Nam Trung Bộ: Phòng, chống dịch COVID-19 và cứu chữa bệnh dịp Tết
Tết Nhâm Dần 2022 đến gần, hàng loạt tỉnh Nam Trung Bộ gấp rút chuẩn bị sẵn sàng phòng, chống dịch COVID-19 và cứu chữa bệnh trong dịp Tết một cách tốt nhất.
Túc trực phòng dịch COVID-19 và cấp cứu
Y tế địa phương nhiều tỉnh như: Bình Định; Khánh Hòa; Bình Thuận…sẵn sàng cơ số thuốc men, nhân viên y tế, xe cấp cứu, các kíp trực…để vừa sàng lọc, phân luồng điều trị bệnh nhân COVID-19 vừa cấp cứu các bệnh thông thường, nhất là ngộ độc thực phẩm, tai nạn giao thông…trong dịp Tết.
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Định cho biết, vừa chỉ đạo các các đơn vị trực thuộc, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn toàn tỉnh này phải đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, các dịch bệnh có thể xảy ra mùa đông – xuân, tuyệt đối không để không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc; Chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu. Các cơ sở sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc tăng cường nguồn cung, triển khai kế hoạch dự trữ đầy đủ và tăng cường các biện pháp quản lý để tránh tình trạng tăng giá đột biến vào dịp nghỉ Tết kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.
Sẵn sàng tiếp nhận, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân COVID-19
Tất cả các nhà thuốc thuộc các bệnh viện và đơn vị cung ứng thuốc trực bán thuốc 24/24h để kịp thời đáp ứng nhu cầu thuốc của người bệnh, không được đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022. Việc găm hàng, tăng giá hay bán thuốc không nhãn mác sẽ bị xử lý nghiêm.
Ngành y tế các tỉnh Khánh Hòa; Bình Thuận; Phú Yên… cũng đã chuẩn bị gấp rút các phương án, kế hoạch túc trực dịp Tết để kịp thời tiếp nhận, điều trị và cứu chữa cho người bệnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã yêu cầu Sở Y tế địa phương đảm bảo nhân lực, vật tư, thiết bị, thuốc, oxy, máy thở để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân COVID-19 và cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Các cơ sở y tế phải phân luồng, phân tuyến, sàng lọc…đẩy mạnh khám, tư vấn từ xa.
Video đang HOT
Vui xuân vẫn không quên phòng dịch COVID-19
Dù đã triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với COVID-19, BS Tôn Thất Toàn, Phó GĐ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa thường xuyên khuyến cáo: Mỗi người dân và du khách khi đến Khánh Hòa hãy thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế. Cùng với đó theo dõi chặt chẽ các biểu hiện sức khỏe của mình. Đặc biệt khuyến cáo mọi người có thể tự test nhanh với COVID-19 khi có biểu hiện nghi ngờ để công tác phòng dịch COVID-19 được thực hiện tốt hơn. Từ đó góp phần bảo vệ chính bản thân, gia đinh và cộng đồng.
Cùng với việc đảm bảo phòng dịch, cứu chữa bệnh, nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ tăng trợ giúp xã hội dịp Tết, đảm bảo không người dân nào thiếu đói ngày Tết.
Các cơ sở y tế luôn sẵn sàng điều trị tốt nhất cho người bệnh, nhất là dịp Tết
Vừa chịu ảnh hưởng bởi COVID-19 lại có nhiều bất thường từ thiên tai nên UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tổng hợp số hộ, số khẩu có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và giáp hạt đầu năm 2022. Chủ động huy động nguồn lực, trong đó có ngân sách địa phương để hỗ trợ kịp thời cho các hộ thiếu đói, nhất là các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thăm hỏi, tặng quà và trợ giúp xã hội trong dịp Tết. Vận động các tổ chức, cá nhân và bố trí ngân sách địa phương chăm lo Tết cho đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, bảo đảm ai cũng có Tết, vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm.
Tại tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm cứu trợ COVID-19 Khánh Hòa cũng đã phối hợp tổ chức nhiều đợt thăm hỏi, động viên và tặng quà hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu, chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Thăm, tặng quà các tổ tự quản an toàn trong phòng, chống dịch, các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, các hộ thuê trọ, gia đình chính sách, già làng, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, lao động tự do…
Trước bão Rai, miền Trung từng chịu nhiều bão mạnh, thiệt hại thảm khốc vào cuối năm
Cơn bão Rai được dự báo là cơn bão mạnh, ảnh hưởng đến miền Trung trong tháng cuối cùng của năm nay.
Trước đó, khu vực này từng hứng nhiều trận bão mạnh, để lại hậu quả thảm khốc.
