Nam trung niên thường khó ngủ
Không ít đàn ông từ tuổi 50, càng rõ nét trong giới doanh nhân, đang là nạn nhân của tình trạng tuy không khó ngủ khi lên giường, thậm chí vừa đặt lưng là ngáy o o khiến bà xã lắm lúc nghi ngờ chắc quên “cơm” vì đã ăn “phở” nhưng lại khổ vì tình trạng ngủ chưa đẫy giấc đã thức
Thật ra là oan cho đức ông chồng vì chưa quá canh hai thì đã thức giấc rồi trăn trở đến sáng. Hậu quả là nạn nhân khó tránh khỏi mệt mỏi khi thức dậy để rồi sau đó, buồn ngủ trong giờ làm việc. Tuy có thể lướt tiếp nhưng cách mấy thì ly nước đầy sớm muộn cũng đến lúc tràn chỉ vì vài giọt nước.
Tình trạng ngủ chưa đủ đã thức, theo định nghĩa của thầy thuốc, phải được xem là bệnh lý nếu xảy ra hơn 3 lần trong tuần và nếu cứ thế kéo dài hơn một tháng. Sở dĩ phân biệt rõ ràng như thế để nhanh chân tìm thầy chạy thuốc.
Video đang HOT
Nên nhớ mất ngủ theo kiểu gãy gánh giữa đường thường là hậu quả của một căn bệnh nào khác nghiêm trọng hơn nhiều nhưng núp bóng rất kỹ (như trầm uất, thiếu máu cơ tim, viêm thận mãn, tiểu đường… và nhất là do stress).
Chuyện gì cũng có ngoại lệ. Trong nhiều trường hợp, mất ngủ không vì bệnh nào hết mà chỉ là hậu quả rất bình thường, dù là với người bệnh thì bất thường, trong một giai đoạn muốn tránh cũng không được của đời người đàn ông. Đó là giai đoạn mãn dục nam càng lúc càng rõ nét khi bước vào tuổi 50.
Dưới ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nam tính testosterone, chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể tuy vẫn chạy nhưng trật vuột sao đó khiến bộ não ghi nhận đêm dài chỉ còn có mấy giờ.
Hậu quả là nạn nhân bị đánh thức lúc nửa đêm trên tinh thần trời đã sáng rồi dù gà chưa gáy. Khi đó không dễ dỗ lại giấc ngủ vì trung khu điều hành giấc ngủ rất ngoan cố. Đã nói không là không!
Tất nhiên là đã có thuốc an thần nếu mất ngủ. Nhưng nếu đơn giản như thế thì cuộc đời đâu lắm nỗi truân chuyên? Bên cạnh chuyện lệ thuộc thuốc, nghĩa là càng lúc càng khó tránh phản ứng phụ vì phải dùng liều cao hơn, nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã báo động rằng người dùng thuốc ngủ thường xuyên là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Chữa chứng mất ngủ giữa đường của đàn ông mà quên vai trò của nội tiết tố thì chẳng khác nào muốn chống kẹt xe mà cứ đào đường thả cửa rồi bỏ đó chờ. Cho nên thay vì chạy đến thầy thuốc ngành thần kinh, nhiều nạn nhân nên gõ cửa nhà điều trị chuyên về nội tiết tố.
Đừng tưởng chỉ có phụ nữ mới khổ vì giai đoạn tiền mãn kinh. Đàn ông cũng vậy. Chỉ khác là sớm hơn và âm thầm hơn mà thôi.
Theo NLĐ
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tra, nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt cần dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa do tính thuận tiện, dễ sử dụng nên người bệnh có thể tự dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, dược chất tập trung chủ yếu ở mắt và chỉ có một phần rất nhỏ dược chất được hấp thu vào tuần hoàn máu, hạn chế được nhiều tác dụng phụ của thuốc.
Dạng bào chế tác dụng tại chỗ
Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa có nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh thường quen thuốc với hai dạng bào chế sau:
Thuốc nhỏ mắt: Là những chế phẩm lỏng (dung dịch hay hỗn dịch) vô khuẩn có chứa một hay nhiều dược chất được nhỏ vào túi kết mạc với mục đích chẩn đoán hay điều trị các bệnh về mắt.
Một dạng dùng nữa của thuốc nhỏ mắt là dạng bột vô khuẩn và được pha với một chất lỏng vô khuẩn thích hợp ngay trước khi dùng. Thuốc nhỏ mắt là dạng bào chế phổ biến nhất, chiếm trên 70% các chế phẩm thuốc dùng cho mắt.
Thuốc mỡ tra mắt: Là dạng thuốc bán rắn vô khuẩn, thường được điều chế với hỗn hợp tá dược vaselin trắng, lanolin và dầu khoáng. Dược chất trong thuốc mỡ tra mắt có thể tan trong hỗn hợp tá dược (thuốc mỡ kiểu dung dịch) hoặc phân tán trong hỗn hợp tá dược với kích thước tiểu phân dưới 75m (thuốc mỡ kiểu hỗn dịch).
