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, thâm độc, xảo quyệt; tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự rất nặng nề, trong đó lực lượng CAND giữ vai trò nòng cốt.
Giữ vững chữ đạo, trau dồi chữ tâm
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, phải đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản quyết định chất lượng, hiệu quả công tác công an. Đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn lực lượng CAND, trong đó đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò then chốt nhằm đào tạo, cung cấp bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng, vững về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, có kiến thức về khoa học – công nghệ, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Video đang HOT
Để thực hiện tốt sứ mệnh vẻ vang của mình, các thầy giáo, cô giáo phải luôn tự hào, phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng CAND, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”, xứng đáng là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giáo dục, đào tạo của ngành.
Mỗi thầy giáo, cô giáo cần nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề và to lớn của mình đối với việc dạy chữ, dạy người; tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, giữ vững chữ đạo, trau dồi chữ tâm; duy trì trật tự, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng nền nếp tự quản, tự giác, nếp sống văn hóa, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, luôn là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, ý chí học tập vươn lên; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa đam mê học tập, say mê nghề nghiệp, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, khát khao cống hiến cho lý tưởng cách mạng để học viên noi theo.
Giáo viên phải là người nắm chắc và vận dụng sáng tạo các quy luật dạy học, có hiểu biết sâu sắc về phương pháp học, phương pháp nghiên cứu khoa học, ham mê hiểu biết, khám phá cái mới; dạy cho học viên phương pháp học, phương pháp nghiên cứu. Trong giảng dạy, phải triển khai sâu rộng, duy trì thường xuyên, hiệu quả các phong trào thi đua dạy giỏi trong giáo viên và học tốt, rèn luyện tốt trong học viên, gắn với chấp hành nghiêm Điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ. Nhà trường phải thực sự là nơi có môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, giàu tính nhân văn, “Mỗi mét vuông trong nhà trường đều phải mang tính giáo dục”; cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải hành động theo khẩu hiệu “Tất cả vì học viên thân yêu”, tôn trọng, thương yêu chăm sóc nhau, cư xử theo nghĩa thầy trò, thắm tình đồng chí, đồng đội; xây dựng các học viện, nhà trường CAND thành “Nhà trường kỷ cương-Nhà giáo mẫu mực- Học viên tích cực”.
Mọi tổ chức, hoạt động trong nhà trường phải tuân thủ kỷ cương, kỷ luật, Điều lệnh CAND, coi đây là nền tảng tạo nên sức mạnh của nhà trường, góp phần nâng cao sức chiến đấu của lực lượng CAND. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, đề cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên trong việc thấm nhuần sâu sắc và thực hiện tốt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, từ đó xây dựng ý thức học tập, nâng cao trình độ, tích cực tham gia sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo của ngành. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý học viên thực sự mẫu mực, trong sáng, tận tâm, tận lực, gắn bó chặt chẽ với quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt của học viên, tích cực góp phần cùng đội ngũ giáo viên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Bên cạnh những kết quả, thành tích đáng biểu dương, nghiêm túc nhìn nhận, vẫn còn một số trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật, Điều lệnh CAND, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập, rèn luyện trong nhà trường. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trước hết là Ban lãnh đạo các học viện, nhà trường CAND cần tự giác gương mẫu làm tốt công tác tự phê bình và phê bình, không né tránh, thẳng thắn nhìn nhận hạn chế, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa. Thực tế cho thấy, ở trường nào, lãnh đạo nhận thức rõ về những hạn chế, thiếu sót và thực sự cầu thị, có biện pháp khắc phục, sửa chữa thì ở đó, chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng cao, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường. Mỗi học viện, nhà trường CAND cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường công tác quản lý theo tinh thần thượng tôn pháp luật, thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, tư cách đạo đức, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, chấp hành nghiêm Điều lệnh CAND.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đào tạo trong CAND
Để nâng cao hơn nữa chất lượng học tập và rèn luyện, cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, với nhu cầu sử dụng cán bộ, nhất là đào tạo sau đại học; thường xuyên cải tiến phương pháp quản lý phù hợp với mỗi cấp trình độ, loại hình và đối tượng đào tạo; chú trọng công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng, các hoạt động giáo dục truyền thống; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tế; tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, các hoạt động xã hội tình nguyện, nối nhịp cầu nhân ái giữa lực lượng CAND địa phương nơi đóng quân bằng những việc làm thiết thực; tăng cường tổ chức cho học viên tham gia các câu lạc bộ tin học, ngoại ngữ, pháp luật, võ thuật… nhằm bổ sung tri thức, nâng cao thể lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua đó, giúp học viên khi ra trường có kỹ năng sống, tác phong chính quy, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Công tác quản lý học viên cần quán triệt mục tiêu học tập, rèn luyện tư cách người Công an cách mạng theo “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”, xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, siết chặt kỷ cương, kỷ luật gắn với phát huy năng lực và sức sáng tạo của học viên; động viên, khen thưởng kịp thời, đi liền với kiên quyết xử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm kỷ luật.
