Nần vàng điều trị cơn đau nhức xương khớp
Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp rất cao, lên tới 60%.
Mùa đông có những đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại, đây càng là yếu tố nguy cơ dẫn tới người đau nhức xương khớp phải đối mình với các cơn đau do bệnh. Song, người bệnh yên tâm và hãy quẳng gánh lo bởi giải pháp đã có trong tầm tay bạn…
Bệnh của thời gian
Có nhiều nguyên nhân có thể giải thích được sự gia tăng đến chóng mặt các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là sự lão hoá của cơ thể. Tiếp theo là các điều kiện môi trường, xã hội, văn hóa không thuận lợi (ô nhiễm môi trường, lao động nặng nhọc, thời tiết thay đổi thường xuyên, kinh tế lạc hậu, trình độ văn hoá, nhận thức của người dân còn hạn chế). Đặc biệt là yếu tố lao động quá sức dẫn đến tê nhức xương khớp, đau mỏi khắp cơ thể… để rồi sau quãng thời gian lao động mệt nhọc đó, chúng ta mắc phải một số bệnh về xương khớp như: Thoái hoá khớp, loãng xương, đau cột sống thắt lưng, gút, ung thư xương. Có thể nói nôm na là thoái hoá khớp chính là hậu quả của quá trình lão hóa khớp, còn loãng xương chính là do lão hoá hệ thống xương của cơ thể… Khớp đau, sưng, giảm cử động, co cứng là những dấu hiệu thường thấy. Tuy đau nhức xương khớp không gây tử vong nhanh, nhưng nó lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và lao động. Nhiều người có thể bị những cơn đau bất thình lình hoặc khi thay đổi thời tiết, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối, khớp ngón chân, ngón tay cái. Khớp đau âm ỉ hoặc dữ dội làm ảnh hưởng đến sinh hoạt lao động, mất ngủ,… gây ra tâm trạng u buồn. Sau một thời gian, các triệu chứng trên dẫn tới hậu quả là làm mất chức năng của khớp, khiến người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt thông thường như: Đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, tập thể thao, mang nặng một chút đều khó khăn , hạn chế rồi chán nản và có thể mắc nhiều chứng bệnh khác.
Nần vàng chống viêm, giảm đau
Thông thường mỗi người bệnh đau nhức xương khớp đều tìm cho mình một loại thuốc có tác dụng nhất định. Các thuốc tây điều trị bệnh xương khớp thường có tác dụng phụ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Điều trị bằng Y học cổ truyền chiếm ưu thế lớn vì các tác dụng an toàn và hiệu quả. Xu hướng hiện nay, người dân muốn an toàn thường dùng các loại thảo dược vừa không có tác dụng phụ lại điều trị bệnh tận gốc. Đối với bệnh đau nhức xương khớp, Nần vàng tiên thảo được đánh giá cao hiệu quả điều trị.
TS lương y Nguyễn Hoàng đã kể, đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, ông có gặp một số người Dao và một cụ già chỉ cho tôi một dây leo cuốn, thân cây sắn, củ có màu vàng, nhấm có vị đắng và chỉ mọc ở độ cao trên 1500m so với mặt nước biển. Cụ bảo cây này quý lắm đấy, nhưng chỉ làm thuốc thôi không ăn được đâu, nó giúp một số cán bộ bụng to đã bé lại và chữa đau nhức xương khớp rất hiệu nghiệm… Trải qua 40 năm nghiên cứu của ông cùng với các giáo sư từ Viện Lão khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, trường đại học Dược Hà Nội… kết quả nghiên cứu dược lý cho Nần Vàng có tác dụng chống viêm mạnh, đa số bệnh nhân bị viêm, sưng khớp sau khi dùng thuốc đã khỏi. Nghiên cứu dược lý cũng cho thấy thuốc có tác dụng điều hòa nhịp tim.
Nghiên cứu khoa học cho thấy người bệnh sử dụng 2-4g cao Nần Vàng mỗi ngày giúp trừ thấp tiêu viêm, mặt khác lượng Cholesterol trong máu giảm đáng kể, đặc biệt là các cholesterol xấu (Mỡ xấu LDL), và có thể giảm được các nguy cơ bị mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là những bệnh của tuổi già dễ mắc. Sản phẩm Nần Vàng Tiên Thảo dạng với dạng dùng tiện lợi cho người sử dụng, từ dịch chiết 100% từ củ Nần vàng được bổ sung thêm các vị thuốc trong dân gian là Ngưu tất và Hoa Hòe giúp hạ mỡ máu, hạ huyết áp, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, là sản phẩm không thể thiếu để nâng cao sức khỏe người cao tuổi.
