Nan giải vấn đề xử lý rác thải nông nghiệp
Các loại rác thải nông nghiệp, như: Vỏ bao bì phân bón, chai lọ, vỏ bao từ các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được xếp vào danh sách “rác thải nguy hại” cần phải được thu gom, xử lý.
Tuy nhiên, vấn đề này dường như chưa được các sở, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện.
Bể đựng các loại rác thải được xây dựng tại khu đồng, xã Vạn Thắng (Nông Cống).
Tại cánh đồng trồng các loại cây rau màu xã Xuân Vinh (Thọ Xuân), trên các bờ ruộng hay cạnh mương dẫn nước chúng tôi nhìn thấy những chai lọ, vỏ bao các loại thuốc BVTV mới được vứt vương vãi trên những vỏ bao khác đã bị cáu bẩn bởi bùn đất. Điều này chứng tỏ từ lâu việc thu gom những loại rác nguy hại này ở đây đã không được thực hiện. Điều đáng buồn là, thực trạng trên đã và đang diễn ra ở hầu hết các cánh đồng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có thống kê, đánh giá hay nghiên cứu nào về rác thải trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo ước lượng thì với diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, nên bình quân 1 ha sản xuất lúa thì mỗi vụ thải ra môi trường khoảng 1 đến 1,5 kg bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV; còn diện tích trồng các loại cây hoa, rau màu thì lượng rác thải ra có thể gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bao gồm túi nilon, chai nhựa, chai thủy tinh… phải được thu gom ngay về các bể chứa bố trí trên các khu vực đồng ruộng, tránh để tình trạng sau khi sử dụng (sau khi phun thuốc), người dân vứt bừa bãi trên đồng ruộng, bờ đường giao thông… gây ảnh hưởng đến mỹ quan và ô nhiễm môi trường đất, nước trong khu vực. Bể chứa vỏ bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng phải đặt tại các vị trí thích hợp, dung tích bể chứa khoảng 0,5 đến 1 m3 có nắp đậy kín, tối thiểu cứ 3 ha đất canh tác cây trồng hằng năm phải có 1 bể chứa hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV. Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom vào các bể chứa để chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định của chất thải nguy hại. Nghiêm cấm việc tráng, rửa các dụng cụ sử dụng để pha chế, phun hoặc chứa hóa chất BVTV ở các nguồn nước được dùng cho mục đích sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, vui chơi giải trí, thể thao, du lịch.
Video đang HOT
Để thực hiện những quy định về thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuyên truyền về sự nguy hại của các loại rác thải nông nghiệp đối với môi trường và con người, từ đó nâng cao ý thức cho bà con nông dân trong việc thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp. Vận động người dân bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông qua hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Các sở, ngành có liên quan cũng đã thực hiện các mô hình bể chứa rác thải tại một số cánh đồng trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, bố trí kinh phí để xây dựng các ô, bể chứa các rác thải nông nghiệp trong quá trình đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, mặc dù đã thực hiện các giải pháp để thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp, song do vấn đề này chưa được chính quyền các địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện, nên tình trạng tùy tiện xả rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng vẫn còn phổ biến và hiện vẫn đang tồn tại, tiếp diễn.
Tiến Xuân
Theo Baothanhhoa
Trồng khoai lang ở Vĩnh Long: 1ha 'gánh' 200kg thuốc bảo vệ thực vật
Một nông dân Vĩnh Long cho biết khi trồng khoai lang, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật nhiều gấp 2-3 lần tiền mua phân, mỗi ha khoai cần phun 200kg thuốc.
Chỉ tính bình quân một 1ha khoai lang trồng trong 4 - 5 tháng, nhà nông phải phun 200kg thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh, sùng ăn củ. Như vậy, với diện tích hơn 6.400ha khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long trồng trong ngần ấy thời gian, lượng thuốc BVTV đổ xuống cánh đồng khoai là rất khủng khiếp.
Thuốc gấp ba phân
Ông Nguyễn Văn Đời, người canh tác 3.500m2 khoai lang ở xã Thành Trung, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) nói: "Bây giờ trồng khoai lang, tiền mua thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh, sùng ăn củ nhiều gấp 2 - 3 lần tiền mua phân. Xuống giống khoai một hai ngày là bắt đầu phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh. Bình quân, một tuần một lần phun thuốc BVTV với liều lượng 1 - 1,5 kg thuốc /1.000m2. Một vụ khoai trồng 4 - 5 tháng thì 1ha sử dụng khoảng 200kg thuốc BVTV.
Mang bình đi phun thuốc BVTV về là bị nóng cả hai con mắt, ngứa toàn thân, phải mua thuốc uống. Đọt khoai lang thấy non nhưng không dám hái ăn hoặc cho heo ăn vì đã dính thuốc BVTV. Nước trong ruộng khoai thì thải ra sông mỗi ngày và theo đó dư lượng thuốc BVTV cũng trôi ra sông. Người có ít đất trồng khoai sống chung với thuốc BVTV đã đành, đằng này những người nghèo, không có đất sản xuất thì đạp trên thuốc BVTV để sống".
