Nắng 40 độ không ngăn nổi những nữ gánh cá thuê
Dù nhiệt độ ngoài trời tại xã Ngư Lộc ( huyện Lộc, tỉnh Thanh Hóa) những ngày này vượt ngưỡng 40 độ C, nhưng những người phụ nữ chuyên gánh cá thuê vẫn bất chấp, ra biển mưu sinh.
Có mặt tại xã Ngư Lộc, (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), phóng viên chứng kiến cảnh nhiều nữ “ cửu vạn” đội nón, bịt kín khăn…gánh cá, tôm thuê từ thuyền vào.
Bà Nguyễn Thị Bảy (thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) chia sẻ: “Chúng tôi là người dân ven biển nên chủ yếu làm nghề ghánh cá thuê cho các chủ tàu khi cập bến. Cứ một lần khiêng một cái nồ tôm (thúng) hoặc nồ cá từ 70- 80kg từ dưới thuyền lên trên bờ đê được cỡ 5.000 đồng. Công việc tuy vất vả, nắng nóng nhưng cũng phải cố gắng để kiếm tiền mưu sinh”.
Những nữ cửu vạn gánh cá thuê mưu sinh ở tiết trời 40 độ C. Ảnh: Vũ Thượng
Cùng nghề làm thuê với bà Bảy, bà Hoàng Thị Duyến, ở thôn Nam Vượng kể: “30 năm làm nghề gánh cá thuê. Tuy năm nay nóng hơn nhưng chúng tôi vẫn chịu đựng được. Mỗi ngày gánh cố được 100.000 đồng”.
Được biết, công việc của những người phụ nữ nơi đây rất nặng nhọc, không kể thời gian, chị em ngư dân thường khiêng cá, tôm từ 5 giờ sáng đến 12h trưa, tùy theo thủy triều lên, xuốn). Có người vì khó khăn, ham việc tiếp tục quay lại làm đến tận đêm khuya mới về nghỉ.
Video đang HOT
Gánh cá thuê là công việc khá nặng nhọc. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Hải Năm – Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc cho biết: “Nghề khiêng cá thuê của địa phương mỗi khi có tàu thuyền đi khai thác thủy hải sản về đã có từ lâu. Đây cũng là một nghề phụ giúp bà con có thêm thu nhập. Dù thời tiết nhiều ngày nay nắng nóng kéo dài, có thời điểm lên 40 độ C nhưng các chị em phụ nữ vẫn không quản ngại”.
Theo Danviet
Đám rước dài 2km tại Lễ hội Cầu ngư huyện Hậu Lộc
Cứ đến ngày 21-24.2 âm lịch hàng năm, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) lại tổ chức Lễ hội Cầu ngư tại xã Ngư Lộc với nhiều cái nhất.
Lễ hội Cầu ngư tại xã Ngư Lộc diễn ra từ ngày 21-24.2 âm lịch hàng năm, là dịp để người dân Hậu Lộc nói chung và người dân xã Ngư Lộc nói riêng tưởng nhớ công đức to lớn của các vị thần linh và Đức Phật đối với đời sống của họ. Đây cũng là dịp để người dân gửi gắm những khát vọng về nghề đánh cá, ra khơi vào lộng được mưa thuận, gió hòa, trời yên, biển lặng, cuộc sống nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Năm nay, lễ hội diễn ra trong bối cảnh đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nên không khí càng thêm phấn chấn.
Đông đảo người dân vùng biển Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) về dự Lễ hội Cầu ngư. Ảnh: HĐ
Lễ hội gồm 2 phần. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với việc khai trống, khai chiêng, biểu diễn trống hội, nhạc lưu thủy, lễ yên vị, lễ cầu an, rước cỗ, rước kiệu, đặc biệt là nghi lễ rước thuyền Long Châu - biểu tượng linh thiêng nhất của Lễ hội Cầu ngư.
Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sôi nổi, mang đậm nét văn hoá truyền thống vùng biển như thi câu mực, đan lưới, cờ tướng, đập bóng, hát hò đối...
Bí thư Huyện ủy Hậu Lộc Nguyễn Văn Ấp đánh trống khai hội Lễ hội Cầu ngư. Ảnh: HĐ
Theo các cụ cao niên trong làng, Lễ hội Cầu ngư xuất phát từ Lễ hội Cầu mát của cư dân làng Diêm Phố. Lễ hội có từ khi làng mới thành lập vào thời nhà Hậu Lê, trải qua nhiều thế kỷ vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Các vị thần được thờ ở Lễ hội này là: Tứ vị Thánh Nương, Đông Hải Đại Vương, Nẹ Sơn Tôn Thần, Nam Hải Đại tướng quân... Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của xã, đồng thời cũng là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất vùng ven biển xứ Thanh.
Đám rước dài 2km. Ảnh: BTH
Hàng năm, Lễ hội Cầu ngư thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự với 81 dòng họ. 450 chiếc tàu đánh cá của xã Ngư Lộc đều về tham gia lễ hội.
Điều đặc biệt nhất, đám rước dài khoảng 2km và hàng trăm hương án của nhân dân bái lạy Long Châu suốt dọc đường rước về lễ đài, thể hiện lễ hội này là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, hưởng thụ, thực hành tín ngưỡng với lòng ước mong có cuộc sống tốt đẹp.
Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Cầu ngư, xã Ngư Lộc. Ảnh: HĐ
Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đó có Lễ hội Cầu ngư tại xã Ngư Lộc.
Theo Danviet
Nam tiếp viên đỏ mặt đỡ đẻ cho sản phụ trên tàu Đoàn tàu SE 6 chuyển động sau một hồi còi dài. Tàu chạy chậm, cẩn thận vượt qua những điểm giao với đường dân sinh trong thành phố. Trên tàu hành khách đang hướng về cửa sổ để cố nhìn hình ảnh của một thành phố bị bỏ lại sau lưng. Niềm vui đêm giao thừa Chúng tôi được tiếp viên đưa đến...