Nan giải đối mặt với loạt bệnh về da ngày hè, nhất là da đổ dầu, bóng nhờn
Mùa hè là lúc làn da xuất hiện nhiều vấn đề nan giải, tuy nhiên việc làn da đổ dầu mất kiểm soát làm hội chị em muốn phát điên.
Thời tiết mùa hè oi bức, nhiệt độ tăng đều tỉ lệ thuận với nắng nóng kéo dài, làm làn da không chỉ mỗi phái đẹp mà cánh mày râu cũng khổ sở với các vấn đề như: da cháy nắng, nổi mụn, khô ráp, nám sạm,…và nhất là da đổ nhiều dầu, bóng nhờn.
Vấn đề này dường như không chừa một ai, bởi da đổ dầu không chỉ xảy ra ở những người thuộc loại da dầu, mà khi làn da bạn bị khô hoặc mất nước cũng sẽ điều tiết rất nhiều dầu. Cùng Eva điểm qua các vấn đề da gặp phải trong ngày hè để hội chị em biết mà tìm cách khắc phục.
Da cháy nắng
Mùa hè là lúc ánh nắng mặt trời xuất hiện nhiều và gay gắt nhất. Có lẽ ai cũng biết rằng tác hại nghiêm trọng của ánh nắng đối với làn da. Ngoài đẩy nhanh tốc độ lão hóa da, tia nắng còn gây ra tình trạng da cháy nắng.
Các triệu chứng chủ yếu là da đỏ ửng, ấm nóng khi chạm vào, đau rát, nổi mụn nước nhỏ hoặc rộp da.
Tùy theo mức độ, tình trạng này sẽ xuất hiện trong vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng, nhưng cũng có thể mất đến vài ngày.
Da bị mụn
Da bị đổ dầu, lên mụn là tình trạng chung của nhiều cô gái trong mùa hè. Có rất nhiều yếu tố gây ra mụn, chẳng hạn như tắc nghẽn lỗ chân lông, da bóng nhờn nóng trong người, chế độ ăn ngọt nhiều…
Video đang HOT
Vấn đề da thường gặp nhất chính là tình trạng mụn đầu đen và mụn đầu trắng, thậm chí mụn bọc hay mụn viêm cũng có thể xuất hiện.
Nhất là trong mùa hè, tia UV và ánh nắng gay gắt làm da đổ dầu nhiều hơn. Cách tốt nhất để chăm sóc làn da mụn là luôn giữ cho làn da được sạch sẽ.
Da khô ráp, sần sùi
Nhiều chị em thường có suy nghĩ, khi đổ nhiều dầu, mồ hôi sẽ không gây xảy ra tình trạng khô da vào mùa hè. Vấn đề này vẫn xảy ra với làn da bị mất nước. Da khô ráp, sần sùi quá lâu sẽ dẫn tình trạng mẩn đỏ, bong tróc da, xuất hiện nếp nhăn và vết chân chim.
Da khô ráp là vấn đề về da vào mùa hè ai cũng có thể gặp phải, bất kể phụ nữ hay cánh mày râu.
Để tránh tình trạng này trong ngày hè, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, sử dụng kem dưỡng khoáng chất và đừng quên tẩy da chết 2 lần mỗi tuần.
Da nám, sạm
Mùa hè ánh nắng sẽ kích thích sản sinh sắc tố da melanin, làm da đen sạm và không đều màu. Các hắc sắc tố có khả năng hấp thụ ánh sáng với dải quang phổ rất rộng. Chúng có vai trò như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da trước các tia tử ngoại. Có nghĩa, khi chúng ta càng tiếp xúc, phơi nắng nhiều, melanin càng được gia tăng để bảo vệ da, đồng nghĩa với việc da trở nên đen hơn.
Da bị sạm đen, nám do các hắc sắc tố mang tên melanin trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh việc sử dụng các dụng cụ tránh nắng như khẩu trang, áo chống nắng, ô, mũ…việc sử dụng kem chống nắng ngăn ngừa nám là điều bắt buộc bởi chỉ số chống nắng SPF50 /PA , giúp vô hiệu hóa tác hại của UVA, UVB, ngăn ngừa lão hóa, các bệnh lý về da.
Da đổ dầu, bóng nhờn
Vấn đề da đổ dầu không chỉ xuất hiện ở những quý cô da dầu mà với các nàng da khô cũng khó lòng thoát khỏi. Vì thế, đây là vấn đề mà đi từ Nam ra Bắc không chị em nào mà không rơi vào tình trạng da mặt bóng nhờn, đồ dầu.
Có thể bạn không biết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, khí hậu, nguồn nước có tác động mạnh mẽ đến tuyến dầu trên da. Một khi quan sát kĩ lưỡng, bạn có thể thấy rõ nhất là da sẽ tiết dầu nhiều hơn vào mùa nắng, hoặc trong môi trường ô nhiễm và nguồn nước không đảm bảo. Việc làm sạch da và chăm sóc sai cách, sử dụng sản phẩm không phù hợp trong mùa hè cũng làm da xấu đi, dễ bóng nhờn kèm nổi mụn.
