Nấm tuyết Tây Tạng: giải pháp mới cho làn da trắng mịn
Tây Tạng là vùng đất chứa nhiều điều huyền bí. Do nằm ở độ cao trên 4000m, là khởi nguồn của những con sông vĩ đại và linh thiêng như sông Hằng, sông Ấn…, Tây Tạng có khí hậu trong lành bậc nhất thế giới và có điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng hoàn toàn khác biệt và độc lập với tất cả các vùng đất khác.
Tại vùng đất huyền thoại này đã sản sinh ra nhiều kỳ hoa dị thảo có tác dụng tuyệt vời và nổi tiếng thế giới như đông trùng hạ thảo, nấm tuyết linh chi…. Với chị em phụ nữ, có một sản phẩm thiên nhiên khởi nguồn từ khu vực linh thiêng này, có tác dụng làm da trắng ngần, mịn màng, đồng thời còn giúp giữ gìn và duy trì sức khoẻ, đó là nấm tuyết Tây Tạng, hay còn gọi là nấm Tuyết Liên, giấm Nhật, nấm Kefir.
Nấm tuyết Tây Tạng là gì?
Không biết từ đâu mà nấm tuyết Tây Tạng được phát hiện và đưa vào phục vụ việc chăm sóc nhan sắc và sức khoẻ cho chị em phụ nữ, cũng không biết từ khi nào nấm tuyết Tây Tạng du nhập vào Việt Nam và được chị em phụ nữ truyền tai nhau như là phương thuốc và cả thứ mỹ phẩm thần kỳ. Tại các diễn đàn dành chị em phụ nữ và bà mẹ trẻ, có thể thấy mức độ quan tâm của chị em đối với loại dược liệu quý này bằng hàng trăm lượt bình luận cũng như chia sẻ về tác dụng của nấm tuyết Tây Tạng, những bí quyết để nuôi và dùng con nấm này sao cho đúng cách và hiệu quả.
Nấm tuyết Tây Tạng có hình dáng giống như bỏng mẻ của rượu nếp, có người còn so sánh con nấm này với hình dạng bông hoa, hay bông cải, mềm, màu trắng suốt và thơm ngát mùi sữa. Đây là loại sinh vật cộng sinh tự nhiên bao gồm nhiều loại vi sinh vật và nấm men có lợi cho cơ thể, sống trong môi trường sữa tươi không đường. Thời gian lên men khi nuôi là từ 12 giờ đến 24 giờ, sau thời gian này, nấm sẽ tạo ra giấm sữa với vị hơi chua, thơm như yaourt, rất tốt cho sức khoẻ.
Tác dụng của nấm tuyết Tây Tạng
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu khoa học tại Việt Nam về tác dụng của loại nấm có nguồn gốc Tây Tạng này, nhưng với người sử dụng lâu năm thì nấm tuyết Tây Tạng thật sự là nguồn thực phẩm và dược phẩm quý, tốt cho sức khoẻ, rất dễ nuôi cấy và sử dụng. Do chứa các vitamin thiết yếu cho cơ thể nên nấm tuyết Tây Tạng có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi những chức năng bị yếu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp ăn uống ngon miệng và ngủ tốt.
Nấm tuyết Tây Tạng đặc biệt tốt đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người bị bệnh, ngoài ra người khỏe mạnh vẫn có thể dùng nấm như một loại thức ăn rất ngon miệng, tăng sức đề kháng. Đặc biệt là công dụng của nấm tuyết đối với chị em phụ nữ: do chứa các men tiêu hoá và vitamin, nên nấm tuyết Tây Tạng có tác dụng làm da mịn màng và hồng hào. Chị em có thể sử dụng nấm tuyết như sữa chua để uống hoặc thoa trực tiếp lên mặt như một loại mặt nạ dưỡng da.