Phát huy tính năng động, sáng tạo của học viên, khuyến khích học viên tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia giải quyết các vấn đề mà thực tiễn công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng đặt ra, thực sự là lực lượng dự bị sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Nghiên cứu thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo bảo đảm trung thực, khách quan về kết quả học tập của người học. Tăng cường thanh tra, giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát chất lượng đào tạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giảng dạy, học tập, quản lý học viên trong nhà trường CAND.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước về trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm túc các quy định về luân chuyển, đi thực tế đối với giáo viên để cập nhật kiến thức phục vụ giảng dạy trong nhà trường. Có kế hoạch cử giáo viên, cán bộ quản lý trẻ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ ở trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cũng như đội ngũ giảng viên đầu ngành ở các khoa, bộ môn. Phấn đấu để các học viện, nhà trường CAND ngày càng có nhiều giáo viên có khả năng giảng dạy được bằng tiếng Anh trong các chương trình đào tạo quốc tế.
Đổi mới cơ chế quản lý giáo viên theo hướng phát huy năng lực và sức sáng tạo cá nhân; thu hút cán bộ giỏi của các ngành, nhất là về lý luận chính trị, khoa học-công nghệ tham gia giảng dạy trong các học viện, nhà trường CAND; khuyến khích đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tích cực tham gia nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ; xây dựng nhà trường CAND thực sự là môi trường tốt để các nhà giáo có thể mang hết sức lực, trí tuệ, tài năng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của ngành.
Các học viện, nhà trường CAND cần tiếp tục quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học viên. Trong quy hoạch, xây dựng, phát triển nhà trường và đầu tư trang bị, phương tiện kỹ thuật dạy học, đều phải theo hướng hiện đại, có hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện điều kiện giảng dạy, làm việc của giáo viên.
Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các học viện, nhà trường CAND; phát huy trách nhiệm của các trường trọng điểm và khai thác có hiệu quả thế mạnh của từng trường, khắc phục tình trạng khép kín của hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Nghiên cứu cơ chế huy động sự đóng góp tích cực của Công an các đơn vị, địa phương vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng của các học viện, nhà trường CAND.
Công an các đơn vị, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các học viện, nhà trường CAND trong việc tổ chức cho giáo viên đi luân chuyển, học viên đi thực tế, thực tập, hoạt động ngoại khóa, giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, tư tưởng; cung cấp thông tin, tài liệu để giáo viên cập nhật những vấn đề mà thực tiễn công tác, chiến đấu đặt ra nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đối với giáo viên; có chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với yêu cầu xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm chủ trương giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu của Đảng, Nhà nước được thực hiện đầy đủ trong thực tế; quy định tuổi nghỉ hưu phù hợp nhằm tăng cường tiềm lực, phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ nhà giáo có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư và học vị Tiến sĩ đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong CAND.
Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường CAND ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp, trước hết là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Ngày 6/10/2014, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 70 năm công tác giáo dục, đào tạo và triển khai Chương trình nhiệm vụ năm học 2014- 2015 trong CAND, đồng thời ban hành Nghị quyết, Chỉ thị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đánh dấu sự phát triển của công tác giáo dục, đào tạo để cụ thể hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây là những căn cứ quan trọng, tạo tiền đề cho công tác giáo dục, đào tạo trong CAND đổi mới và phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua thách thức, khó khăn, đưa dân tộc sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.
