Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh mong muốn Văn phòng Chủ tịch nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng công tác trao đổi thông tin, nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Lễ ký kết.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chiều nay (25/11), tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, việc ban hành và thực hiện Quy chế phối hợp sẽ giúp cho hai cơ quan thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Đánh giá cao công tác phối hợp giữa hai cơ quan trong thời gian qua, đặc biệt là những hoạt động thiết thực nhằm tăng cường, củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn bày tỏ niềm vui khi hàng năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước đều tham dự Ngày hội Đại đoàn kết nhân kỷ niệm Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam.
Đây là nguồn động viên to lớn cho đồng bào cả nước, góp phần phát huy truyền thống đại đoàn kết, tạo niềm tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Video đang HOT
Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam phát biểu tại Lễ ký kết.
Ông Trần Thanh Mẫn khẳng định hai cơ quan đã tích cực phối hợp các hoạt động tri ân, chăm sóc, thăm hỏi, động viên người có công với nước; kịp thời thăm hỏi, động viên ủng hộ đồng bào bi thiệt hại do thiên tai, bão lũ và có nhiều hoạt động góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, hai cơ quan cũng phối hợp cùng Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức nhiều hoạt đông đón Việt kiều về quê hương đón Tết, nhất là việc tổ chức Chương trình “Xuân Quê Hương” góp phần phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tinh thần “Đại đoàn kết dân tộc”.
Cho rằng công tác phối hợp trong giai đoạn tới đòi hỏi cần phải chặt chẽ hơn nữa để thực hiện đầy đủ nội dung Chương trình phối hợp đã đề ra, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn đề nghị hai bên cần tăng cường phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; lắng nghe ý kiến nhân dân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành Hiến pháp và pháp luật; thu hút đông đảo nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp thiết thực để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Ông Trần Thanh Mẫn tin tưởng việc ký kết và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp sẽ giúp hai cơ quan hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian tới.
Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan.
Khẳng định Lễ ký quy chế phối hợp hôm nay là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh mong muốn hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng công tác trao đổi thông tin, nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tham gia xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước mà công việc tới đây là tiếp thu, nghiên cứu, đóng góp xây dựng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị Văn phòng Chủ tịch nước chủ động phối hợp với UBTƯ MTTQ Việt Nam để tham mưu đề xuất với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về công tác Mặt trận nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường giao lưu, hợp tác phát triển giữa các đoàn thể chính trị – xã hội với bạn bè quốc tế bằng nhiều hình thức phù hợp, góp phần phát triển quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước đã chứng kiến ông Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam.
Quy chế phối hợp công tác giữa Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam gồm 15 điều. Phạm vi phối hợp tập trung vào các lĩnh vực như: Tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Thi đua khen thưởng; Tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giám sát và phản biện xã hội; Tổng hợp và xử lý ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm phán Tòa án quân sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định đặc xá và xét đơn xin ân xá giảm án tử hình; Hoạt động đối ngoại nhân dân…
Vân Thanh
Theo PLVN
Thấm đẫm tình ruột thịt anh em Việt - Lào
Ngược dòng lịch sử, quay về những năm 1945-1950, khi cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 Việt Nam giành thắng lợi và cùng thời điểm này, nhân dân các bộ tộc Lào cũng tiến hành đấu tranh giành chính quyền tại một số thành phố, thị xã (Viêng Chăn, Thà Khẹc, Xa Vẳn Na Khệt...).
Sau khi liên quân Việt - Lào được thành lập vào 30-10-1945 nhằm giúp đỡ lẫn nhau về mặt quân sự để chống kẻ thù chung, ngày 30-10-1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định các lực lượng quân sự của Việt Nam được tổ chức thành hệ thống riêng và được gọi là quân tình nguyện.
Ông Hồ Kỳ Minh trao tặng kỷ niệm chương và quà lưu niệm cho ông Viengxay Phommachanh (giữa), Tổng Lãnh sự nước CHDCND Lào tại Đà Nẵng.
"Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, nhưng hình ảnh về những chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam, về sự sát cánh Liên quân Lào - Việt, và về sự gắn kết quân nhân hai nước Việt - Lào vẫn luôn khắc sâu trong ký ức và tâm khảm của mỗi người dân chúng tôi", ông Viengxay Phommachanh - Tổng Lãnh sự nước CHDCND Lào tại Đà Nẵng đã phát biểu trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam giúp Lào, được tổ chức ngày 16-11. Ông Viengxay Phommachanh tri ân: Đón nhận sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào, những người lính xa quê ấy đã xem người dân Lào như người Mẹ, người chị, người anh em ruột thịt, họ luôn sẵn sàng lao vào giúp đỡ người dân bản làng trong sinh hoạt, lao động hàng ngày từ giã gạo, nấu cơm, trồng rau, đến hướng dẫn vệ sinh, xem bệnh.
Mồ hôi và xương máu của hàng vạn chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã hòa quyện cùng xương máu của "người anh em" Lào, đã viết lên trang sử hào hùng của cả hai dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có trên 50 vạn người con của dân tộc Việt Nam tham gia quân tình nguyện, phối hợp và phục vụ chiến đấu trên khắp các mặt trận của đất nước Lào. Chiến tranh kết thúc, những người lính tình nguyện trở về quê hương với đầy ắp kỷ niệm và nỗi nhớ dành cho các bà mẹ, cô gái và đồng đội Lào. Nhưng cũng không ít người trong số họ đã nằm lại trên mặt đất Triệu Voi thân yêu. "Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân các Bộ tộc Lào, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam anh em, đặc biệt là các chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu cho Đất nước và nhân dân các bộ tộc Lào", ông Viengxay Phommachanh nhấn mạnh.
Cũng tại buổi giao lưu, gặp mặt, ông Hồ Kỳ Minh, UVBTVTW, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Việt - Lào thành phố cho biết nhiệm vụ chính của quân tình nguyện Việt Nam là giúp Lào xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang và các căn cứ cách mạng, phát triển chiến tranh nhân dân đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã thực hiện "ba cùng" với dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm). Ba mươi năm kháng chiến trường kỳ khép lại, Việt Nam và Lào đã trở thành hai nước độc lập, thống nhất, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đất nước hòa bình chưa lâu, vào cuối năm 1976 đầu năm 1977, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lại đứng trước tình hình an ninh chính trị, chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa.
Trước tình thế đó, theo yêu cầu chính thức của Lào, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam một lần nữa đã trở lại giúp bạn. Gần đây nhất, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta, hai bên một lần nữa khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện. Ông Hồ Kỳ Minh đã vô cùng xúc động khi thấy nhiều bác, nhiều chú, nhiều anh mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn rất tâm huyết, gắn bó với đất nước Lào anh em, vẫn nhiệt tâm tham gia công tác xã hội tại địa phương, và là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo. "Đặc biệt, công tác của Hội Hữu nghị Việt Lào vẫn được các bác, chú, anh tham gia tích cực, truyền lửa cho thế hệ trẻ tiếp nối sự nghiệp xây đắp tình hữu nghị gắn bó keo sơn. Điều đó vô cùng đáng quý và đáng tự hào", ông Hồ Kỳ Minh chia sẻ.
LÊ ANH TUẤN
Theo CADN
Tập đoàn Cao su cần hướng đến một tập đoàn kinh tế quy mô lớn Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) trong lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng và Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam (28/10/1929 - 28/10/2019) tổ chức tại Công ty Cao su Phú Riềng, tỉnh Bình...