Nạn chứng chỉ, bằng cấp giả, đã đến lúc cần gắn với mã QR?
Bộ Giáo dục thừa nhận, trong thực tế vẫn tồn tại việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả và làm giả văn bằng, chứng chỉ, phôi văn bằng, chứng chỉ đang là vấn nạn.
Hiện nay việc kiểm soát số lượng phôi bằng, chứng chỉ còn nhiều thiếu sót, dẫn đến việc tràn lan chứng chỉ, bằng cấp giả, cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý.
Trước thực trạng này, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án đổi mới cách thức cấp phôi bằng, phôi chứng chỉ, ứng dụng công nghệ số hóa dữ liệu, quản lý cấp bằng, chứng chỉ phải gắn với mã QR để có cơ sở kiểm soát, đồng thời xác định thời gian để việc số hóa dữ liệu về bằng cấp, chứng chỉ được hoàn thành, làm tiền đề cho việc kiểm soát công tác cấp bằng, chứng chỉ.
Liên quan đến nội dung này Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Hầu hết văn bằng, chứng chỉ là phản ánh đúng trình độ đào tạo của người được cấp bằng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả và làm giả văn bằng, chứng chỉ, phôi văn bằng, chứng chỉ đang là vấn nạn, việc kiểm soát tình trạng này cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng.
Ảnh minh họa: nguồn VTV
Nhằm góp phần khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện các giải pháp sau:
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tạo hành lang chính sách tốt hơn nữa đối với công tác quản lý văn bằng chứng chỉ nhằm gia tăng khả năng kiểm soát công tác này.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh điều này trong Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tích cực phối hợp với cơ quan công an để điều tra, xác minh, xử lý đúng quy định pháp luật các vụ việc liên quan đến làm giả văn bằng, chứng chỉ;
Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và tham mưu với Chính phủ sửa đổi Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo hướng tăng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm về làm giả, mua bán văn bằng, chứng chỉ;
Bổ sung chế tài về việc đình chỉ, thu hồi quyết định cho phép thực hiện việc thi và cấp chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục có vi phạm; ban hành 10 văn bản quy định mẫu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ;
Rà soát, sửa đổi và ban hành mới Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ; đã dừng việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C và thay bằng việc thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để quản lý chứng chỉ ngoại ngữ chặt chẽ hơn;
Tăng cường cơ chế giám sát, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với những vi phạm về quản lý văn bằng chứng chỉ; rà soát ở phạm vi rộng các loại văn bằng đào tạo liên kết để xác định các văn bằng không đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng đến quy trình đồng bộ, khoa học, thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong quản lý văn bằng, chứng chỉ, cụ thể:
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bằng, chứng chỉ; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bằng, chứng chỉ để phục vụ việc tra cứu, xác minh, đồng thời quy định các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng chứng chỉ phải công khai thông tin lên trang thông tin điện tử; các phôi văn bằng chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành được dán tem bảo hiểm chống giả; hồ sơ cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ được lưu trữ tại kho lưu trữ của Bộ,…
Mặt khác, nhằm triển khai hiệu quả Luật Giáo dục đại học (sửa đổi bổ sung), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc in, quản lý, cấp phát, sử dụng phôi và cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa vấn nạn nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ theo số lượng do các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đăng ký trên cơ sở số liệu báo cáo phải đầy đủ, đảm bảo pháp lý.
Vụ phản đối trưởng khoa, 11 giáo viên xin thôi việc: Tiếng nói người trong cuộc
11/18 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV TPHCM), ĐHQG TPHCM cho rằng họ rất đau lòng khi "dứt áo" ra đi song họ không thể tiếp tục ở lại bởi cách hành xử của nhà trường.
Trong khi đó, phía Trường ĐH KHXH&NV TPHCM khẳng định họ làm đúng quy trình và đã tìm người để thay thế những giảng viên nghỉ việc ở trên...
Mặc dù, lùm xùm ở khoa Hàn Quốc học đến nay vẫn chưa có hồi kết nhưng có thể thấy rõ, nhà trường đã chọn cách giữ lại trưởng khoa thay vì 11 giảng viên nêu trên.
Trường khẳng định làm đúng!
Trong thông cáo gửi báo chí liên quan đến vụ việc này, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM khẳng định đã làm đúng quy trình khi bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai làm trưởng khoa Hàn Quốc học. Trường cũng đã báo cáo Thanh tra Chính phủ và ĐHQG TPHCM.
Theo nhà trường, TS Nguyễn Thị Phương Mai đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa theo quy định như: Tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành giáo dục tiếng Hàn và thạc sĩ chuyên ngành Hàn Quốc học tại Trường ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); có đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ ĐH như chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ ngoại ngữ....
Từ năm 2003, TS Mai đã tham gia giảng dạy tại Khoa Hàn Quốc học và thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước. Bà Mai còn có kinh nghiệm quản lý ở vị trí trưởng bộ môn và phó trưởng khoa trước khi được bổ nhiệm trưởng khoa. Quy trình bổ nhiệm trưởng khoa được triển khai công khai, minh bạch tới toàn thể viên chức - người lao động của Trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, giám sát của Công đoàn trường, đại diện Ban chủ nhiệm Khoa đương nhiệm, đại diện Chi ủy, Chủ tịch Công đoàn bộ phận Khoa, đại diện Phòng Tổ chức - Cán bộ và sự tham gia của toàn thể viên chức - người lao động trong Khoa. Trong buổi lấy thư giới thiệu để bổ nhiệm trưởng khoa, bà Mai đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất của tập thể viên chức và người lao động...
