Nam Trung Bộ có mưa to trên diện rộng
Từ tối ngày 14/11, sau khi đi vào vùng biển ngoài khơi các tỉnh Phú Yên – Bình Thuận, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão trở thành cơn bão số 15 và có tên gọi quốc tế là Podul. Nhưng đến đêm, bão đã lại suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và gây mưa to đến rất to cho khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Áp thấp nhiệt đới và gây mưa to đến rất to cho khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Theo tin mới nhất từ trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, đêm hôm qua (14/11), sau khi đi vào vùng biển các tỉnh Phú Yên – Bình Thuận bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 04 giờ ngày (15/11), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 12,0 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 16/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 104,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Căm Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Video đang HOT
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận ngày hôm nay (15/11), còn có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.
Trên đất liền khu vực từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, trong cơn dông cần đề phòng tố lốc và gió giật mạnh. Ngày hôm nay, vùng mưa sẽ mở rộng dần xuống toàn Nam Bộ, mưa đạt cấp mưa vừa, có nơi mưa to mưa to.
Dự báo đợt mưa này sẽ kéo dài đến hết tuần với lượng mưa khoảng 200 – 300mm, có nơi trên 400mm. Với địa hình các khu vực này sông suối ngắn dốc nên mưa lớn sẽ gây ra một đợt lũ mới trên các sông từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và Tây Nguyên. Dự báo đỉnh lũ trên các sông Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên sẽ đạt mức báo động 1, báo động 2, có nơi trên báo động 2, riêng khu vực Quảng Nam và Ninh Thuận có thể đạt báo động 2, báo động 3, có nơi trên báo động 3, cần đề phòng ngập úng vùng trũng thấp, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi.
Thời tiết một số thành phố lớn: Thủ đô Hà Nội: Không mưa. Nhiệt độ 24 – 26 độ C. Thành phố Đà Nẵng: Có mưa to đến rất to. Nhiệt độ 25 – 27 độ C. Thành phố Hồ Chí Minh: Chiều và đêm có mưa, mưa vừa và dông. Nhiệt độ 28 – 30 độ C.
Theo Khampha
Miền Trung: 21 người chết và mất tích do bão, lũ
Thống kê sơ bộ đưa ra sáng nay 18-10 cho thấy bão số 11 và lũ lớn tại các tỉnh miền Trung đã làm ít nhất 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người bị thương; 87.382 nhà bị ngập, 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Nước lũ làm cô lập nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Ngọc
Theo báo cáo nhanh sáng nay 18-10 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, thống kê thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định, tính đến 20 giờ ngày 17-10, số người chết đã tăng lên 18 người (Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người); 3 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Thừa Thiên Huế 1 người, Bình Định 1 người). 92 người bị thương (Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 38 người, Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Bão số 11 và lũ lớn tại miền Trung trong những ngày qua cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 87.382 nhà bị ngập; 21 trường học với 587 phòng học bị tốc mái, hư hỏng.
Bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi
Do mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nghiêm trọng.
Tại tỉnh Nghệ An, đường quốc lộ 7 nhiều đoạn ngập sâu 0,5 m, một số điểm thuộc tuyến tỉnh lộ 531 bị ngập sâu 2,5 đến 2,8 m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25 m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo giao thông. Đến sáng ngày 18-10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã, trong đó huyện Hương Sơn 29 xã, huyện Hương Khê 10 xã, huyện Vũ Quang 11 xã, huyện Đức Thọ 15 xã và huyện Nghi Xuân có 1 thôn Xuân Giang II.
Quốc lộ 8A có một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6 - 0,8 m; đoạn K81 800-K82 500 sạt mái ta luy âm gây đứt đường; đoạn K82 500 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến.
Quốc lộ 1A đoạn từ nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2 đến 0,3 m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17-10, tuy nhiên riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong.
Theo Người lao động
18 người chết, 3 người mất tích vì bão lũ Tính đến sang 18/10, tổng cộng đã có 18 người chết, 3 người mất tích vì bão số 11 và mưa lũ tại cac đia phương từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum. Những căn nhà bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong cơn bão số 11 vừa qua...