Nan giải xử lý 15.000 tỷ đồng vay nợ làm nông thôn mới
Xem xét báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới sáng 5/10, các uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội chưa kịp vui với những thành tích ghi nhận đã phải đau đầu với câu hỏi, làm sao giải quyết hơn 15.000 tỷ đồng nợ đọng phát sinh dù yêu cầu đặt ra là phải xử lý dứt điểm khoản này trong năm 2017.
Nơi có phong trào dẫn đầu là nơi nợ nhiều nhất
Thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo với UB Thường vụ Quốc hội kết quả giám sát “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 – 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.
Đoàn giám sát ghi nhận kết quả, đến ngày 31/12/2015, cả nước có hơn 1.500 xã (chiếm hơn 17% tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới) và đến tháng 3/2016, có 1.761 xã (chiếm 19,7%).
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới sau quá trình giám sát.
Đáng chú ý là những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này, trong đó có vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản. Đây cũng là nội dung Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nhấn mạnh khi báo cáo thêm trước Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, đoàn giám sát đánh giá, mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường quản lý vốn đầu tư, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, các địa phương vẫn nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, có 53/63 tỉnh, thành phố có nợ đọng với số tiền khoảng 15.277 tỷ đồng.
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp, 3 khu vực có mức nợ đọng cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, miền núi phía Bắc. Một số địa phương có nợ đọng lớn như Bắc Ninh 1.631 tỷ, Thanh Hóa 1.547 tỷ, Thái Bình 1.232 tỷ, Vĩnh Phúc 919 tỷ, Nghệ An 887 tỷ, Hải Dương 879 tỷ, Ninh Bình 770 tỷ, Hà Nam 757 tỷ…
Báo cáo giám sát còn nêu rõ, cá biệt đã có địa phương mất khả năng thanh toán gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trường hợp được nhắc tới cụ thể là huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu với mức nợ xây dựng cơ bản 397 tỷ đồng.
Đoàn giám sát phân tích, số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc (Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ) là khu vực có phong trào xây dựng nông thôn mới dẫn đầu cả nước.
2 vùng này có số nợ đọng lớn nhất, chiếm tới 75,3% số nợ đọng của cả nước. Tổng số nợ đọng tại các xã đã được công nhận nông thôn mới chiếm đến 46,9% số nợ đọng của cả nước.
Video đang HOT
“Mặc dù, số nợ đọng này chỉ chiếm 1,8% so với tổng nguồn lực huy động cho Chương trình và chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện, tuy nhiên, tình trạng nợ đọng để lại hậu quả xấu và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng nông thôn mới” – báo cáo giám sát viết.
Đoàn giám sát đề nghị rà soát nợ đọng xây dựng cơ bản, có hướng giải quyết dứt điểm nợ đọng này trong năm 2017 và không để tái diễn tình trạng huy động vốn đầu tư vượt quá khả năng thanh toán dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với các địa phương còn nợ đọng xây dựng cơ bản thì không cho phép triển khai công trình xây dựng mới cho đến khi xử lý xong nợ đọng; chỉ phê duyệt dự án khi đã xác định được nguồn vốn. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư công, đấu thầu, không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thi công dự án nông thôn mới khi chưa được bố trí vốn.
Đoàn giám sát cũng gợi ý không xem xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đối với địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn nếu không xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản trong vòng 1 năm kể từ khi công nhận thì cấp có thẩm quyền xem xét lại việc công nhận.
Biện pháp mạnh hơn, cơ quan giám sát đề nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản.
“ Chạy đua” làm đường, xây nhà văn hoá thành ra vay nợ chồng chất
Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường nói về hiện tượng chạy đua làm đường, nhà văn hoá để được công nhận nông thôn mới.
Vấn đề khác được đề cập là hiện tượng các địa phương mới tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, chưa chú trọng đầu tư phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân và xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường; tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại một số địa phương chưa gắn kết với việc ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Theo báo cáo giám sát, vệ sinh môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí môi trường là tiêu chí đạt thấp nhất. Mặc dù, tiêu chí quy hoạch là tiêu chí đạt cao nhất trên phạm vi cả nước trong bộ 19 tiêu chí, tới 98,74% nhưng chất lượng và tính liên kết chưa đạt yêu cầu.
Thống nhất quan điểm này, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu thêm, tới đây sẽ rút kinh nghiệm để xây dựng nông thôn mới phải là hoạt động lâu dài, tổ chức dần cho phù hợp với thực tế. Vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, nâng cao đời sống cho người nông dân phải là mục tiêu quan trọng nhất…
Bộ trưởng Cường cũng thông tin, các cơ quan Chính phủ đang thiết kết lại khung khổ 19 tiêu chí theo 2 nhóm tiêu chí “cứng” và “mềm”. Tiêu chí cứng là thu nhập của người dân, là chỉ tiêu về vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn xã hội… nhất quyết buộc các địa phương phải thực hiện được.
Còn các tiêu chí về hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… được xếp là tiêu chí “mềm”, sẽ giao các tỉnh thành ban hành để phù hợp với thực tế tình hình trên địa bàn.
Việc này, theo Bộ trưởng Nông nghiệp là “để khắc phục những hạn chế vừa qua, các địa phương hầu như chỉ tập trung “chạy đua” hoàn thiện thiết chế hạ tầng cứng, để làng xóm nhìn khang trang, cuối cùng thành ra vay nợ chồng chất mà đó không phải mục tiêu cuối cùng chúng ta hướng đến, khuyến khích”.