Anh Tuần, người làm thuê trên cánh đồng khoai lang huyện Bình Tân, Vĩnh Long chia sẻ: "Gia đình nghèo, không đất sản xuất, ai mướn làm gì thì làm nấy, ngán nhất là đi phun thuốc BVTV. Khoai lang chưa vào vụ thu hoạch, bà con kêu phun thuốc khoai liên tục vài ngày là không dám nhận. Tiếp xúc với mùi hôi của thuốc BVTV phòng trừ con sùng hại khoai thì rất độc. Biết độc nhưng vì cần tiền để lo gia đình, đành phải bịt mắt, bịt mũi làm. Bình quân một ngày phun xịt thuốc BVTV kiếm trên 200.000 đồng/người, hoặc phun một bình thuốc. chủ khoai trả 15.000 đồng cho người làm".
Sử dụng thuốc BVTV trong vùng trồng khoai lang.
Ông Ngô Văn Phúc ở xã Tân Quới, Bình Tân (Vĩnh Long), người trồng 4 ha khoai cho biết, với khoai lang, chi phí phân bón 1, thuốc BVTV phải gấp 2, 3 lần. Bình quân một tuần phun một lần, một vụ khoai 4 tháng tốn khoảng 15 triệu đồng/ha. Thuốc BVTV có đủ loại, hễ diệt được những loài côn trùng phá củ là phun, tưới. Kể cả thuốc của Trung Quốc không có nhãn hiệu hàng hóa cũng được dùng tưới cho khoai. Khi xuống giống là bắt đầu phun, đến khi thu hoạch mới ngưng phun thuốc BVTV diệt côn trùng hại củ.
Con gì cũng chết
Ông Lê Trung Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long, cho biết, thuốc sử dụng cho việc trồng khoai lang phun xuống ruộng tận diệt thủy sản. Con chạch, con lươn sống ở dưới lớp đất sình non cũng phải chui đầu lên mặt nước mà chết. Con rắn trung, loài bò sát có sức sống rất khá, cũng không sống nổi với thuốc sử dụng cho cây khoai lang. Thuốc sử dụng cho việc trồng khoai lang là loại chai vỏ nhôm, có loại không còn nhãn hiệu hàng hóa.
Ông Toàn nói dí dỏm nhưng đó là sự thật: " Những người quản lý ngành BVTV địa phương không hiểu thuốc sử dụng trong việc trồng khoai lang là thuốc gì, nhưng con chuột thì hiểu nên lũ chuột không dám sống trong ruộng khoai".
Qua tìm hiểu thực tế, người trồng khoai sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để phòng trừ côn trùng gây hại củ khoai lang trong đất có gốc rất độc, điển hình như chất Cypermethrin cực độc. Chính vì vậy mà các công ty thuốc BVTV đều nhập về để pha chế, sản xuất ra nhiều loại thuốc phòng trừ các loại sâu trên cây lúa, khoai lang, hoa màu và cây ăn trái.
Theo thống kê của Cục BVTV, năm 2011, các công ty thuốc BVTV nhập khẩu 2.120 tấn thuốc và tất cả đều được rải xuống đồng. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục BVTV ngưng cấp phép cho các công ty xin nhập Cypermethrin và phải tìm sản phẩm khác thay thế để hạn chế tối thiểu sự hiện diện của Cypermethrin trong môi trường.
PGS-TS Nguyễn Văn Huỳnh, nguyên giảng viên Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết, những loại thuốc dùng để phòng trừ sâu bệnh cho cây khoai lang có gốc khá độc. Trong việc nhà nông lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất khoai lang cũng như cây lúa, vai trò của cơ quan quản lý thuốc BVTV rất lớn.
Từ lâu nay, việc quản lý, đăng ký kinh doanh thuốc BVTV quá dễ nên doanh nghiệp tha hồ đua nhau đăng ký nhiều sản phẩm mới, nhưng lại thiếu khâu tập huấn kỹ thuật trong việc sử dụng thuốc sao cho hiệu quả. Đối với việc sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, sùng hại củ khoai lang, đã đến lúc các tỉnh phải quy hoạch hẳn một vùng trồng khoai có đê bao để kiểm soát vấn đề dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất, nước.
Theo VTC
Bán phân bón giả, kém chất lượng, 4 cửa hàng ở Củ Chi bị phạt 4 cửa hàng buôn bán phân vô cơ với hai mẫu phân bón kém chất lượng và một mẫu phân bón giả tại huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) đã bị xử lý vi phạm hành chính trong 8 tháng đầu năm 2019. Giám sát sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Trong 8 tháng đầu năm 2019, Trạm Trồng trọt...