Nạn “cái bang” ở chốn thị thành
Mỗi năm có hàng trăm người (trẻ em chiếm hơn 80%) ở khắp nơi đã tràn vào TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) để hành nghề ăn xin. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho chính quyền sở tại.
Nhan nhản “ cái bang nhí”
Buổi sáng, chỉ cần đi một vòng quanh các ngả đường Hùng Vương, Tôn Đức Thắng, Trần Cao Vân, Phan Châu Trinh của TP.Tam Kỳ là chúng tôi đã gặp cả chục đứa trẻ đang đi ăn xin. Những đứa trẻ mới 3- 4 tuổi đen nhẻm, đầu tóc cháy sém vì nắng. Có đứa còn chưa biết đi, nằm trên lưng chị ngủ li bì. Hành trang là một chiếc túi cước trong đựng mấy ổ bánh mì, tiền lẻ xin được, chiếc ca nhựa cáu bẩn. Mỗi lần gặp khách, các em quỳ xuống lạy mấy cái rồi nói mấy câu đã được người lớn bày cho: “Cô (chú) cho con xin ít tiền”.
Tuổi thơ của những đứa trẻ này sẽ đi về đâu nếu như các cơ quan ban ngành không có biện pháp kịp thời
Địa điểm mà các “cái bang nhí” này thường xuất hiện là những nơi công cộng, đông người dễ xin tiền. Hành trình một ngày đi xin bắt đầu từ 6h sáng, vòng vèo qua các con phố và trở về nhà lúc 9h đêm. Nói là nhà nhưng thực chất đó là những vỉa hè, lùm cây, căn chòi dựng tạm bợ trên mảnh đất hoang. ở những góc nhớp nháp, ô nhiễm của các khu chợ rải rác trên địa bàn TP. có nhiều gia đình sống quây quần bên nhau, khi nhìn vào chẳng nhận ra ai là cha, là mẹ bọn trẻ.
Vào những ngày không mưa gió, những bà mẹ này có khi địu thêm đứa nhỏ rồi dẫn vài đứa lớn đi ăn xin. Nhưng chủ yếu họ ở nhà đánh bài và nhẫn tâm xua những đứa trẻ tội nghiệp ra đường. Một bà mẹ cho biết: “Ở ngoài kia (ngoài Bắc) đói không có gì làm nên vào đây ăn xin. Tụi tôi nhiều lần bị gom rồi nhưng vẫn phải đi ăn xin thì mới có ăn”.
Đa số những người lớn sống ở đây đều đã từng bị gom trả về quê 4-5 lần. Tuy nhiên sau đó, họ lại tiếp tục quay lại hành nghề trở lại. Trong vô số đứa trẻ đi ăn xin, có những đứa sinh ra từ kết quả của các cặp vợ chồng lang thang không hôn thú, không giấy tờ tùy thân, bản thân chúng cũng chẳng biết cha mẹ mình là ai.
Bà Lê Thị Năm ở phường An Sơn cho biết: “Bọn trẻ lăn lóc lớn lên tự nhiên như cây cỏ. Nhờ trời chúng không ốm đau, bệnh tật nhiều nhưng cứ còi cọc, quặt quẹo đi. Thương lắm nhưng chúng tôi cũng chả biết làm sao, mong các cấp chính quyền để tâm cứu mấy đứa trẻ tội nghiệp này”.
Cần chung sức giải quyết triệt để
Video đang HOT
Hầu hết những “cái bang nhí” đều sống vật vạ, chui rúc trong các xó xỉnh, lề đường, khi nào đói thì chúng lấy tiền xin được mua bánh mì, trái cây để ăn, mệt thì ngủ vật vạ bên góc chợ, ghế đá công viên, thảm cỏ và thậm chí là lề đường. Không chỉ ở các khu chợ mà ngay cả trung tâm TP.Tam Kỳ, tại các giao lộ, cây xăng, đều có “cái bang nhí” xuất hiện với số lượng đông đúc.