Một thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho thấy, trước khi đón bão Rai, trong lịch sử, các tỉnh Trung và Nam Trung bộ từng hứng chịu nhiều cơn bão mạnh vào những tháng cuối năm. Bão đổ bộ vào khoảng thời gian này thường là những cơn bão rất mạnh, gây ra thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản.
Dự báo đường đi của bão RAI sẽ là cơn bão số 9 đi vào Biển Đông và ảnh hưởng đất liền các tỉnh Nam và Trung Trung bộ trong tháng cuối năm nay. Ảnh CƠ QUAN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN NHẬT BẢN
Trước đó, tháng 11.1997, bão số 5 có tên quốc tế là bão Linda hình thành ngay trên khu vực quần đảo Trường Sa, với sức gió cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Bão Linda sau đó đổ bộ vào khu vực đất mũi Cà Mau đã làm gần 3.000 người chết và mất tích, trên 3.000 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; 136.334 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 107.892 nhà bị sập, đổ; 204.564 nhà bị hư hại.
Bão Linda gây thiệt hại về kinh tế ước tính gần 7.200 tỉ đồng.
Đường đi của cơn bão Linda tháng 11.1997. Ảnh BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Tháng 10.2006, bão số 6, có tên quốc tế là cơn bão Xangsane, đổ bộ vào miền Trung. Đây là cơn bão có cường độ mạnh nhất khi đổ bộ vào đất liền trong 20 năm tính đến thời điểm đó, với cường độ gió cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.
Sau bão, 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương; gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại; gần 1.000 tầu thuyền bị chìm và hư hại. Theo ước tính, thiệt hại về kinh tế do bão Xangsane gây ra lên tới trên 10.000 tỉ đồng. Đây là mức thiệt hại lớn nhất do một cơn bão gây ra, tính đến năm 2006.
Cơn bão Durian (bão số 9) năm 2006 cũng là cơn bão mạnh, gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh Trung bộ và Nam bộ. Ảnh BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
Đến tháng 12.2006, miền Trung tiếp tục hứng chịu cơn bão số 9, tên quốc tế là bão Durian. Cơn bão này di chuyển dọc ven biển Khánh Hòa xuống vùng biển phía nam qua Bình Thuận (đảo Phú Quý), gây gió cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 12, cá biệt có thời điểm cấp 15 vào sáng 4.12.2006.
Sau đó, bão tiếp tục di chuyển đến TP.HCM (H.Cần Giờ), vào Tiền Giang, Bến Tre và một phần phía bắc của Trà Vinh, tiếp tục đến Vĩnh Long, và kết thúc ở TP.Cần Thơ vào trưa 5.12.
Bão Durian đã làm 85 người chết, 11 người mất tích, trên 160.000 căn nhà bị đổ, hư hại, ước tính thiệt hại về tài sản lên đến 7.314 tỉ đồng.
Cơn bão Damrey gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung trong tháng 12.2017
Gần đây nhất, năm 2017, miền Trung từng đón bão số 12, tên quốc tế là bão Damrey, với sức gió cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, đổ bộ vào khu vực Bình Định - Khánh Hòa, gây lũ lớn gần mức lịch sử tại các tỉnh Nam Trung bộ.
Bão và mưa lũ đã làm 123 người chết và mất tích, 3.550 nhà sập đổ, gần 300.000 nhà hư hỏng, thiệt hại 73.744 lồng bè nuôi thủy sản... Tổng thiệt hại về kinh tế do cơn bão này gây ra lên tới 22.679 tỉ đồng.
Bão Rai đang tiếp tục di chuyển hướng về Biển Đông
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đến chiều 14.12, cơn bão Rai ở vùng biển ngoài khơi Philippines đã mạnh lên cấp 10, giật cấp 12 và đang tiếp tục di chuyển hướng về Biển Đông. Dự báo trong khoảng đêm 17 và rạng sáng 18.12, bão Rai sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong năm nay.
Cũng theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão Rai sẽ là cơn bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Trung và Nam Trung bộ trong tháng cuối cùng của năm nay. Đặc biệt, khi đi vào Biển Đông, bão Rai sẽ chịu tương tác với không khí lạnh nên diễn biến về cường độ, hướng đi của bão còn phức tạp.
Trước diễn biến khó lường của bão Rai, sáng nay 15.12, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai sẽ họp trực tuyến với các bộ, ngành T.Ư và lãnh đạo 19 tỉnh, thành phố khu vực Trung bộ, Nam bộ để chuẩn bị ứng phó cơn bão Rai.
Miền Trung và Tây Nguyên mưa to, có nơi mưa rất to Từ sáng sớm nay (28/11) đến ngày 30/11, ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm hôm qua (27/11), ở khu vực từ Quảng Nam đến Bình Thuận đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa...