Nam tính không… mọc trên mép!
Hàng ria mép cứ “bình yên”… không chịu mọc, nhưng cuộc sống thì không hề bình yên khi “bọn chúng” cứ khích bác “… hay mày chả phải đàn ông nhỉ?!”
Thật ra việc này cũng phần nào… có lý vì một hàng ria mép lún phún xanh vừa xuất hiện đêm qua của một chàng trai nào đó là một chữ ký “cầu chứng tại tòa” bảo đảm anh ta đã ở tuổi trưởng thành.
Nguyên do là mới chào đời người ta đã có tóc, lông mi, lông mày, nhưng phải đợi đến tuổi dậy thì thì hệ râu, ria, lông vùng sinh dục, vùng nách mới được “cấp visa” bởi sự cho phép của các hoocmôn sinh dục, đương nhiên riêng về khoản râu ria lại là sở trường của hoocmôn nam testosteron.
Bảo thế không khéo lại làm bạn và nhiều chàng trai “đồng bệnh tương lân” khác giật mình: chẳng lẽ những kẻ râu ria nhẵn thín lại tệ về cơ số testosteron, nghĩa là kém cỏi nam tính hay sao!
Không hẳn thế bởi thực tế tham gia vào số lượng lẫn chất lượng của đám râu ria hay hệ lông trên cơ thể chúng ta nói chung còn có yếu tố di truyền và chủng tộc nữa.
Video đang HOT
Chẳng khó để bạn nhận ra các chàng trai Á Đông thường chịu nhường một bước chuyện… lông lá so với các tộc người khác trên thế giới. Nhưng thật buồn cười nếu vì thế mà bảo rằng con trai Việt Nam… kém nam tính hơn mấy anh Tây!
Thật ra những trường hợp cạn kiệt hoocmôn đến độ không có lấy một cọng râu hầu như rất khó xảy ra, bằng chứng là bạn cho biết vùng sinh dục, vùng nách của mình đã được “phủ xanh đồi trọc” từ lâu, có nghĩa là bạn không hề thiếu testosteron, tinh hoàn của bạn vẫn ăn nên làm ra, còn chuyện hàng ria “kiên cường bất khuất” của bạn đến nay vẫn tử thủ kỹ chỉ là kết quả của di truyền mà thôi, nguời thế này kẻ thế khác, chẳng cần vì thế mà tự ti thái quá đâu bạn ạ.
Còn nhận định cho rằng những chàng trai râu ria tươi tốt dễ “gây mê” con gái hơn thì coi chừng bạn làm nửa thế giới nổi giận đấy, tính cách, tài năng đâu có… mọc trên mép.
Sau cùng, nếu vẫn kiên quyết làm “cách mạng xanh” cho hàng ria của mình, lời khuyên là: nên nghĩ lại.
Hiện nay chỉ có một số loại thuốc mọc tóc là tương đối có hiệu quả nhưng cũng chỉ khoảng 30% thành công ở những trường hợp hói đầu nhẹ; còn thuốc mọc râu thật sự thì dường như vẫn còn trong… ống nghiệm của các nhà khoa học.
Coi chừng tiền mất tật mang vì nghe lời quảng cáo mà cố “trồng” trên mép cái chỉ có thể mọc trên đầu, bởi như đã nói râu và tóc hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc.
Hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để bồi đắp nam tính bằng sự giỏi giang, chuyên cần, một lối sống đẹp hơn là ngồi đó mà vọng tưởng một… hàng ria, bạn ạ. Với lại không “râu hùm hàm én mày ngài” cũng đâu ai cấm bạn làm một Từ Hải kia chứ?!
Theo Y Khoa
Bí mật nơi bàn tay các quý ông
Vì sao ngón tay đeo nhẫn của đàn ông lại dài hơn ngón trỏ trong khi ở phụ nữ lại ngược lại? Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, tất cả đều được "lập trình" bởi những hocmon giới tính khi dứa trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ.
Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã có tục lệ đeo chiếc nhẫn cưới lên ngón tay áp út (lúc đó gọi là ngón vô danh, từ đó trở đi mới gọi là ngón đeo nhẫn) và trong nhiều nền văn hóa, người ta quan niệm rằng ngón tay đeo nhẫn của người đàn ông mà dài thì đó là dấu hiệu của sự đông con nhiều cháu.
Các hocmon giới tính ảnh hưởng tới độ dài của các ngón tay. Ảnh minh họa
Để giải thích vì sao ngón đeo nhẫn lại dài, các nhà nghiên cứu đã thấy, tế bào hình thành những ngón (chân) của bào thai chuột có nhiều thụ quan (receptor) tiếp nhận những hocmon giới tính. Hiện tượng dài ngắn của các ngón (thứ hai và thứ tư kể từ ngón cái) ở chuột rất giống với người.
Qua nhiều số liệu xác định các chỉ số sinh học ở chúng, một kết luận được rút ra là: testosteron (hocmon nam) làm ngón thứ tư (ngón đeo nhẫn) dài hơn, còn estrogen (hocmon nữ) làm ngón tay thứ hai (ngón trỏ) dài hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định được rằng xương của các ngón tay cũng chứng tỏ rằng chúng có độ nhạy cảm với hocmon giới tính, điều chỉnh sự phân chia các tế bào - tiền thân của mô xương.
Việc "khóa" các thụ quan testosteron sẽ dẫn đến sự xuất hiện đặc trưng về độ dài ngón tay của nữ còn nếu bổ sung thêm testosteron hoặc estrogen thì sẽ tạo ra được bàn tay với tỷ lệ những ngón của nam và nữ một cách tương ứng.
Các nhà khoa học còn nhận dạng được 19 gen, nhạy cảm với tác dụng của testosteron và estrogen khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu không phải là "vô bổ", "vô nghĩa" hay "vớ vẩn" mà nó là cơ sở để giải thích về mặt di truyền, thể hiện những tương tác qua lại giữa độ dài của ngón tay với những dấu hiệu khác ở một cá nhân cụ thể, bắt đầu từ số lượng tinh trùng, tính hung dữ, khả năng âm nhạc, khuynh hướng tính dục, các năng khiếu và thành tích thể thao cho đến các bệnh tật có thể mắc phải như bệnh tự kỷ, trầm cảm, nhồi máu cơ tim, ung thư vú...
Theo VietNamNet
Cam thảo có làm giảm ham muốn tình dục không? Gần đây, các kết quả nghiên cứu của Iran cho biết, cam thảo là loại dược thảo có ảnh hưởng xấu đến khả năng tình dục của cánh mày râu. Cam thảo, tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc họ cánh bướm (Fabaceae). Thường được sử dụng rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô để làm thuốc. Dược thảo cam thảo lâu...