Ở vòng xoay đường Tôn Đức Thắng và Hùng Vương, ngày nào cũng có 2-3 đứa trẻ khoảng 4 đến 10 tuổi trần truồng, đứng nằm vật vạ trên lề đường xin tiền. Cách đó không xa, có hai phụ nữ luôn đưa mắt trông chừng chúng. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là hai người chăn dắt bọn trẻ. Đến khoảng chập tối họ đưa nhau về ở một căn nhà trọ nằm trên khu đất trống sát đường Trần Cao Vân nối dài (thuộc phường Trường Xuân) để nghỉ. ở TP.Tam Kỳ ước tính có đến vài chục nhân khẩu kiểu này.
Đối phó với vấn nạn ăn xin đã và đang là vấn đề nan giải đối với TP.Tam Kỳ bởi không thể giải quyết một sớm, một chiều, mà cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành nhằm mang lại hiệu quả lâu dài, tránh tình trạng tái ăn xin.
Trao đổi với chúng tôi, đại tá Vũ Đình Diêm (Trưởng Công an TP.Tam Kỳ) cho hay: “Hàng năm, nhất là vào những dịp tết đến, công an thành phố đã phối hợp với công an địa phương (nơi các em sinh sống) triển khai, vận động và đưa các em hồi hương nhưng nhìn chung công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn. Phần vì khó quản lý hết đối tượng (vì người ăn xin chủ yếu sống theo kiểu nay đây mai đó), phần vì hoàn cảnh gia đình các em khó khăn nên nhiều người cha, người mẹ lại động viên con em mình đi ăn xin”.
Theo Người đưa tin
Bài 1: Đội quân 'cái bang' kỳ lạ vùng sông nước
Chiếc xe khách Tân An - Mộc Hóa vừa dừng lại, đứa bé gái trạc 12 -13 tuổi, nước da đen nhẻm địu một bé khác chừng 2 tuổi nhanh như sóc vọt lên trước tiên. Đến từng hàng ghế, không nói một lời bé gái chìa cái ca uống nước ra trước mặt khách xin tiền.
Điều lạ trong quán cà phê
Chúng tôi có mặt tại quán cà phê góc ngã tư Lộ Mới (P.6, TP.Tân An, Long An) trên quốc lộ 62.
Quán không đông nhưng có lẽ không bao giờ vắng vì đây là nơi dừng chân chờ xe tiếp tục hành trình.
Sát lề, nhiều quầy hàng, xe đẩy đông người. Người bán hàng, người bán vé số dạo và khoảng 10 đứa trẻ chạy tung tăng tạo nên một hoạt cảnh sinh động.
Cái bang bủa vây...
Nhìn kỹ những đứa trẻ đang tung tăng đó, có 3 bé gái ở độ tuổi từ 10 - 15 bế theo 3 đứa nhỏ khoảng 1- 2 tuổi.
Những đứa trẻ này nước da ngăm đen, ăn mặc rách rưới lôi thôi. Mặt mũi lem luốc, tay chân đầy cáu bẩn, đứa có dép đứa không nhưng tất cả đều quàng trên vai chiếc túi nhỏ, tay cầm ca uống nước.
Chưa có chiếc xe khách nào ghé vào, chúng đùa giỡn vui chơi một cách hồn nhiên.
Bỗng, một đứa trẻ trong nhóm hô lên một tràng bằng ngôn ngữ lạ lẫm, cả bọn đứng bật dậy. Một chiếc xe khách tuyến TP.HCM - Mộc Hoá vừa qua ngã tư đang tấp vào lề.
Thường thì người lớn bồng một trẻ nhỏ để người qua đường dễ xúc động
Xe chưa kịp dừng, khách chưa xuống và lên, bọn trẻ đã có mặt tại hai cửa. Cửa mở, hai đứa bé gái địu theo 2 bé nhỏ phóng nhanh lên xe. Khách lên và xuống cũng mặc, chúng đi đến từng hàng ghế chìa ca trước mặt từng người.
