Nắm vững nguyên tắc, vay vốn an toàn
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, người đi vay nên tính toán để khoản trả nợ chiếm khoảng 30-50% thu nhập hằng tháng, đảm bảo mình luôn trả nợ đúng hạn. Bởi nếu không trả nợ đúng hạn sẽ trở thành nợ xấu, ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của người vay sau này.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy, Việt Nam được đánh giá đang trong giai đoạn “vàng” để phát triển tín dụng tiêu dùng, khi nhóm khách hàng mục tiêu có quy mô khoảng 30 triệu người, trong độ tuổi từ 20 đến 50.
Sự phát triển đi lên của nền kinh tế cùng với sự bứt phá của công nghệ đã giúp người dân tự tìm kiếm rất nhiều cơ hội việc làm tăng thu nhập, ngày càng lạc quan với tài chính cá nhân, thay đổi thói quen từ tiết kiệm tích lũy sang chi tiêu mạnh dạn. Theo họ, chi tiêu trước, trả sau hàng tháng là cách để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia đánh giá cao về những lợi ích mà tín dụng tiêu dùng mang lại, đồng thời ông đưa ra lời khuyên với người đi vay cần nắm vững một số nguyên tắc để gia tăng cơ hội vay vốn và hạn chế rủi ro khi vay.
Người vay cần hiểu rõ năng lực tài chính của mình
Bởi chỉ có hiểu rõ khả năng tài chính, các nguồn thu nhập thì mới biết mình có đủ khả năng để vay và trả nợ hay không. Việc chủ động lên kế hoạch tài chính rõ ràng trước khi quyết định vay chính là cách để tự bảo vệ mình, tránh những rắc rối phát sinh nếu như không trả được nợ, hạn chế những hành vi tiêu cực như chây ỳ, chậm trả, hoặc thậm chí trốn nợ.
Video đang HOT
Cần xác định mục đích vay tiền để làm gì, có thực sự cần thiết vay hay không?
Những khoản vay lớn sẽ có áp lực trả nợ rất lớn. Vì vậy, cần căn cứ vào nhu cầu mình muốn vay làm gì, năng lực trả nợ như thế nào. Những người không có kế hoạch cụ thể hay không tuân thủ kế hoạch một cách nghiêm ngặt rất dễ bị vỡ nợ.
Ông Lực cho rằng, người đi vay nên tính toán khoản trả nợ chỉ nên chiếm tối đa khoảng 30 – 50% thu nhập hằng tháng, để đảm bảo mình luôn trả nợ đúng hạn. Đặc biệt, người vay tiền nên có ý thức thực hiện đúng cam kết, trích phần thu nhập vào tài khoản trả nợ ngân hàng, chứ không thể tuỳ hứng tiêu pha lung tung.
Khi vay cần tìm hiểu kỹ hợp đồng tín dụng, kiểm tra kỹ các điều kiện liên quan đến lãi suất, phí để đảm bảo phương án trả nợ
Người tiêu dùng có thể yêu cầu nhân viên công ty tài chính giải thích rõ về một số vấn đề trọng tâm như lãi suất, phí liên quan, cách tính lãi, phương thức trả nợ, đòi nợ, mức xử phạt vi phạm khi trả nợ muộn hoặc thanh toán trước hạn…, vì đây là quyền lợi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Khi đã ký vào hợp đồng vay vốn, người đi vay cần nghiêm túc trả nợ đúng hạn
Cần phải tính toán cân đối chi tiêu để trả nợ đúng hạn, đúng cam kết theo thỏa thuận ban đầu, tránh trường hợp trả chậm quá hạn sẽ bị phạt rất nặng.
Đặc biệt, việc nâng cao hiểu biết và có trách nhiệm hơn khi đi vay cũng là cách để lãi suất cho vay tiêu dùng dần thấp hơn với người vay. Bởi theo lý giải của TS. Cấn Văn Lực, có hai cách để giảm lãi suất cho vay. Một là, đảm bảo hồ sơ tín dụng đẹp. Hai là, không nên để xảy ra nợ xấu vì có lịch sử nợ xấu thì chắc chắn công ty tài chính không áp dụng lãi suất thấp hơn đối với lần vay sau. Nếu người đi vay có hồ sơ “đẹp” (thu nhập ổn định, không có nợ quá hạn trả, chưa đi vay quá nhiều…) sẽ nhận được lãi suất thấp hơn so với người có hồ sơ không “đẹp”.