Về việc bà Phương Mai có 4 con và 2 quốc tịch là Việt Nam và Hàn Quốc, sau khi viện dẫn các luật như Luật Quốc tịch, Luật Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng, Pháp lệnh dân số... Trường cũng khẳng định không làm trái pháp luật khi bổ nhiệm bà Phương Mai.
Về việc tổ chức giảng dạy thời gian tới, ThS Trần Nam, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường cho biết, do các giảng viên đều đã có đơn xin nghỉ việc và nhà trường đã giải quyết theo nguyện vọng nên không xếp lịch dạy nữa.
Theo ông Nam, đến ngày 3/3, trường đã ra 3 quyết định chấm dứt hợp đồng. Các trường hợp còn lại, nhà trường đang giải quyết tuần tự. "Việc các giảng viên nghỉ việc là điều nhà trường hoàn toàn không mong muốn, vì họ đều là những người gắn bó lâu năm với trường. Nhà trường đã xử lý vụ việc này căn cứ trên các quy định và xác minh rất kỹ lưỡng. Các cấp lãnh đạo nhà trường cũng đã nhiều lần trao đổi, tiếp xúc với các giảng viên này. Các quyết định, kết luận về vụ việc không phải của cá nhân hiệu trưởng mà của tập thể lãnh đạo nhà trường sau rất nhiều cuộc họp" ông Nam thông tin.
Cũng theo ông Nam, để đảm bảo đúng tiến độ và chủ động trong công tác giảng dạy, Khoa Hàn Quốc học phải bố trí giảng viên khác đứng lớp thay những người đã nghỉ việc. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục giải quyết cho thôi việc, trường vẫn mời họ thỉnh giảng theo năng lực chuyên môn nếu họ đồng ý.
Giảng viên bức xúc!
Theo thông tin PV nắm được, ngày 25/1, 12 giảng viên nộp đơn tập thể xin nghỉ việc (sau đó 1 người xin chuyển công tác sang khoa khác). Trong đó có 1 phó trưởng khoa, 3 người là quyền trưởng bộ môn, 3 người là nguyên phó trưởng khoa cùng 5 giảng viên khác là các Tiến sĩ, Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ cơ hữu của khoa Hàn Quốc học. Người gắn bó với khoa lâu nhất là 23 năm, người ít nhất cũng 5 năm.
Cùng thời điểm này, các giảng viên này cũng nộp đơn gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT để tiếp tục phản ánh, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm TS Nguyễn Thị Phương Mai cũng như cách điều hành khoa của bà Mai.
"Các giảng viên chúng tôi là những người đã gắn bó cùng khoa Hàn Quốc học nhiều năm qua, cùng xây dựng khoa từ một Bộ môn trực thuộc Khoa Đông phương thành đơn vị đào tạo Hàn Quốc học có vị thế cả trong và ngoài nước như hiện nay. Tuy nhiên, từ khi bà Nguyễn Thị Phương Mai về khoa Hàn quốc học thì mọi thứ thay đổi theo hương xấu đi mà cái chính là do cách quản lý thiếu năng lực, thiếu dân chủ...", một giảng viên bức xúc nói.
Theo giảng viên này: "Nếu nói chúng tôi vô kỷ luật, họp hành không đâu vào đâu nên cần phải siết chặt là thiếu căn cứ bởi nếu có điều đó thì làm sao khoa Hàn Quốc học lại ngày càng nổi trội, phát triển vững mạnh như ngày hôm nay. Việc cho rằng chúng tôi chống đối trưởng khoa chỉ vì quy định đi họp trễ 15 phút coi như vắng là rất oan, chúng tôi dạy tiếng Hàn, làm việc với đa phần người nước ngoài nên rất coi trọng việc họp hành đúng thời gian".
Một giảng viên khác có thời gian làm việc ở khoa Hàn Quốc học hơn 20 năm nói: "Nhiều giảng viên hiện tại và kể cả trưởng khoa cũng là học trò, là đàn em của tôi nên sự việc diễn ra ở khoa Hàn Quốc học ngày hôm nay khiến tôi rất đau lòng, nhưng không thể khác, chúng tôi không thể ở lại ", giảng viên này nói.
Khi PV đặt câu hỏi về việc có hay không việc tranh chấp chiếc "ghế" trưởng khoa thì nhóm giảng viên này khẳng định "không có". "Ngay từ đầu, chúng tôi đã nhận thấy cô Phương Mai không đủ năng lực làm trưởng khoa nhưng vẫn kỳ vọng cô sẽ có những thay đổi, sẽ cùng nhau phát triển khoa nhưng sự việc không như vậy, cách quản lý của cô Mai ngày càng làm mọi người bất đồng, không chú trọng đến nâng cao chất lượng nên chúng tôi phản đối", một giảng viên nói.
Đừng trách Bộ Giáo dục Bộ Giáo dục đã nỗ lực trong việc xin chuyển hình thức đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp sang hình thức học bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên... Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01;02;03;04/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng...