“Nạn nhân” của căng thẳng Mỹ – Trung, ông chủ TikTok là ai?
Hôm 9.8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi việc Mỹ chuẩn bị cấm ứng dụng TikTok là “chiêu trò thao túng chính trị” và cảnh báo Washington không nên thách thức sự kiên nhẫn của Bắc Kinh nếu không muốn “gánh hậu quả”.
Mỹ đã nhiều lần cáo buộc TikTok là ứng dụng gián điệp của Trung Quốc (ảnh: NY Times)
Dư luận Trung Quốc đang sôi sục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra “tối hậu thư” buộc ByteDance phải bán nền tảng mạng xã hội video TikTok hoạt động ở Mỹ cho một công ty Mỹ hoặc bị cấm hoạt động.
Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ đang muốn “cướp trắng” thành quả của ByteDance bằng chiến thuật ép bán “kiểu mafia”, theo Thời báo Hoàn cầu.
Việc Mỹ ép ByteDance bán chi nhánh ở Mỹ của TikTok cho một công ty Mỹ là sự leo thang căng thẳng và chắc chắn nhận lại đòn đáp trả tương xứng từ Bắc Kinh. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, Mỹ có thể đẩy mạnh hơn nữa việc đàn áp các công ty Trung Quốc ở nước ngoài, Thời báo Hoàn cầu viết.
Hôm 3.8, ông Trump tuyên bố, ByteDance phải bán chi nhánh TikTok ở Mỹ cho một công ty của nước này trước ngày 15.9, nếu không muốn bị cấm hoàn toàn ở xứ cờ hoa.
Hơn 100 triệu người Mỹ đang sử dụng mạng xã hội TikTok.
“Mỹ không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào nhưng lại lạm dụng khái niệm về an ninh quốc gia, đàn áp một cách vô lý những công ty không phải của Mỹ”, Vương Văn Bân – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – phát biểu.
Tập đoàn Microsoft đang đàm phán thương vụ mua chi nhánh TikTok ở Mỹ của ByteDance.
Trương Nhất Minh – nhà sáng lập của ByteDance và TikTok – có lẽ là “nạn nhân” cuối cùng của vụ việc này, theo New York Times.
Ông Trương đang bị nhiều người chỉ trích trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc khi có ý định bán chi nhánh TikTok ở Mỹ cho một công ty Mỹ.
“Là một doanh nghiệp, chúng tôi không còn cách nào khác là tuân thủ quy định của Mỹ”, thông báo của TikTok viết.
Thông báo của TikTok cũng đề cập đến việc công ty bị cuốn vào cuộc canh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, ông Trương Nhất Minh đã “thiếu bản lĩnh” trước sức ép từ Washington.
Video đang HOT
“Nếu chúng ta không đáp trả, Mỹ sẽ ngày càng càng lấn tới. Mỹ có thể nhắm mục tiêu tới nhiều công ty khác của Trung Quốc. Chúng ta có thể nói với một công ty Mỹ rằng, họ phải bán hoạt động tại Trung Quốc cho chúng ta nếu không muốn bị cấm”, Shen Yi – chuyên gia Quan hệ Quốc tế tại Đại học Phục Đán – nhận xét.
Nhà sáng lập TikTok – ông Trương Nhất Minh (ảnh: NY Times)
Trước đó, ByteDance đã đề nghị thoái vốn chi nhánh TikTok tại Mỹ như một cách để cứu doanh nghiệp khỏi bị chính quyền của ông Trump “cấm cửa”. Theo đề xuất của ByteDance, Tập đoàn Microsoft sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tất cả dữ liệu người dùng TikTok tại Mỹ.
ByteDance cũng tìm cách giữ lại cổ phần tối thiểu của TikTok tại Mỹ nhưng chính quyền của ông Trump không đồng ý đề xuất này.