Một số khách nhìn thấy ái ngại móc tiền bỏ vào ca. Ở dưới đất, số trẻ còn lại chặn từng người khách lên, khách xuống xin tiền bằng cách biểu hiện cử chỉ. Chúng không nói một lời...
Xe chạy. Chúng trở lại với sinh hoạt cũ. Điệp khúc này tái diễn mỗi khi có xe ghé vào. Chỉ cần nhìn nét mặt chúng cũng đoán được số khách trên xe. Khách đông chúng hớn hở vui mừng nhưng sẽ đượm buồn khi chuyến xe ế khách.
Sau gần một giờ ngồi quan sát, chúng tôi ghi nhận dường như chúng đều có một cử chỉ rập khuôn một cách thuần thục và nhuần nhuyễn. Du khách có cho tiền hay không chúng cũng không có phản ứng. Có điều ai cho, chúng chắp tay cúi đầu như biểu lộ một lời tri ân.
Tuổi thơ đã sớm vào đời
Một người khách thường xuyên ngồi ở quán này nói với chúng tôi, đó là những đứa trẻ người Campuchia vượt sang vào để xin ăn.
Mấy năm trước, chúng đi thẳng về Sài Gòn nhưng dạo này trên đó "quần" quá, bị "hốt" nhiều nên tấp vào Tân An.
Ở quán này, hàng ngày có khoảng 60 đứa trẻ như thế nhưng hôm nay chỉ còn khoảng gần 20 đứa.
Anh này còn nói thếm, cách nay 10 hôm, có mấy thanh niên chừng 20 tuổi đến tụ tập chúng lại phân công đứa về đứa ở. Những đứa về mừng rơn vỗ tay reo mừng và dĩ nhiên những đứa ở lại buồn bã vô cùng.
Những thanh niên này đón một chuyến xe về cửa khẩu Vĩnh Hưng cho bọn nhỏ về quê đón tết Oóc Om Bóc.
Vi khách giải thích cho chúng tôi, người Khmer có 3 lễ tết chính trong năm gồm Chôl-Chnăm-Thmây là Tết mừng năm mới diễn ra vào tháng 4, Đôn Ta lễ hội nhớ ơn cha mẹ và xá tội vong nhân tương tự như Vu Lan vào tháng 7 và Oóc Om Bóc vào tháng 8 giống như tết Trung thu. Bọn trẻ được cho về quê lần này là để dự Đôn ta và Oóc Om Bóc.
Bọn trẻ được huấn luyện rất kỹ càng
Theo nhận xét của ông khách, bọn trẻ dường như được huấn luyện kỹ càng. Chúng không quậy phá, không hỗn láo và nhất là không phản ứng bất cứ một sự cố nào xảy ra.
Điều này được minh chứng khi chúng tôi đưa máy ghi hình, chúng phát hiện tản mỏng ra hoặc nếu không thể chạy được chúng lấy áo che mặt. Chỉ thế thôi, chúng không nói một lời nào để biểu lộ sự không đồng ý.
Chiều, trước khi về đến điểm tập kết là bên bờ kè kênh Bảo Định phía sau chợ Tân An, chúng giao nộp tất cả tiền xin được trong ngày cho một phụ nữ.
Theo VietNamNet
TP. Hồ Chí Minh: Bao giờ hết người ăn xin? Già cả, bệnh hoạn, tàn tật... không thể mưu sinh người ta mới phải ngửa tay ăn xin và người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, luôn sẵn lòng giúp đỡ họ. Lợi dụng điều này, không ít kẻ lười lao động đã dùng nhiều mánh, kể cả "khổ nhục kế", tổ chức chăn dắt "cái bang" để xin tiền. "Công nghệ...