P.V
Theo baoangiang.com.vn
Lựa chọn hình thức vay tiêu dùng an toàn, phù hợp
Nhiều người dân đã khốn đốn khi vay tiền của các tổ chức tín dụng đen. Có hình thức vay tiêu dùng nào an toàn, phù hợp hơn?
Việc cho vay không thông qua ngân hàng hay các tổ chức phi ngân hàng thường được gọi là vay P2P (Person to Person). Hiểu nôm na thì doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ này sẽ là đơn vị kết nối người có nhu cầu vay tiền và người có nhu cầu cho vay tiền.
DN sẽ thu phí quản lý cùng các loại phí khác nhằm duy trì hoạt động. Nếu như được vận hành một cách đúng đắn, đây thực sự là một kênh hoạt động hiệu quả hỗ trợ thị trường tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý dành cho hoạt động này, các DN kinh doanh dịch vụ này hoạt động chưa theo lề lối, quy củ và cũng không có một khuôn mẫu nhất định, chưa có cơ quan thẩm định và cấp phép. Lợi dụng điều này, đơn vị tín dụng đen, cho vay nặng lãi tiến hành xây dựng ứng dụng điện thoại mô phỏng các nền tảng cho vay P2P. Thay vì thể hiện đúng bản chất, thì các ứng dụng này chỉ là công cụ, người vay không biết được mình vay từ ai, lãi suất như thế nào, do thông tin của ứng dụng này không minh bạch.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, các đơn vị tín dụng đen thường tư vấn qua loa, nói những lời ngon ngọt nhằm dụ dỗ người vay. Sau khi vay tiền xong, người vay mới nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn. Đến lúc này, họ chỉ còn cách làm việc để trả những khoản nợ lớn hơn rất nhiều so với số tiền đã vay. Một số trường hợp chưa trả đủ hay trả không đúng hạn theo lịch còn bị đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự bằng những biện pháp trái pháp luật. Nạn nhân, sau khi đã kiệt quệ về tinh thần do bị khủng bố, chỉ còn cách cầu cứu cơ quan công an để được giải quyết.
Đó là biến tướng của hình thức cho vay P2P, và là lỗ hổng pháp luật đang bị các cá nhân, tổ chức cho vay nặng lãi khai thác triệt để. Để bảo vệ cho bản thân, khi có nhu cầu vay tiền, người vay cần tìm hiểu rõ tổ chức sẽ cho mình vay, các thông tin liên quan đến lãi suất, phí, lệ phí, thời hạn thanh toán.
Thực tế, đối với khoản vay không quá lớn, chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân hay gia đình, người vay nên thực hiện thông qua hình thức vay tiêu dùng tại các công ty tài chính. Đây là loại hình cho vay đã có khung pháp lý tương đối đầy đủ, quy định cụ thể các điều kiện cũng như hình thức hoạt động. Công ty tài chính hoạt động theo quy chế nội bộ, sẽ có vấn đề nhắc nợ khách hàng, nhưng việc nhắc nợ này được thực hiện theo quy định như sau: "Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng" (Thông tư 43/2016 của Ngân hàng Nhà nước).
Ngày 1-1-2020 tới đây, khi Thông tư 18/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016 có hiệu lực thi hành, thì việc nhắc nợ của công ty tài chính còn được quy định rõ ràng hơn, cụ thể là: "Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/một ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật".
Hy vọng với khung quy định pháp luật cụ thể và ngày càng được hoàn thiện, người vay sẽ có thể lựa chọn cho mình hình thức vay an toàn, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Luật sư NGUYỄN TRUNG TRỰC (Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam)
Theo SGGP.vn
Giá vàng hôm nay ngày 1/10: Vàng 'lao dốc không phanh', có nên bán tháo? Giá vàng hôm nay ngày 1/10 tiếp tục giảm mạnh. Hiện giá vàng thế giới đã rơi khỏi mốc 1.500 USD/ounce. Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới giao dịch đứng ở mức 1.486,40 USD/ounce; ghi nhận mức cao nhất là 1.495,00 USD/ounce và thấp nhất ở mức 1.485,20 USD/ounce. Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới giao dịch...