Nạn cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập
Tuần trước, một phóng viên Hà Lan 22 tuổi bị những kẻ tự xưng là nhà cách mạng lao vào cưỡng bức tập thể ở Quảng trường Tahrir, Cairo. Hai năm trước, nữ phóng viên cao cấp của Mỹ bị đánh đập và hiếp dâm liên tiếp ngay giữa quảng trường.
Những vụ việc này chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh về góc tối vẫn thường xảy ra sau những cuộc cách mạng ở Ai Cập.
Nữ phóng viên Lara Logan, nạn nhân của vụ cưỡng bức tập thể tại Quảng trường Tahrir hồi năm 2011. Ảnh: CBS
Trong cuộc bạo động đầu tiên nhằm lật đổ cựu tổng thống Hosni Mubarak, người dân, mà cụ thể là nam giới nước này, đã coi việc cưỡng bức tập thể như một trong những hành động đầu tiên để ăn mừng chiến thắng. Và nạn nhân khi đó là Lara Logan, một phóng viên cấp cao của đài CBS, Mỹ. Cô được đưa tới bệnh viện sau khi bị bị một nhóm đàn ông quá khích đánh đập và cưỡng bức liên tiếp ngay khi đang làm việc tại Quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo.
Vụ việc từng xảy ra với Logan sau đó nhanh chóng bị Cairo lấp liếm và coi như một hậu quả vô tình từ đám đông bạo lực. Nhưng sự thật đằng sau câu chuyện đó thật ra còn nghiêm trọng hơn thế. Đó là hồi chuông cảnh báo về một đất nước, nơi niềm tin của người dân đều được hình thành từ một cơ sở: phụ nữ nên tránh xa những chốn công cộng.
Thực tế, những chiến thắng mang tính cách mạng ở Quảng trường Tahrir luôn đi kèm các vụ quấy rối và cưỡng bức tập thể. Đám đàn ông tự cho họ quyền được sàm sỡ, chà đạp và hành hạ phụ nữ, trong khi tất cả những gì giới chức có thể làm là nhún vai và đổ lỗi cho sự thiếu hiểu biết của các nạn nhân.
Bản thân phụ nữ Ai Cập phần nào cũng đã quá quen với sự bất công ấy. Trong mắt họ, thông điệp “ở nhà, chính trị không phù hợp với các người” có sức mạnh giống như một lời thôi miên.
Những vụ cưỡng bức mà nạn nhân là các nhà báo nước ngoài, như Lara Logan, chỉ đơn thuần là một cách để nhấn mạnh sự thật trên.
Video đang HOT
Các cuộc cách mạng ở Ai Cập vẫn chưa thể mang tới sự bình đẳng cho phụ nữ. Ảnh: AP
Nhiều văn bản từng được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 12 năm ngoái có nội dung cho rằng phụ nữ sinh ra chỉ để làm mẹ, làm vợ, làm chị em gái trong gia đình. Ngoài ra, xã hội Ai Cập không ghi nhận bất cứ vị thế nào khác của họ, cho dù những người này vẫn hàng ngày đóng góp cho GDP của đất nước.
Cách đây không lâu, Ahmad Mahmoud Abdullah, người thuyết pháp của giáo phái Salafi, trong một tuyên bố đã khẳng định rằng, việc biểu tình của phụ nữ ở Quảng trường Tahrir là “một hành động vô liêm sỉ”, và những người này “muốn được cưỡng bức”.
Chính những quan điểm cực đoan như vậy đã gián tiếp biến phụ nữ Ai Cập trở thành nạn nhân của những bất công. Theo một báo cáo của Tổ chức Bình đẳng giới, Liên Hợp Quốc, được công bố hồi tháng 5 vừa qua, 99,3% phụ nữ Ai Cập được phỏng vấn cho biết họ từng là nạn nhân của bạo lực tình dục. Những người này hầu như không tới bệnh viện, bởi không có các liệu pháp y tế dành cho họ. Họ cũng không cầu cứu tới cảnh sát, vì giới chức luôn coi những nạn nhân chẳng khác nào gái mại dâm.