Ông Trương Nhất Minh sinh năm 1983 tại Phúc Kiến, Trung Quốc trong một gia đình công chức nhà nước. Từ nhỏ ông đã thể hiện sự hứng thú với kinh doanh và công nghệ.
Năm 2016, ông Trương bắt tay vào phát triển ứng dụng TikTok (được biết đến với tên Douyin ở Trung Quốc), cho phép người dùng có thể tự quay và chỉnh sửa video rồi chia sẻ lên mạng xã hội.
Năm 2018, công ty ByteDance do ông Trương sáng lập chi ít nhất 1 tỷ USD để mua lại Musical.ly, nền tảng cho phép người dùng chia sẻ công khai màn nhảy, hát của họ thông qua những video ngắn. Tiktok sau đó sáp nhập với Musical.ly và tạo ra một mạng xã hội lớn trên toàn thế giới.
Công ty ByteDance hiện được định giá hơn 100 tỷ USD. Ông Trương trở thành một trong những tỷ phú trẻ tuổi nhất Trung Quốc.
Trong một bức thư gửi cho nhân viên ByteDance hôm 2.8, ông Trương nói rằng, TikTok đã nhiều lần thay đổi để giải quyết mối lo ngại từ Mỹ. Tuy nhiên, việc phải bán chi nhánh là khó tránh khỏi.
TikTok hiện có khoảng một tỷ người sử dụng trên khắp thế giới. Giới chức Mỹ đã nhiều lần cáo buộc TikTok bị Bắc Kinh thao túng và sử dụng cho mục đích gián điệp.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng so sánh TikTok với Huawei và ZTE – 2 công ty Trung Quốc bị chính quyền ông Trump cáo buộc là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Nỗ lực hậu trường thuyết phục Trump giảm trừng phạt TikTok
Trump ban đầu khá quyết tâm cấm TikTok, nhưng các cố vấn đã thuyết phục ông rằng một thương vụ mua lại là lựa chọn hợp lý hơn.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham không hiểu rõ lắm về TikTok, chỉ biết rằng nó là một ứng dụng chứa những video chó biết chơi piano và mèo biết nhảy. Tuy nhiên, ông lại được giao nhiệm vụ thuyết phục Tổng thống Donald Trump từ bỏ lời đe dọa cấm TikTok, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc vô cùng thịnh hành với giới trẻ Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một buổi lễ ký kết ở Nhà Trắng ngày 4/8. Ảnh: Reuters.
Hôm 1/8, sau khi chơi golf cùng Trump, Graham đã thúc giục ông chủ Nhà Trắng xem xét lại lệnh cấm đối với TikTok. Lời thuyết phục của ông, theo thỉnh cầu từ Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cùng nhiều cố vấn Nhà Trắng chủ chốt khác, đã giúp ngăn chặn việc Trump ra quyết định cấm hoàn toàn ứng dụng này, điều mà không ít người cho rằng sẽ tạo ra một thảm họa chính trị.
Thay vào đó, ông dọn đường để tập đoàn Microsoft có thể mua lại TikTok và giữ cho những người trẻ tuổi trên khắp nước Mỹ, rất nhiều người trong số đó là cử tri tiềm năng, vẫn được sử dụng mạng xã hội với những video thú vị mà họ rất yêu thích. Nhưng trong mắt các cố vấn hàng đầu, động thái mới của Trump còn nhằm củng cố an ninh quốc gia và đem lại lợi ích khổng lồ cho một công ty Mỹ.
Trong bối cảnh triển vọng thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc gần đây trở nên kém hứa hẹn và Covid-19 tiếp tục làm chao đảo nước Mỹ, Trump đang tìm cách leo thang căng thẳng với Bắc Kinh trước thềm cuộc bầu cử tháng 11. Cuộc tranh cãi liên quan đến TikTok nổ ra giữa lúc các cố vấn của ông đang có chiều hướng nghiêng về các lợi ích kinh tế hơn là lợi ích an ninh quốc gia. Trong trường hợp này, những người ủng hộ việc Microsoft mua lại TikTok khẳng định thương vụ có lợi cho cả đôi bên.