So với thuốc nhỏ mắt, sinh khả dụng của dược chất từ dạng mỡ tra mắt thường vượt trội do: thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc mắt kéo dài, ít bị pha loãng bởi nước mắt, không bị loại trừ theo ống mũi lệ, thuốc được giải phóng từ từ do tác động của mỗi lần chớp mắt.
Tuy nhiên, dạng mỡ tra mắt có nhược điểm làm mờ mắt tạm thời mỗi khi tra thuốc nên thường phải dùng vào buổi trưa, tối...
Trong số các loại thuốc tác dụng tại chỗ dùng cho mắt, đáng lưu ý nhất và cũng được sử dụng thông dụng nhất là 2 loại: kháng sinh và corticosteroid.
Thuốc kháng sinh dùng cho mắt thường bị người sử dụng coi thường, ví dụ chlorocid 0,4%. Thiếu máu bất sản là biến chứng nguy hiểm nhất do dùng chlorocid nhỏ mắt.
Mặc dù chlorocid ít hấp thu vào máu nhưng những bệnh nhân có tiền sử bản thân hay gia đình suy tuỷ thì không nên dùng. Hoặc với thuốc nhóm quinolon như ciprofloxacin thường gây ra kết tủa tinh thể, cảm giác dị vật ở mắt, sung huyết, sưng mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng...
Lưu ý các kháng sinh dùng đồng thời có thể gây kháng chéo, dị ứng chéo như chloramphenicol không dùng đồng thời với gentamycin, tetracyclin, sulfadiazin,...
Trên thị trường có rất nhiều thuốc nhỏ - tra mắt chứa corticosteroid, thường thấy là các loại thuốc sản xuất trong nước được sử dụng rất rộng rãi và có thể thấy ở mọi nơi, đặc biệt các vùng nông thôn như: polymycin phối hợp dexamethason (polydexa), chloramphenicol phối hợp hydrocortison (chlorocid-H), mỡ hydrocortison...
Đặc điểm chung là giá rẻ, dễ tìm, dễ mua nên người dân hay tự ý mua thuốc về tự sử dụng mà không hỏi ý kiến thầy thuốc. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho mắt như tăng nhãn áp (glocom hay còn gọi là thiên đầu thống), đục thuỷ tinh thể, viêm giác mạc nông, loét giác mạc, bội nhiễm, nhiễm nấm mắt, chậm lành vết thương...
Học sinh hay sử dụng máy vi tính cần lưu ý là dùng thuốc sẽ có cảm giác dễ chịu, mắt cảm giác sáng ra. Nhưng nếu dùng kéo dài như vậy đến một lúc nào đó nhìn mờ dần, cơ mắt teo đi, khi đi khám thì đã muộn.
Cách nhỏ thuốc nước
- Để lọ nhỏ thuốc cách lông mi 3- 4 cm.
- Nhỏ 1-3 giọt thuốc nước vào góc trong của mắt.
- Kéo mi dưới xuống cho thuốc phân bố đều khắp mắt.
- Lau các giọt thuốc thừa chảy ra cạnh sống mũi và hai mi.
- Tránh đầu lọ thuốc chạm vào lông mi vì gây nhiễm bẩn cho lọ thuốc.
Nếu phải nhỏ 2 - 3 loại thuốc khác nhau, cần tránh nhỏ chúng cùng một lúc vì chúng sẽ pha loãng nhau ra và rất dễ lãng phí thuốc. Tốt nhất, mỗi thuốc nhỏ cách nhau 20 - 30 phút, đây là khoảng thời gian đủ để thuốc trước đã ngấm vào mắt. Thuốc nước thường nhỏ 3 - 4 lần hoặc 6 - 8 lần trong ngày, tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Cách tra thuốc mỡ
- Mở khe mắt của bệnh nhân bằng cách: dùng ngón trỏ để mở mi trên, ngón cái kéo mi dưới cho lộ kết mạc ra.
- Tay phải bóp một thỏi thuốc mỡ chừng 2cm.
- Giữ mi trên không cho chớp vội vì nếu buông mi trên ra trước, thuốc mỡ sẽ dính vào mi trên gây lãng phí, đồng thời thuốc mỡ không ngấm được vào trong mắt.
Thuốc mỡ tra mắt tốt nhất là tra vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.
Theo SK&ĐS
Tàn phế, suy thận... mới biết bị đái tháo đường 67% người Việt Nam biết mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là do biến chứng. Đa số chỉ phát hiện bệnh khi đã quá muộn và quá nặng, bị mù, suy thận, loét tứ chi... Những biến chứng khủng khiếp Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, ngụ ở TP.HCM) nhập BV Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác,...