Năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu ‘tấn công’ tỉnh Kon Tum
Trong tháng 8/2019, toàn tỉnh Kon Tum có 4 bệnh nhân (tuổi từ 11 đến 26 tuổi) ở 2 xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà mắc bệnh bạch hầu (theo xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên). Đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu xuất hiện tại tỉnh Kon Tum.
Các ca bệnh bạch hầu điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, ảnh chụp năm 2018. Ảnh: Quang Thái/TTXVN
Liên quan đến vấn đề thiếu huyết thanh, ông Lê Trí Khải – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có huyết thanh để đáp ứng nhu cầu. Các công ty cung ứng về dược, vắc xin sinh phẩm thấy nhu cầu sử dụng trong nước ít nên không nhập.
Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế lập nhu cầu để gửi về Bộ Y tế tổng hợp để có phương án đảm bảo đủ nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Với các loại thuốc hiếm, vắc xin sinh phẩm ít sử dụng, Bộ Y tế đều có kế hoạch đảm bảo nguồn này. Sở Y tế Kon Tum đã gửi nhu cầu huyết thanh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về Bộ.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Vũ Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: Trong năm 2018, số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch hầu tăng nhiều, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn chưa có huyết thanh.
Vì không có huyết thanh kháng độc tố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chỉ dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân. Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Việc dùng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu chỉ diệt vi trùng và điều trị được triệu chứng cho bệnh nhân, không trung hòa được độc tố ngăn biến chứng.
Cũng vì không có huyết thanh nên người bệnh sau khi điều trị bằng kháng sinh, có thể xuất viện nhưng vẫn phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và vẫn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh… dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
Mặc dù cả 4 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu trong tháng 8 ở tỉnh Kon Tum đều đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên bệnh nhân và ngành y tế địa phương chưa thể yên tâm vì chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Trước đó, năm 2018, bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại tại tỉnh Kon Tum sau 11 năm, trong số 10 người bị mắc bệnh đã có 2 trường hợp tử vong.
Cao Nguyên
Theo TTXVN
Tái xuất hiện bệnh bạch hầu ở Kon Tum: Chưa có huyết thanh kháng độc
Từ năm ngoái đến nay bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở tỉnh Kon Tum và có 2 trường hợp đã tử vong do bị biến chứng.
Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành y tế địa phương không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Một bệnh nhân nghi bị bệnh bạch hầu đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum..
Trong tháng 8 vừa qua, có 4 trường hợp từ 11 đến 26 tuổi ở hai xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà phải nhập Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum điều trị vì nghi mắc bệnh bạch hầu.
Các xét nghiệm sau đó của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên khẳng định cả 4 bệnh nhân này đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Điều đáng lo ngại là bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh... dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, thì ngành y tế địa phương lại không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì không có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Bác sỹ Lê Thị Chi, Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, bệnh viện chỉ có thể dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân: "Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Tại vì kháng độc tố thì chỉ dùng huyết thanh kháng độc tố để trung hòa độc tố giờ mình chỉ điều trị triệu chứng là kháng sinh nâng đỡ cho bệnh nhân thôi".
Theo bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nếu chỉ dùng kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu thì chỉ diệt vi trùng và điều trị được triệu chứng cho bệnh nhân chứ không trung hòa được độc tố ngăn biến chứng. Nếu không may độc tố xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Bởi vậy người bệnh sau khi điều trị bằng kháng sinh có thể xuất viện nhưng vẫn phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và vẫn có nguy cơ biến chứng.
Về nguyên nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đến nay vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu, bác sĩ Lê Vũ Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết: "Trong năm 2018, số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch hầu tăng nhiều, Bệnh viện đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin ý. Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo cho Cục Quản lý dược đề nghị các Công ty xuất nhập khẩu cho nhập huyết thanh. Tuy nhiên, đến nay các Công ty vẫn chưa nhập được. Hiện tại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chưa có huyết thanh". Mặc dù cả 4 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu trong tháng 8 vừa qua ở tỉnh Kon Tum đều đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Song cả bệnh nhân và ngành y tế địa phương đều vẫn trong tâm trạng không thể yên tâm vì chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Trước đó vào năm ngoái, bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại tại tỉnh Kon Tum sau 11 năm không ghi nhận ca bệnh và trong số 10 người bị mắc bệnh đã có 2 trường hợp tử vong./.
Theo VOV
Cục Y tế dự phòng làm việc với ngành y tế Đắk Lắk về bệnh bạch hầu Đến thời điểm hiện tại, Đắk Lắk đã ghi nhận 4 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh bạch hầu tại Đắk Lắk khiến 1 bệnh nhân tử vong, ngày 2/9, Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng do ông Trần Đắc Phu - Cục Trưởng dẫn đoàn, đã...