Trong cuộc thảo luận với thượng nghị sĩ Graham, Tổng thống Trump cho biết ông đã hiểu được mối lo lắng của mọi người sau khi nhận được hàng loạt cuộc gọi đầy hoảng hốt liên quan đến vấn đề cấm cửa TikTok. Ông cuối cùng đồng ý nhân nhượng, cho Microsoft 45 ngày để đàm phán thỏa thuận mua lại.
Theo các quan chức am hiểu vấn đề, Bộ trưởng Mnuchin, cố vấn kinh tế Larry Kudlow, Bộ trưởng Tư pháp William Barr và cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway là những gương mặt nổi bật tham gia nỗ lực thuyết phục Tổng thống Trump ủng hộ thương vụ mua lại của Microsoft.
Các quan chức chính quyền tin rằng thương vụ mua lại TikTok sẽ ngăn chặn một lượng lớn dữ liệu của Mỹ bị rò rỉ sang Trung Quốc để giúp nước này phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, đồng thời sẽ mang lại một thắng lợi kinh tế cho nước Mỹ.
"Mnuchin là người khá cương quyết", một nguồn tin cho hay và thêm rằng Bộ trưởng Thương mại Mỹ từ lâu luôn tin tưởng những mối quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc sẽ là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Mnuchin và những người khác sau đó thuyết phục thêm Bộ trưởng Barr tham gia vào nỗ lực đảo ngược quyết định của Trump. Các luật sư chính quyền tin có thể tìm ra cách để hiện thực hóa lời đe dọa cấm của TikTok của Trump, nhưng thừa nhận rằng họ sẽ vấp phải một số rào cản pháp lý. Vậy nên, thương vụ mua lại TikTok rõ ràng là lựa chọn thay thế hợp lý.
Chiến dịch tranh cử của Trump cũng không đứng ngoài cuộc. Các cố vấn đã nói với Tổng thống Mỹ rằng việc cấm một ứng dụng phổ biến như TikTok có thể sẽ khiến các cử tri trẻ tuổi quay lưng với ông trong cuộc bầu cử sắp tới.
Hôm 2/8, giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella ra thông báo công ty sẽ tiếp tục đàm phán mua lại TikTok từ công ty mẹ ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh. Microsoft muốn mua lại hoạt động của TikTok ở Mỹ, Canada, New Zealand và Australia. Những phần còn lại sẽ vẫn do công ty Trung Quốc điều hành.
Ngày 3/8, Trump tuyên bố trước các phóng viên rằng TikTok sẽ bị đóng cửa ở Mỹ vào ngày 15/9 nếu Microsoft hay các công ty Mỹ khác không thể mua lại nó. Ông cho biết Bộ Tài chính cần được hưởng một khoản "hoa hồng" sau thương vụ. Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, họ không rõ Tổng thống Trump sẽ thực hiện điều này như thế nào và việc đó có phù hợp với đạo đức doanh nghiệp hay không.
Trước khi Trump đe dọa cấm cửa TikTok, Microsoft cho hay họ đã báo với Ủy ban Đầu tư Nước ngoài (CFIUS) về sự quan tâm của mình đối với nền tảng mạng xã hội chia sẻ video ngắn do Trung Quốc phát triển. Vậy nên, khi Trump đưa ra những lời đe dọa, các cố vấn Nhà Trắng và giám đốc điều hành Microsoft phải nhanh chóng thuyết phục ông dừng lại, theo hai nguồn tin am hiểu vấn đề.
Trump và một số thân tín như phó cố vấn an ninh quốc gia Matthew Pottinger hay cố vấn thương mại Peter Navarro xem TikTok là công cụ gián điệp và thu thập dữ liệu của Bắc Kinh, cho rằng nó sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận với lượng lớn thông tin của người dùng Mỹ. Các nghị sĩ ở cả lưỡng đảng đều đồng ý với đánh giá đó.