Qua những yếu tố tác động lên làn da trong mùa hè, bạn cần quan sát các dấu hiệu sau để chắc rằng sẽ có biện pháp xử lý kịp thời cho làn da không còn bị đổ dầu hay bóng nhờn.
Làn da bạn thường có bề mặt da trở nên trơn bóng, da thường dày và không mịn; lỗ chân lông to, nhìn thấy rõ, sau khi rửa mặt xong cảm thấy sạch mịn hơn; da mặt thường bóng vào buổi trưa và khi mới ngủ dậy.
Việc bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, nhất là trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết. Ngoài việc hạn chế ra ngoài, dùng các đồ che chắn: mũ, kính râm, áo chống nắng… bạn cần sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi ngày để bảo vệ làn da, giảm thiểu những tác động xấu từ tia UV, uống nhiều nước, cấp ẩm đủ cho làn da. Chúc các bạn may mắn và có được làn da đẹp, khỏe mạnh trong suốt mùa hè nhé!
Thực hư tin đồn kem chống nắng có thể gây ung thư, ảnh hưởng nội tiết
Chuyên gia cho rằng, việc sử dụng kem chống nắng vẫn là biện pháp an toàn chống cháy nắng, đen da và ngăn ngừa lão hóa.
Những ngày gần đây, nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm kem chống nắng xu hướng tăng. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, kem chống nắng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và làm ảnh hưởng nội tiết.
Theo BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, có nhiều loại kem chống nắng trong đó phổ biến nhất là loại chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Trong đó, kem chống nắng vật lý thường không hấp thu vào cơ thể, còn kem chống nắng hóa học thì ngược lại.
Đối với kem chống nắng vật lý, gần đây các nhà sản xuất hạt nano giúp hạn chế hiện tượng tán xạ của nguyên liệu và kẽm oxit. Cách làm này lại đem lại lo ngại về sự hấp thu toàn thân của chúng lên làn da.
Vài nghiên cứu gần đây cho thấy, dạng nano của nguyên liệu (TiO2) và kẽm oxit (ZnO) không xâm nhập hoặc xâm nhập không đáng kể qua làn da lành lặn.
BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị Nội trú ban ngày, Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm khám cho bệnh nhân.
Còn kem chống nắng hoá học hầu hết chứa một hoặc nhiều thành phần khác nhau như avobenzone, oxybenzone, octocrylene, hoặc ecamsule (liều lượng 2mg/cm2 cho 75% diện tích cơ thể với 4/lần/ngày). Nồng độ các chất này đều vượt ngưỡng quy định 0,5 ng/ml.
Tuy nhiên, có thực trạng hầu như mọi người không thoa đủ lượng kem chống nắng như khuyến cáo. Ngoài ra, diện tích da sử dụng và số lần sử dụng của mỗi người thường ít hơn so với thử nghiệm... và các chất chống nắng hóa học khác 4 loại trên hầu như không hấp thu toàn thân.
Theo BS Tâm, người ta ước tính rằng nếu 1 người bôi kem chống nắng có chứa avobenzone với hàm lượng 2mg/cm2 trên dện tích da toàn bộ cơ thể cần 35 năm để đạt được nồng độ gây bệnh như trên chuột.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sử dụng kem chống nắng có chứa oxybenzone không làm thay đổi đáng kể chức năng nội tiết, sinh sản hoặc tuyến giáp. Không chỉ có vậy, kể từ khi phát hiện ra oxybenzone từ năm 1978 đến này chưa có tác dụng phụ toàn thân nào được phát hiện ở người.
Do vậy, BS Tâm cho rằng, mặc dù các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đây chỉ ra một số nguyên liệu có hại được sử dụng trong kem chống nắng, nhưng hiện các nhà sản xuất đều không còn được sử dụng nữa.
Nói một cách khách, những thành phần chống nắng gây tác dụng phụ toàn thân được nghiên cứu đầy đủ và cấm dùng cho tới hiện tại.
"Vì thế việc sử dụng kem chống nắng vẫn là biện pháp an toàn, hiệu quả để tránh cho da bạn bị bỏng, đen và hơn hết là giảm được nguy cơ lão hoá da, ung thư da sau này", BS Tâm khuyến cáo.
Cách phòng tránh bị bỏng da khi trời nắng cháy Mùa hè năm nay miền Bắc Bộ, Trung Bộ đã trải qua nhiều đợt nắng nóng với nền nhiệt độ lên cao tới 39-40 độ C. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe cơ thể bên trong thì giữ cho làn da khỏe mạnh, tránh bị bỏng, cháy nắng cũng vô cùng quan trọng. Đến trường mùa nắng nóng: Làm sao để đảm bảo...