Nằm trong bụng mẹ khỏe mạnh, bé trai chào đời với hình hài kỳ lạ khiến gia đình sợ hãi và hội chứng duy nhất chỉ có mình em mắc phải
Sau khi chào đời, Grayson được chẩn đoán chỉ sống lâu nhất đến 3-4 tuổi nhưng ý chí sinh tồn đáng nể giúp em vượt qua hàng chục ca phẫu thuật và mừng sinh nhật lần thứ 6 vào tháng 2 vừa qua.
Năm 2013, Jenny Smith, sống ở thị trấn Ranburne, Alabama (Mỹ), hạ sinh con trai thứ 4 và đặt tên là Grayson Kole Smith. Trong quá trình cô mang thai, bác sĩ không phát hiện bất kỳ điều gì bất thường nhưng sau khi đứa trẻ chào đời, em lại bị chẩn đoán mắc hội chứng lạ và trên thế giới chưa tìm được bệnh nhi tương tự. Hội chứng ấy sau đó được đặt tên là “ hội chứng Grayson”.
Grayson sinh ra trong tình trạng khó thở, phần trán bị lõm và đôi mắt sưng to khiến bố mẹ em cũng không tránh khỏi cảm giác sợ hãi ngay từ lần đầu nhìn thấy con trai. Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe và ADN nhưng vẫn không phát hiện điều gì bất thường, nguyên nhân khiến Grayson trở nên như vậy vẫn là ẩn số.
Kết quả khám tổng quát cho thấy Grayson bị biến dạng xương, có lỗ hỗng trong tim và hộp sọ gây ra tình trạng câm, điếc ở đứa trẻ. Theo chẩn đoán của bác sĩ, Grayson chỉ có thể sống tối đa 3-4 năm và đề nghị gia đình hãy chuẩn bị tinh thần.
Tình yêu thương quá lớn dành cho con trai thôi thúc bố mẹ Grayson tiếp tục hy vọng. Tính đến nay, cậu bé đã trải qua tổng cộng 36 ca phẫu thuật, hầu hết đều nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn sống sót trở về như một điều kỳ diệu. Năm nay, cậu bé đã bước sang tuổi thứ 2 và khả năng nghe nhìn đều đang cải thiện tích cực. Tuy nhiên, phần cột sống bị biến dạng của Grayson đang từng ngày đe dọa đến phổi và dạ dày, đồng thời khiến em không thể đi lại và thở như người bình thường. Gần đây, cậu bé được bố mẹ đưa đến khám ở bệnh viện nhi St. Louis để tìm ra phương pháp điều trị có thể giúp giảm thiểu những cơn đau.
Video đang HOT
Vượt lên trên cả bệnh tật, cuộc sống của Grayson lúc nào cũng tràn ngập tình yêu thương của gia đình và các anh chị em. Đứa trẻ này sau khi nổi tiếng cũng bắt đầu có nhiều bạn hơn, mỗi ngày trôi qua đều có ý nghĩa rất lớn đối với em.
(Nguồn: Metro)
Theo Helino
Sửa dị tật bàn tay, bàn chân như hình càng cua cho bệnh nhi 2 tuổi
Sau khi hội chẩn liên tục và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ bác sỹ Terry Light - chuyên gia bàn tay của Mỹ, Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM đã phẫu thuật "sửa chữa" thành công dị tật cho bé L.
Bàn chân bệnh nhi trước khi phẫu thuật. (Ảnh: TTXVN phát)
Ngày 8/7, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị này đã thực hiện phẫu thuật "sửa chữa" thành công dị tật bàn tay, bàn chân như hình càng cua cho một bệnh nhi 2 tuổi.
Bé trai B.H.L (2 tuổi, trú tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng cả tứ chi dị dạng hình càng cua.
Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, ở tháng thứ sáu của thai kỳ, thông qua siêu âm, các bác sỹ cho biết em bé trong bụng chị có tứ chi dị dạng hình càng cua. Sau khi bé B.H.L chào đời, toàn bộ hai bàn tay, hai bàn chân của bé đều có bốn ngón và bị chẻ đôi khiến cho mọi sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.
Với bàn tay, bàn chân không bình thường, bé L. hầu như không thể cầm nắm đồ vật và chơi đùa như trẻ em cùng trang lứa. Sợ con không cầm bút được thì không thể đi học, gia đình đã đưa bé đến khắp các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh tìm cách điều trị. Đi đến đâu các bác sỹ cũng đều nhận định bé B.H.L mắc hội chứng càng cua nhưng vẫn chưa thể điều trị vì nhiều rủi ro và biến chứng.
Với hy vọng cuối cùng, gia đình đưa bé B.H.L đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây, êkíp chỉnh hình của bệnh viện đã đánh giá, phân loại và xác định đây là loại dị tật loại 3, dính ngón một và hai phức tạp, không có kẽ ngón.
Sau khi hội chẩn liên tục và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ bác sỹ Terry Light - chuyên gia bàn tay của Hoa Kỳ, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã quyết định "sửa chữa" tứ chi dị dạng của em B.H.L sau kiểm tra sức khỏe tổng quát ổn định.
Bàn tay bệnh nhi trước khi phẫu thuật. (Ảnh: TTXVN phát)
Bàn tay của bệnh nhi sau khi phẫu thuật. (Ảnh: TTXVN phát)
Do bệnh nhi thuận tay trái nên các bác sỹ quyết định "sửa chữa" bàn tay trái trước. Sau gần 2 giờ khéo léo cắt nối và tạo hình, bàn tay em được phục hình 80%, chức năng vận động được bảo tồn gần như bình thường, tay em co duỗi, cầm nắm và cảm giác nóng lạnh khá tốt. Sau thành công đó, các bác sỹ tiếp tục sửa chữa với ba phần chi còn lại.
Sức khỏe của bệnh nhi B.H.L đang bình phục dần sau mổ, đi lại tốt, cầm nắm khả quan, dự kiến em sẽ cầm bút được, có thể đến trường sau khi tập vật lý trị liệu đầy đủ, định kỳ tại bệnh viện.
Theo bác sỹ Nguyễn Dương Phi, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, hội chứng càng cuahay còn gọi là hội chứng càng tôm hùm (lobster claw syndrome) là hội chứng hiếm gặp chiếm tỷ lệ 1/100.000 trẻ sinh sống, khiến bàn tay và bàn chân người bệnh phát triển không bình thường ngày từ trong bụng mẹ. Do đó, người bệnh sinh ra thường có một khe hở nơi lẽ ra là chỗ của ngón (tay hay chân) giữa khiến bàn tay hoặc chân có hình dáng như chiếc càng tôm hùm. Ngày nay, phẫu thuật tái tạo, sử dụng tay, chân giả có thể giúp cải thiện chức năng cho những người mắc hội chứng này./.
Đinh Hằng
Theo TTXVN/Vietnamplus
Dùng thuốc chống động kinh khi mang thai có thể khiến trẻ bị dị tật ANSM (Pháp) vừa cho biết, nếu trong quá trình mang thai bà mẹ sử dụng thuốc chống động kinh thì nguy cơ sinh con sẽ bị dị tật và rối loạn phát triển thần kinh. ANSM cho biết, kết quả nghiên cứu được tiến hành ở tất cả các thuốc chống động kinh được lưu hành tại Pháp bên cạnh một nghiên cứu...