Nhìn rộng hơn, những gì phụ nữ ở Ai Cập, cũng như phụ nữ ở các nước từng trải qua mùa xuân Arab, đang phải chịu đựng, phần nào đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về thực trạng xã hội ở Trung Đông và Bắc Phi, nơi còn xa mới vươn tới mục tiêu bình đẳng, dân chủ.
“Bạo lực tình dục là một cách để từ chối và ngăn cản các phóng viên đưa tin về Ai Cập. Đó không phải chuyện vô tình mà là cố ý”, nữ phóng viên Logan nói.
Theo VNE
Thế giới nói gì về việc Tổng thống Ai Cập bị lật đổ?
Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng đầu tiên trước thông tin Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Quân đội Ai Cập ngày 3/7 đã phế truất Tổng thống Morsi sau khi những người phản đối ông tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài cả tuần qua nhằm kêu gọi ông này từ chức. Ông Morsi đã bác bỏ tối hậu thư của quân đội nhằm giải quyết các bất đồng chính trị để chấm dứt khủng hoảng, dẫn tới sự can thiệp của quân đội hôm qua.
Ông Adly Mansour, nhân vật mới được bổ nhiệm là người đứng đầu Tòa án hiến pháp tối cao, đã được chỉ định làm tổng thống lâm thời của Ai Cập.
Phản ứng trước thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông "rất lo ngại" về diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập và kêu gọi nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho chính phủ dân sự.
Ông Obama cũng yêu cầu xem xét lại viện trợ quốc tế của Mỹ cho Ai Cập, mà theo luật pháp Mỹ là sẽ bị đình chỉ trong trường hợp một nhà lãnh đạo dân cử bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự.
Hôm qua, Washington đã yêu cầu sơ tán hầu hết các nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Cairo.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng bày tỏ lo ngại, kêu gọi sự bình tĩnh và kiềm chế tại Ai Cập.
Một phát ngôn viên cho hay ông Ban tin rằng người Ai Cập có "những lo ngại chính đáng", nhưng ông cũng quan ngại về việc quân đội phế truất Tổng thống Morsi.
"Điều quan trọng là phải nhanh chóng củng cố chính quyền dân sự phù hợp với các nguyên tắc của dân chủ", phát ngôn viên Eduardo del Buey của ông Ban nói.
Trong khi đó, bà Catherine Ashton, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, đã lên án tình trạng đổ máu tại Ai Cập, vốn làm gần 50 người thiệt mạng, và kêu gọi nhanh chóng khôi phục nền dân chủ.
"Tôi hối thúc tất cả các bên nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ, trong đó có việc tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống một cách tự do và công bằng, và phê chuẩn hiến pháp", Bà Ashton nói.
Anh đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về những diễn biến mới nhất tại Ai Cập.
"Tình hình rõ ràng là rất nguy hiểm và chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh bạo lực", Ngoại trưởng Anh William Hague nói.
"Anh không ủng hộ sự can thiệp của quân đội là cách thức để giải quyết các tranh cãi trong một hệ thống dân chủ", ông Hague nói trong một tuyên bố.
Ngoại trưởng Hague đã kêu gọi "các cuộc bầu cử sớm và công bằng, trong đó tất cả các đảng phái có thể chạy đua, và một chính phủ dân sự.
Còn phát ngôn viên Bộ ngoại giao Canada đã kêu gọi sự bình tĩnh, đối thoại giữa các đảng đối lập và khôi phục dân chủ.
Tuy nhiên, Quốc vương Ả-rập Xê-út Abdullah hôm qua đã bày tỏ ủng hộ đối với sự can thiệp của quân đội Ai Cập và chúc mừng Tổng thống lâm thời Mansour.
"Chúng tôi cầu mong Thượng đế giúp ông đảm nhận được trọng trách nhằm đạt được những kỳ vọng của người dân Ai Cập", Quốc vươngAbdullah nói.
Theo Dantri
Tổng thống lâm thời của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức Chiều nay ông Adli Mahmud Mansour, chánh án Tòa án hiến pháp Ai Cập, đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống lâm thời của nước này sau khi Tổng thống Morsi bị quân đội buộc phải ra đi. Trước sự chứng kiến của những người ủng hộ tại Tòa án hiến pháp Ai Cập, ông Mansour tuyên thệ: "Tôi...