Nạn nhân da cam vẫn “gian nan” hưởng chính sách bảo trợ
Khi triển khai chính sách, Hội nạn nhân chất độc da cam Cần Thơ gặp nhiều khó khăn. Một số nạn nhân vẫn chưa được thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Cần Thơ được thành lập hơn 15 năm qua, với mục tiêu là chăm lo đời sống kinh tế các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Tuy nhiên, khi triển khai các hoạt động chính sách, nhiều khó khăn, vướng mắc vẫn còn tồn tại, nhất là một số nạn nhân vẫn chưa được thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Bà Võ Thanh Nga, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ hiện có hơn 4.270 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam. Trong đó, có hơn 1.040 nạn nhân không tự phục vụ được, 278 nạn nhân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. 15 năm qua, kể từ khi được thành lập, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin thành phố Cần Thơ đã vận động chăm lo cho nạn nhân thông qua các hoạt động: xây dựng, sửa nhà; hỗ trợ vốn vay không lãi, dạy nghề, tặng phương tiện đi lại; tặng học bổng cho con em nạn nhân; tặng quà vào các dịp lễ… với tổng trị giá 61,5 tỷ đồng.
Theo bà Võ Thanh Nga, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam thành phố Cần Thơ, mặc dù có nhiều kết quả khả quan về chăm sóc nạn nhân chất độc da cam, nhưng thực tế Hội vẫn tồn tại những khó khăn nhất định, đặc biệt là kinh phí, vật chất, nhiều chế độ, chính sách vẫn còn chưa phù hợp. Vấn đề này thành phố còn nhiều vướng mắc mà khả năng địa phương thì không thể giải quyết được: “Trong chỉ thị 14 của Bộ Chính trị có nói về tiếp tục quan tâm đến đối tượng chính sách người có công, có đặt ra vấn đề là chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 3. Chỉ thị ra đời nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có những hướng dẫn trong công tác rà soát, tiêu chí và mức hỗ trợ như thế nào”.
Video đang HOT
Gia đình có nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Theo thống kê, hiện nay thành phố Cần Thơ còn gần 80 nạn nhân là trường hợp thế hệ thứ 3 chưa được hưởng chính sách này, hầu hết là những gia đình khó khăn. Điển hình như trường hợp ông Trương Văn Em, hiện sống tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, từng tham gia chiến đấu tại lộ Vòng Cung. Hiện cháu ngoại ông là em Nguyễn Thanh Thảo đã hơn 15 tuổi cũng bị ảnh hưởng vẫn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ, nhiều năm qua gia đình ông gặp không ít khó khăn. Ông Trương Văn Em chia sẻ: “Gia đình khó lắm, đất vườn ít lắm, bây giờ không có đi mần gì được hết trơn đó, con cái và mình ở nhà”.
Ngoài thế hệ thứ ba, thì hơn 400 nạn nhân tham gia kháng chiến ở Cần Thơ vẫn chưa được thụ hưởng, có những trường hợp gửi hồ sơ 5 – 6 năm nay chưa được giám định để xét duyệt. Nguyên nhân là do trong quá trình lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, họ không lưu giữ đủ một số giấy tờ theo quy định bắt buộc.
Ông Trương Văn Dũng, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cho biết: “Đối với những người vẫn còn vướng hồ sơ chưa được giải quyết, thì hiện nay tất cả đều hoàn cảnh khó khăn. Tôi cũng đề nghị Bộ nghiên cứu bổ sung vào thông tư những giấy tờ chứng minh có tham gia kháng chiến nên đưa trợ cấp 290 là 1 trong những giấy tờ có tham gia kháng chiến”.
Có thể nói, các cấp Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố Cần Thơ những năm qua luôn tích cực, chủ động trong vận động nguồn lực xây dựng quỹ, tạo điều kiện chăm lo và giúp đỡ hội viên. Những hành động thiết thực này đã động viên tinh thần các nạn nhân, giúp họ giảm bớt mặc cảm, vượt qua những đau đớn về thể xác, tinh thần do bệnh tật gây ra, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên thành phố Cần Thơ hiện vẫn còn những khó khăn nhất định.
Bà Võ Thanh Nga, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da camthành phố Cần Thơ kiến nghị: “Tôi cũng rất mong là Chính phủ cũng chỉ đạo để mở rộng hơn cho các đối tượng tham gia góp ý cho việc sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công. Để việc ban hành Pháp lệnh được chặt chẽ hơn, chu đáo hơn, đáp ứng được nguyện vọng của đối tượng chính sách mà đang mắc những bệnh liên quan đến dioxin”.
Thành phố Cần Thơ hiện chỉ có hơn 80% nạn nhân chất độc da cam hưởng được bảo trợ xã hội. Thời gian tới, với những chính sách được ban hành, sửa đổi, bổ sung, mong rằng, nạn nhân da cam và gia đình của họ sẽ được trao cơ hội, có thể vươn lên làm chủ cuộc sống của chính mình, tạo công ăn việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ.