P.Thảo
Teho Dantri
Chạy đua xây trung tâm Hành chính: Huyện nghèo xin đầu tư trăm tỷ
Dư luận đặt ra câu hỏi Nam Giang (Quảng Nam) có cần thiết liên tục di chuyển trung tâm hành chính hàng trăm tỷ đồng không trong khi người dân ở huyện vẫn còn rất nghèo?
30 năm, di dời 3 lần ?!
Mấy ngày qua, thông tin về việc huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) đang giải phóng mặt bằng để chuẩn bị di dời trung tâm hành chính từ Bến Giằng (xã Ca Dy) về thị trấn Thạnh Mỹ chỉ sau 10 năm sử dụng khiến dư luận xôn xao. Bởi, đây là huyện người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc còn nghèo, sống bằng sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, chỉ trong vòng 30 năm, trụ sở hành chính xây dựng và di dời 3 lần là quá lãng phí.
Trung tâm hành chính tại Bến Giằng
Nhiều bậc cao niên cho biết, trước đây, trụ sở hành chính của huyện nằm ở Bến Giằng. Chiến tranh kết thúc, Bến Giằng được đánh giá là không phù hợp để trở thành trung tâm của huyện, đặc biệt là việc di chuyển nhu yếu phẩm từ đồng bào lên vùng cao. Do đó, đến năm 1984, trung tâm hành chính được chuyển về thị trấn Thạnh Mỹ.
Trung tâm hành chính tại thị trấn Thạnh Mỹ chỉ mới sử dụng được khoảng 10 năm thì chính quyền địa phương lại lên kế hoạch cho chuyển về Bến Giằng. Lần này, lý do được đưa ra là nhà máy xi măng sắp xây tại thị trấn có thể gây ô nhiễm.
Quyết là làm, năm 2000, một lần nữa, trung tâm hành chính được di chuyển về địa điểm hiện tại. Hàng loạt công trình mới phục vụ cho trung tâm hành chính được xây dựng. Trong đó, có nhiều công trình như Kho bạc, trụ sở UBND chỉ mới khánh thành và đưa vào sử dụng khoảng chừng 10 năm. Hiện tại, những công trình này vẫn còn khá mới và khang trang.
Điều khiến dư luận xôn xao là trong khi huyện, người dân còn nghèo, có cần thiết phải liên tục di chuyển trung tâm hành chính như thế? Trong khi đó, từ Bến Giằng về đến thị trấn Thạnh Mỹ chỉ cách nhau 12 km. Nếu di chuyển thì cơ sở hạ tầng tại trung tâm hành chính đang sử dụng hiện tại rồi sẽ ra sao?
Sửa chưa sai lầm của lịch sử
Ông Alăng Mai (Chủ tịch UBND huyện Nam Giang) cho biết, việc xây dựng và di chuyển trung tâm hành chính mới đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết. Trong 5 năm, từ 2016 đến 2020, trung tâm hành chính mới sẽ lần lượt được xây dựng. Kinh phí dự trù là hàng trăm tỉ đồng. Việc di chuyển trung tâm hành chính là không lãng phí nhưng chỉ là một phần nhưng cần thiết trong việc góp phần phát triển lâu dài của huyện.
Vị chủ tịch phân tích, việc di chuyển trung tâm hành chính về Bến Giằng trước đây là sai lầm mang tính lịch sử. Bến Giằng khu vực dân cư thưa thớt, heo hút, khó có thể mở rộng quy mô, phát triển dân cư, kinh tế. Vùng này dễ bị nhấn chìm vì lũ lụt.
Dịch vụ của khu vực này cũng không phát triển. Nếu có người từ miền xuôi lên đây liên hệ công tác, công việc đến chiều vẫn không giải quyết xong thì họ phải vượt khoảng 10 km trở về thị trấn Thạnh Mỹ để lưu trú rồi mai vượt trở lại để tiếp tục... Sự bất cập của trung tâm hành chính đã kéo dài suốt hai nhiệm kì.
Trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy Ban nhân dân huyện Nam Giang
Sau khi di chuyển, trung tâm hành chính hiện tại sẽ được chuyển giao và trở thành trung tâm hành chính của xã Ca Dy. Sẽ không có chuyện đập bỏ gây lãng phí về cơ sở hạ tầng. Trong tương lai, khi thị trấn Thạnh Mỹ được chuyển giao lên thị xã hay đô thị loại 4 thì xã Ca Dy sẽ lên thị trấn.
Ông Đinh Văn Thu (Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) cho hay, việc di dời trung tâm hành chính huyện Nam Giang xuất phát từ chủ trương của Tỉnh ủy cũng như UBND tỉnh. Trong thời gian tới, văn phòng UBND tỉnh sẽ có thông tin cụ thể, trong đó có giải thích rõ ràng về việc tại sao cần thiết xây dựng trung tâm hành chính Nam Giang.
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu Trung tâm hành chính - chính trị Nam Giang bao gồm khu hành chính, văn hóa, thể dục thể thao. Phía Đông giáp núi cao, phía Tây giáp đồi trồng keo, phía Nam giáp núi cao, phía Bắc giáp Khe Điêng. Tổng khu vực lập quy hoạch là 85 ha. Trung tâm hành chính - chính trị huyện sẽ là khu chức năng làm động lực phát triển cho đô thị Thạnh Mỹ, xây dựng khu hành chính tập trung, khu trung tâm thương mại, khu văn hóa, thể thể dục thể thao cấp huyện và xây dựng các khu dân cư mới.
Theo_Người Đưa Tin
Vẫn còn nợ đọng 90 văn bản "Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, tuy nhiên trong tháng 8/2015, công tác này tiến triển còn rất chậm. Số lượng nợ đọng còn rất lớn, với 90 văn bản, tăng 51 văn bản so với tháng 8/2014". Tình hình nợ...