Hồi tháng 12, Lầu Năm Góc ban hành một hướng dẫn, khuyến cáo tất cả quân nhân xóa TikTok khỏi điện thoại di động. Các đơn vị quân đội nhanh chóng làm theo, cấm cài TikTok trên những điện thoại thông minh do chính phủ cấp.
Suốt nhiều tháng, các quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã gây áp lực lên chính quyền, thúc giục họ tìm cách cấm TikTok và chủ đề này cũng thường xuyên xuất hiện trong các cuộc họp chính sách, nơi thảo luận về những chiến lược thu thập thông tin và tình báo được Trung Quốc áp dụng, theo một cựu quan chức chính quyền.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ban đầu cũng lên tiếng đồng tình với đề xuất cấm TikTok, nhưng về sau, ông nhận ra mức độ phổ biến của ứng dụng này nên đã dần dần từ bỏ quan điểm cũ.
TikTok trong khi đó bác bỏ những cáo buộc liên quan đến hành vi gián điệp, thu thập thông tin, khẳng định dữ liệu của người dùng Mỹ vẫn chỉ được lưu trữ trên các server đặt ở Mỹ. Họ cũng cam kết không cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Trung Quốc khi được yêu cầu.
Phát biểu trước báo giới cuối tuần qua, Bộ trưởng Mnuchin cho hay CFIUS đã đánh giá ứng dụng và trình khuyến nghị về hành động đối với TikTok lên Tổng thống Trump. Tuy nhiên, ông không nêu khuyến nghị của CFIUS là gì.
Logo TikTok trên điện thoại di động. Ảnh: AFP.
Mnuchin thêm rằng Tổng thống Trump đang xem xét các lựa chọn khác, bao gồm buộc công ty mẹ của TikTok phải bán ứng dụng tại Mỹ hoặc cấm cửa TikTok dựa trên Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế.
Cố vấn Navarro, người được cho là phản đối thương vụ mua lại TikTok, hôm 3/8 bày tỏ hoài nghi về Microsoft.
"Một trong những công cụ tìm kiếm tồn tại được ở Trung Quốc là Bing và Microsoft sở hữu nó", ông nói. "Vậy nên, tôi thấy có điều mờ ám ở đây. Thêm nữa, nếu bạn ở Trung Quốc và thực hiện các cuộc gọi qua Skype, một sản phẩm khác của Microsoft, Trung Quốc cũng sẽ nghe chúng. Câu hỏi đặt ra là liệu Microsoft có thỏa hiệp với Trung Quốc không?".
Theo một nguồn thạo tin, nếu Trump nghiêm túc về việc bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và chống lại những hành động có hại trên không gian mạng mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiến hành, ông cũng cần phải xác định xem nên làm gì với những ứng dụng khác ngoài TikTok.
"Về mối lo âu của Navarro và những người khác rằng chúng ta không thể tin tưởng Trung Quốc bất cứ điều gì, nếu thế, chúng ta cần làm rất nhiều thứ hơn là chỉ cấm TikTok, thậm chí phải chia tách hoàn toàn nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc", Derek Scissors, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, bình luận.
Trump hứng chỉ trích vì đặt hạn chót với TikTok 29 Trung Quốc chỉ trích Mỹ ép bán TikTok Báo Trung Quốc nói không chấp nhận để Mỹ 'đánh cắp' TikTok 41
Trump hứng chỉ trích vì đặt hạn chót với TikTok Trump bị chỉ trích vi hiến và tống tiền khi yêu cầu TikTok phải đạt thỏa thuận bán lại cổ phần trong 45 ngày nếu muốn hoạt động ở Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3/8 tuyên bố ông chuẩn bị phê duyệt thỏa thuận bán cổ phần của TikTok, nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, cho Microsoft hoặc một...