Hà Nội: Hỗ trợ xây, sửa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng cho 7.165 hộ nghèo
Đây là một trong những kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, toàn thành phố đã hỗ trợ xây, sửa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng cho 7.165 hộ nghèo.
Theo đó, đối với việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo không có khả năng tự xây dựng, sửa chữa nhà ở, từ năm 2016 đến năm 2019, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện hỗ trợ xây, sửa nhà ở xuống cấp, hư hỏng nặng cho 7.165 hộ nghèo từ nguồn ngân sách địa phương và vận động xã hội hóa. Năm 2018, thành phố ban hành kế hoạch riêng, mở đợt cao điểm vận động xã hội hóa và cho vay ưu đãi từ ngân sách, hỗ trợ cho 4.166 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt 103% so với kế hoạch đề ra. Sau năm 2018, việc hỗ trợ những hộ nghèo phát sinh nhà ở xuống cấp hư hỏng nặng do địa phương tự huy động hỗ trợ.
Liên quan đến hỗ trợ tiếp cận thông tin bằng đầu thu và đường truyền tiếp cận truyền hình số theo Đề án số hóa truyền hình cho hộ nghèo. Thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho 61.965 hộ nghèo tại 30 quận, huyện, thị xã, bảo đảm 100% hộ nghèo của thành phố được tiếp cận và sử dụng truyền hình số mặt đất. Đồng thời, Viettel Hà Nội đã tặng 2.500 điện thoại di động cho hộ nghèo các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức và Ứng Hòa.
Về hỗ trợ giáo dục, trên địa bàn thành phố: 100% học sinh có cha, mẹ thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí và được hỗ trợ chi phí học tập; 100% học sinh có cha, mẹ thuộc diện hộ cận nghèo được giảm 50% học phí theo đúng quy định của Trung ương. Năm 2019, HĐND thành phố ban hành chính sách hỗ trợ 100% học phí và chi phí học tập tối đa 36 tháng cho học sinh thuộc hộ nghèo sau khi thoát nghèo. Đây là chính sách thiết thực được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhằm vận động nhân dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo mà vẫn đảm bảo hỗ trợ cho học sinh trong học tập.
Trong công tác đào tạo nghề, trên địa bàn thành phố hiện có 370 cơ sở dạy nghề. Từ năm 2016 đến nay, đã đào tạo cho 761.514 lượt người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 85.047 lượt người. Với kết quả này đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 56,93% năm 2016 lên 67,51% vào năm 2019. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề năm 2019 là 90,4%,
Qua rà soát, 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được ngân sách thành phố hỗ trợ 100% mức đóng BHYT; người thuộc hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ 30% mức đóng. 100% trạm y tế cấp xã thực hiện khám, chữa bệnh BHYT, đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Đặc biệt, thành phố ban hành chính sách hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho hộ gia đình nghèo thoát nghèo trở thành hộ có mức sống trung bình trong thời gian tối đa 36 tháng để trợ giúp hộ đảm bảo được chăm sóc sức khỏe, góp phần giảm nghèo bền vững.
Cùng với đó, thành phố duy trì các chính sách hỗ trợ: Tiền điện cho 100% hộ nghèo của thành phố theo đúng quy định của Trung ương. Trợ cấp hằng tháng tại xã, phường, thị trấn cho trên 192.000 đối tượng bảo trợ xã hội, người chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố. Mức chuẩn trợ cấp hằng tháng là 350.000 đồng/hệ số 1. Tổng kinh phí trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội hằng năm khoảng 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, thành phố trợ cấp hằng tháng cho 3.000 người già yếu không có khả năng tự phục vụ và người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, mức trợ cấp 350.000 đồng/người/tháng; hỗ trợ hằng tháng cho 8.100 người là người cao tuổi cô đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà trong hộ không có người còn khả năng lao động, mức hỗ trợ bằng mức chuẩn nghèo của thành phố, giúp hộ có thu nhập ổn định để thoát nghèo.
Thành phố cũng đang phát triển mạng lưới cấp nước khu vực nông thôn, mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ người dân khu vực nông thôn, trong đó, có hộ nghèo được cung cấp nước sạch đạt 95-100%.
Vĩnh Phúc hỗ trợ thêm tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện Từ 1/8/2020, người dân tỉnh Vĩnh Phúc tham gia BHXH tự nguyện sẽ được ngân sách địa phương hỗ trợ thêm tiền đóng, theo Nghị quyết 03/2020 của HĐND tỉnh vừa ban hành. Theo đó, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ thêm bằng 30% mức phí đóng với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% mức phí với người...