Nấm tuyết nuôi rất dễ nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Do con nấm là loại sinh vật sống, cần không khí để thở và cần sữa tươi để hấp thụ, nên sẽ chết sau hai ngày nếu không được thay sữa mới. Con nấm này hiện nay không bán trên thị trường, chủ yếu truyền tay giữa những nhà quen biết với nhau. Bạn có thể xin một dúm nhỏ chừng bốn đầu ngón tay, bỏ vào sữa tươi không đường, sau mỗi ngày nó sẽ sinh sôi thêm một ít, khoảng một tuần là đủ nuôi và chia sẻ với bạn bè.
Sữa sản sinh từ nấm tuyết có vị chua và thơm ngon như sữa chua, có thể dùng để uống và thoa da mặt. Còn với nấm tuyết, khi số lượng sinh sôi quá nhiều, bạn có thể dùng con nấm này để ăn, vị lạ, sừng sực và thơm ngon. Chế biến nấm tuyết rất đơn giản và tiết kiệm, bạn chỉ cần con giống, 1 túi sữa tươi, 1 thìa đường và 5 phút để thực hiện.
Bạn có thể nuôi và bảo quản con nấm theo hướng dẫn sau:
1. Dụng cụ để nuôi và lọc sữa:
- 1 lọ nhựa không nắp
- 1 rá nhựa mắt nhỏ
Video đang HOT
- 1 thìa nhựa
- 1 miếng vải màn sạch
- Sữa tươi không đường hoặc có đường (loại tiệt trùng) 200gr
Con nấm rất kỵ với kim loại nên tất cả đồ dùng để ngâm và lọc sữa phải là đồ nhựa hoặc thủy tinh, sứ… Nếu dùng đồ kim loại thì con nấm sẽ bị chết.
Cho con nấm vào lọ nhựa sạch, đổ 1 túi sữa tươi vào ngâm, lấy miếng vải màn đậy lên miệng lọ, dùng dây chun cột lại để tránh bụi và côn trùng có hại bay vào. Để lọ nấm sữa ở nơi thoáng mát, nhiệt độ trung bình. Nấm sữa bảo quản tốt thì sau khi ngâm sẽ sánh đặc, có màu trắng ngà, hoặc có thể đóng 1 lớp váng màu vàng nhạt trên bề mặt, nhưng mùi vẫn thơm ngậy.
Sau 24 tiếng, đem lọ nấm sữa ra đổ qua rá nhựa cho sữa chảy qua rá lọc xuống 1 cái bát hứng bên dưới. Dùng thìa nhựa đảo nhẹ cho sữa chảy hết xuống. Phần sữa chảy xuống dưới chính là sản phẩm của nấm sữa.
Phần con nấm còn lại trên rá lọc dùng nước nguội rửa sạch và lại cho vào lọ nhựa (đã được rửa sạch) và tiếp tục quá trình nuôi như trước.
* Lưu ý:
Mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc, hay rửa bằng nước ấm thì nấm sẽ bị chết.
Thực tế khí hậu ở Việt Nam làm cho nấm nở nhanh và sữa nhanh chua nên chỉ để từ 5 đến 8 tiếng, thậm chí trong những ngày nắng nóng chỉ để ngoài 2 tiếng, rồi cho tủ lạnh chờ đủ thời gian thì tiến hành lọc. Hoặc có thể ngâm sữa, cho ngay vào tủ lạnh, chỉ bỏ ra ngoài trước khi lọc độ một, hai tiếng sẽ vẫn thành sữa chua nhưng không chua lắm, rất hợp với người bị đau dạ dày.
Trong quá trình làm sữa, bạn có thể tự quan sát để thấy khi nào sữa thành sền sệt tức là đã thành sữa chua thì ấn định giờ giấc ngâm nấm trong 5 – 7 – 8 hay 2 – 3 tiếng ở nhiệt độ bình thường bên ngoài còn lại cho vào tủ lạnh. Bạn cũng nhớ rằng mỗi ngày phải lọc sữa một lần vì con nấm chỉ ăn chỗ sữa ngâm đó trong vòng 24 tiếng là hết. Nếu để quên không lọc thì nấm sẽ bị chết và chuyển sang màu vàng váng sữa.