Thông tin cho bạn: Từ thành công của các nghiên cứu về cây Nần vàng, nhóm nghiên cứu trường ĐH Dược Hà Nội cho ra đời chế phẩm Nần Vàng Tiên Thảo với dạng dùng tiện lợi (viên nang và cốm tan) với công dụng: Cung cấp các hoạt chất quý từ thảo mộc, giúp giảm mỡ trong máu, tăng tính bền mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm đau nhức xương khớp.
Sử dụng tốt cho người:
1. Mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ.
Video đang HOT
2. Phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp (xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, nghẽn mạch, đột quỵ…)
3. Đau nhức xương khớp, thấp khớp, béo phì.
* Sản xuất: Công ty Dược Khoa – Đại học Dược Hà Nội (13-15 Lê Thánh Tông – Hoàn Kiếm – Hà Nội)
* Phân phối: Công ty TNHH dược phẩm Tân Bách Tùng (Miền Bắc: 04.39727304; Miền Nam: 08.66503456); Tư vấn: 091.9394000
Hà Linh (Nguồn: Công ty TNHH dược phẩm Tân Bách Tùng)
Theo 24h
Bệnh xương khớp - Khổ sở vô cùng!
"Mấy tháng trời chữa trị cũng là khoảng thời gian tôi phải nằm yên, gần như không chủ động làm được việc gì cả. Bệnh xương khớp ở tuổi này đúng là khổ sở vô cùng!", chuyên gia ẩm thực Nguyễn Doãn Cẩm Vân chia sẻ.
Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân từng phải nằm yên mấy tháng trời vì bệnh xương khớp
Trời lạnh càng bị nặng
Sống ở trong Nam, hưởng nắng ấm quanh năm, vậy mà cô Cẩm Vân từng khổ sở bởi phải nằm yên, gần như không chủ động làm được việc gì đến mấy tháng vì cúi xuống bê đồ sai tư thế, làm sụm người xuống, như có cái roi sắt quấy mạnh vào lưng.
Còn ở ngoài Bắc, chẳng cần bê đồ sai tư thế, thậm chí là chẳng làm việc gì nặng thì tình trạng đau nhức, tê buốt ở người già là chuyện thường ngày, đặt biệt là khi trời trở lạnh. Như trường hợp bà Nhung (73 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội). Bình thường bà vẫn than đau mỏi gối nhưng vẫn cơm nước, đi đó đi đây được nhưng đến đợt lạnh này thì dù nằm trên giường, bà cũng cảm thấy đau đớn không chịu nổi.
Còn anh Hưng (39 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì sau 1 thời gian nghe tiếng lục cục ở đầu gối thì đợt lạnh năm nay, anh bắt đầu phải chịu đựng những cơn đau đầu tiên cho mỗi bước đi.
Lỗi tại khớp "già nhanh"
Đau nhức, tê buốt khi đi lại, vận động; đau khi thay đổi tư thế, mang vác vật nặng, thậm chí cúi xuống, đứng lên, quay ngang... đều đau; cảm giác cứng khớp, co, duỗi, đi lại khó khăn... là những biểu hiện đặc trưng ở các bệnh nhân bị thoái hoá khớp.
"Ảnh hưởng đầu tiên của bệnh lý đó là làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nhân sẽ đau đớn và gặp khó khăn trong các công việc hàng ngày, thậm chí không thể lao động được bình thường. Nhiều người cảm thấy mất tự do và như người thừa khi không thể tự mình sinh hoạt cá nhân bình thường mà phải nhờ sự giúp đỡ của người thân, con cháu", TS. BS Đặng Hồng Hoa (trưởng khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E) cho biết.
Nguyên nhân là do tình trạng "già đi" của khớp. Khi sụn khớp bị lão hóa sẽ trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, lớp sụn ngày càng mỏng đi, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết...để trơ lại lớp xương ở bên dưới. Đồng thời, lượng dịch nhầy (dịch khớp) - có tác dụng bôi trơn các đầu khớp xương và sụn cũng dần cạn kiệt. Điều này khiến những khớp xương hoạt động không "trơn tru" và phát ra tiếng kêu...đó chính là nguyên nhân của những cơn đau ở người thoái hóa.