Theo Báo Chính phủ
Những nghề nào sắp bị thất sủng ở Việt Nam?
Những nghề nghiệp sử dụng sức lao động chủ yếu có nguy cơ bị thất sủng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
1. Nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng thường phải làm những công việc như đánh máy, nhập dữ liệu.. Họ được trả mức lương 800.000 - 1.200.000 /tháng (theo khung lương tại Việt Nam). Chính vì vậy, việc số lượng người làm nghề này sẽ giảm đã được dự báo từ rất lâu và hiện mức độ suy giảm ngày càng rõ rệt. Nguyên nhân "thất sủng" là sự ra đời của dòng máy tính thế hệ mới do Microsoft sản xuất, có khả năng chụp được văn bản qua màn hình, sau đó tự xử lý, căn lề, chọn kiểu chữ bằng một phần mềm quản lý hành chính được lập trình sẵn.
2. Thư ký văn phòng
Điện thoại di động, máy tính xách tay và các phần mềm quản lý đang dần thay thế tới mức hoàn hảo những thư ký hay trợ lý trong văn phòng của các doanh nhân. Chúng có khả năng lập kế hoạch làm việc, nhắc nhở giờ hẹn, quản lý cuộc điện thoại... Chúng làm việc nhiều và "nói" ít hơn bất kỳ một thư ký hay trợ lý nào, đồng thời hiệu quả công việc thì không phải bàn, dù chúng không hề mở miệng đòi hỏi sự tăng lương.
3. Thu ngân
Hiện các siêu thị lớn tại Mỹ như WalMart, Central Mart... đều đã sa thải hàng loạt nhân viên làm công việc thu ngân để thay thế bằng một hệ thống tính tiền hiện đại. Vẫn chỉ là chức năng tính tiền, thối tiền và in hóa đơn... Nhưng máy móc hiệu quả hơn con người ở chỗ không bao giờ tính nhầm hay tính sót dù chỉ một xu lẻ, đồng thời chúng đáng tin cậy hơn con người ở các khoản thu chi.
4. Trực điện thoại
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ viễn thông đã cho ra đời những chiếc máy trả lời tự động với giọng nói... trong trẻo không thua gì các phát thanh viên thứ thiệt. Ngoài khả năng tự trả lời, các máy này còn có thể nhận diện được tên của các vị lãnh đạo cấp cao, từ đó làm công việc chuyển điện thoại lên các phòng ban bằng một chương trình lập sẵn, chuyên nghiệp và nhanh chóng.
5. Nhân viên tư vấn du lịch
Hiện nay, khách du lịch ngày càng dựa vào Internet để chuẩn bị cho mình trước mỗi chuyến đi. Họ có thể xem trước phong cảnh, in bản đồ, đăng ký khách sạn, đặt vé máy bay và mua các trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi chỉ bằng những cái nhấp chuột giản đơn thay vì phó mặc cho các nhân viên tư vấn du lịch. Ngoài ra, du khách ngày nay thích khám phá hơn, có đủ điều kiện và trang thiết bị để tự đi một mình thay vì phải bó mình trong các tour cố định của các công ty du lịch. Do vậy, nghề này chắc chắn sẽ sút giảm nghiêm trọng trong tương lai, bất chấp những nỗ lực tự đổi mới mình.
6. Thợ lắp ráp linh kiện điện tử
Các nhà sản xuất muốn sản phẩm của mình ngày càng chính xác và đa dụng hơn. Và họ buộc phải chi tiền sắm thêm các thiết bị tự động, các dây chuyền lắp ráp tối tân để đảm bảo độ an toàn tới từng chi tiết nhỏ nhất. Nhân công bình thường dẫu quen tay tới đâu cũng phải chịu thua những công nghệ mới như vậy, nên họ mất việc dần cũng là điều dễ hiểu.
Theo Kiến Thức
Những công việc được cho là nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam Thợ khai thác trong hầm mỏ, cưa bom, nuôi rắn độc, công nhân xây dựng, diễn viên xiếc mạo hiểm... là những công việc được cho là nguy hiểm hơn cả ở Việt Nam, đến thời điểm hiện tại. 1. "Nghề" cưa bom Theo số liệu năm 2012, nghề nguy hiểm nhất số một ở Mỹ là thợ cưa gỗ. Cứ 100.000 người...