Bạn có thể dùng nấm tuyết Tây Tạng để chế biến thành nhiều món ăn thức uống thơm ngon, bổ dưỡng như sữa chua, bánh kem v.v…hay ăn kèm với trái cây tươi, giúp da trắng sáng và mịn màng
Theo Dep
[Chế biến] - Thịt heo cuộn khoai môn
Sự "đảo lộn" có chủ đích giữa hai nguyên liệu chính khiến món ăn lạ miệng hơn với vị béo của thịt heo, vị mềm đậm đà của khoai môn.
Nguyên liệu
Thịt ba chỉ: 500gr
Thịt nạc: 200gr
Khoai môn: 2 củ lớn
Cà rốt: 1 củ vừa
Trứng: 2 quả
Bột xù: 200gr
Sữa tươi không đường: 1/2 hũ
Ngò rí: 50 gr
Hành tí, hạt nêm, các loại gia vị, hành ngò.
Cách làm
Làm nước sốt chấm với tỷ lệ 2 muỗng canh nước mắm 1 muỗng canh đường 1/2 muỗng cà phê bột ngọt 1 muỗng cà phê ớt 1 muỗng nước cốt chanh.
Thịt ba chỉ, rửa sạch, xắt thành từng lát mỏng, dài.
Thịt nạc xay/bằm nhuyễn.
Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa. Dùng nồi luộc hay hấp chín tất cả khoai môn. Nghiền nát khoai môn.
Trộn đều khoai môn đã nghiền nát với thịt nạc xay nhuyễn. Nêm một ít bột ngọt, tiêu, sữa tươi không đường, ngò rí xắt nhuyễn, hành tím băm nhuyễn vào hỗn hợp này.
Cà rốt gọt vỏ, xắt thành những thanh dài có chiều ngang khoảng 1cm. Luộc chín cà rốt.
Trải thịt heo thành miếng dài, múc hỗn hợp khoai môn, thịt nạc, và cho một thanh cà rốt vào. Khéo léo cuộn thật chặt tay.
Nhúng từng miếng khoai môn cuộn thịt vào bột chiên giòn đã trộn với trứng, vẩy thật ráo.
Cho dầu ăn vào chảo, đun sôi dầu rồi cho các cuốn thịt cuộn khoai tây vào, canh lửa vừa phải, đợi vàng đều là vớt ra đĩa.
Cho thịt cuộn khoai môn ra đĩa, trang trí với nước sốt, ngò rí và bông hẹ. Món này dùng kèm với xà lách, rau thơm, cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh... cắt mỏng, ngâm trong hỗn hợp giấm đường chua ngọt.
Mẹo nhỏ:
Nếu không chắc chắn sẽ ăn liền, bạn nên để riêng một chén sốt để thịt heo cuộn khoai tây chiên không bị mềm, mất ngon.
Để món ăn được giòn lâu, nên vắt một chút chanh vào trong dầu chiên, và sau khi chiên thì gắp ra đĩa có sẵn giấy thấm dầu.
AN HUỲNH
Hướng dẫn: Đầu bếp Thanh Sơn (The Next Iron Chef)
Theo Infonet
[Chế biến] - Chè tuyết giáp Tuyết giáp là lớp màng nhầy dạ con của loài nhái tuyết sống ở tỉnh Đông Bắc trong dãy núi Trường Bạch Sơn, Trung Quốc. Tuyết giáp có thể chế biến được nhiều món ăn, nhưng thích nhất là chưng tuyết giáp với sữa tươi (nấu chè). 1. Nguyên liệu - Tuyết giáp: 5 miếng - Sữa tươi không đường: 500ml - Bạch...