Ngoài ra còn là do chấn thương, làm việc quá nặng hay quá ít vận động...
Cần kiên trì trong điều trị
Do là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở người già và là bệnh mãn tính nên kinh nghiệm điều trị cả Tây y và Đông y rất phong phú.
Về tây y, người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc đặc trị, tiêm tại chỗ cho những trường hợp viêm cấp tính hay sử dụng các chế phẩm glucosamin, Chondrointin lâu dài... với tác dụng chính là giảm cơn đau, tăng sinh các chất có lợi cho khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc tân dược giúp giảm đau lại thường đi kèm với các tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng lâu dài.
Còn về đông y, theo BS Phạm Hưng Củng, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, do thuốc được điều chế từ cây, con có sẵn trong tự nhiên nên không có các tác dụng phụ nguy hiểm như tây y và tại hội nghị Khớp học toàn quốc lần VI vừa được tổ chức mới đây, BS Củng đã có báo cáo khoa học về "Hiện đại hóa Dược học cổ truyền và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp". Trong báo cáo này, ông cho rằng việc phát triển và ứng dụng Y học cổ truyền, cụ thể là phương thuốc từ rắn hổ mang, để điều trị các bệnh xương khớp là việc nên làm.
Cơ chế tác động tới khớp của rắn hổ mang khá rõ, đó là khả năng giúp cơ thể người hấp thu các axitamin có trong rắn tổng hợp các Proteoglycan, chất có tác dụng hấp thu nước và chất dịch đến nơi mà xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương, làm giảm đau viêm khớp và ngăn ngừa biến chứng, vì nó dần dần khắc phục sự tổn hại của xương khớp, giải quyết triệt để các chứng viêm.
Cơ chế là vậy, vấn đề chỉ còn là chứng minh tính hiệu quả của sản phẩm.
Đứng trước thực tế này, tại khoa Cơ - xương - khớp bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, do TS Nguyễn Mai Hồng làm trưởng nhóm đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên 50 bệnh nhân sử dụng thuốc cổ truyền có thành phần chính là rắn hổ mang, cao xương dê và 1 số thảo dược (Bách Xà) trong thời gian 3 tháng. Kết quả báo cáo tại hội thảo tổ chức tại Đại học Y mới đây cho thấy, so với nhóm đối chứng cho thấy tình trạng sưng, nóng, đỏ ở những bệnh nhân dùng đông dược giảm khá mạnh, trong đó triệu chứng sưng giảm tới 74%, còn triệu chứng nóng giảm 42% sau 3 tháng sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu cũng cho thấy Bách xà giúp giảm đau (chỉ số VAS - thang đau), cải thiện vận động (chỉ số WOMAC), tăng cường dịch khớp.
Như vậy, mặc dù còn cần phải có thêm những nghiên cứu dài hơi hơn nhưng "Bách Xà có thể kết hợp với các thuốc khác trong điều trị bệnh thoái hoá khớp về cột sống do có hiệu quả và an toàn trong điều trị và cần duy trì điều trị kéo dài để nâng cao hiệu quả điều trị", BS Nguyễn Mai Hồng đại diện cho nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận.
Bách xà vinh dự được Bộ y tế trao tặng Biểu tượng vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2012.
Thành phần: Cao rắn hổ mang; Cao xương dê; Độc hoạt; Phòng phong; Tang ký sinh; Đỗ trọng; Ngưu tất; Quế chi; Đương qui
Công dụng: Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Chân tay tê nhức, đau cột sống, đau vai gáy, đau cổ, đau thần kinh tọa, phòng ngừa nguy cơ thoái hóa xương khớp, đốt sống.
Liều dùng: Ngày uống 6 - 8 viên, chia 2 lần sau bữa ăn 30 phút.
Thời gian sử dụng: Nên dùng tối thiểu 1 tháng
Liên hệ tư vấn: 04. 3995. 3901
Website: www.benhxuongkhop.vn
Giấy phép QC: 616/2012/TNQC - ATTP
N. Hà
Theo Dân trí
4 dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng Khi cảm thấy cơ thể khó chịu hay xuất hiện các triệu chứng lạ bạn hãy nhanh chóng kiểm tra sức khỏe vì rât có thê đó là dâu hiêu cảnh báo bênh nghiêm trọng. 1. Đặt lưng xuống ngủ liền Dấu hiệu: Vừa nằm xuống vài phút sau đã ngáy liền, như thể ngủ rất say. Bênh có thê mắc: Hội chứng...