Nấm thanh quản mùa mưa
Mùa mưa kéo dài, khí hậu ẩm thấp, là một trong những nguyên nhân nấm phát triển. TS – bác sĩ (BS) Nguyễn Trọng Minh – phụ trách Phòng khám Tai Mũi Họng (Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy), cảnh báo: ho và khàn tiếng kéo dài cả tháng, chắc chắn thanh quản đã bị nhiễm nấm.
Đáng nói, tất cả các trường hợp này đều tự điều trị, đến khi vào BV, trong thanh quản của nhiều bệnh nhân (BN) đã mọc lên từng ụ nấm nhỏ hoặc nấm rải rác khắp nơi.
Phần lớn bệnh nhân tự điều trị
Tổn thương nhiễm nấm thường gặp ở những BN có yếu tố “thuận lợi” như sức đề kháng yếu, tiếp xúc với môi trường có nấm. Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do nấm có sẵn trong niêm mạc miệng (Candida Albicans); hít phải các bào tử nấm trong không khí (Asperillus) và một số loài nấm khác như Histoplasma, Blastomyces. Nấm thanh quản chủ yếu gặp ở nam giới với các yếu tố thuận lợi: rượu, thuốc lá, HIV và lao. Trong 12 ca nhiễm nấm, khoảng 33% do HIV và lao. Triệu chứng nổi bật là ho khan, đau và rát họng, khàn tiếng kéo dài, không giảm (trên một tháng). Nhiễm nấm Asperillus là chủ yếu, trên 83% (trong không khí môi trường bị ô nhiễm), Candida Albicans (trong niêm mạc họng): trên 15% do cơ địa giảm miễn dịch.
Thanh quản có kích thước nhỏ nhất trong hệ thống đường thở, lại nằm ở ngã ba đường hô hấp dưới, đảm nhiệm chức năng nói, thở và bảo vệ lá phổi. Vì vậy, khi thanh quản bị viêm nhiễm, BN dễ bị ho (ho khan, kéo dài trên hai tuần đến trên một tháng, ho lẫn máu và đàm); đau và rát họng; khàn tiếng. Đặc biệt, 100% BN sẽ bị ho và khàn tiếng ngày càng tăng dù đã dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau. Nhiều trường hợp không được điều trị tốt trước đó, nhập viện trễ đến ba – bốn tháng, nấm đã nằm rải rác trắng khắp dây thanh quản, hoặc mọc thành từng ụ nấm nhỏ.
Video đang HOT
Dễ phát hiện, dễ bỏ qua
BS Trọng Minh nói: “Tai mũi họng bị viêm do nhiễm trùng thông thường hoặc do viêm đặc hiệu. Điều đáng chú ý là viêm đặc hiệu có thể do lao hoặc do nấm. Hiện nay, viêm thanh quản do lao chiếm khá nhiều trong cộng đồng; trong khi đó, viêm thanh quản do nấm hiếm gặp hơn, với tỷ lệ 1/100.000″.
Nấm thanh quản phổ biến là Asperillus, thường chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazole – chủ yếu dành cho nấm ở nông và sâu), trong vòng hai – bốn tuần. Theo khảo sát của BS Trọng Minh, trong 12 ca nhiễm nấm thanh quản được theo dõi qua 5 năm, 11/12 ca được điều trị khỏi sau sáu tháng; nhưng sau chín tháng có hai ca tái phát và mười ca tái phát sau ba năm.
Nhiều trường hợp do tự điều trị, nên BN đã tự làm bệnh nặng hơn, phải nhập viện để được chích thuốc liều cao hơn. Thuốc kháng nấm thường có độc tính cao, nên BN cần đến các BV hoặc phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Bên cạnh đó, khi điều trị chậm trễ, nấm xâm nhiễm sâu vào các lớp niêm mạc, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, và giọng nói không thể trở lại như bình thường.
Ngoài những trường hợp BN đang bị suy giảm miễn dịch, ung thư vùng hầu họng, điều trị các bệnh mãn tính như: thiếu máu, thiếu sắt mãn tính, đái tháo đường thì một số đối tượng có nguy cơ dễ nhiễm nấm là BN sử dụng corticoid kéo dài không được BS theo dõi, điều chỉnh liều lượng.
BS Trọng Minh lưu ý: “Môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều loại phân bón khi làm vườn cũng là điều kiện để nấm phát triển và gây bệnh. Do đó, khi phải tiếp xúc với các loại phân bón kèm với nước, người làm vườn nên dùng khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với nấm mốc có sẵn trong không khí. Bổ sung các vitamin nhóm B, C để tăng cường sức đề kháng. Thể dục, vận động nhiều cũng là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cơ thể chống lại các vật thể lạ xâm nhiễm như nấm. Rửa mũi hàng ngày bằng các dung dịch như nước muối sinh lý”.
Theo Thanh Thanh
Phunuoline
Khản tiếng, mất tiếng do phù nề thanh quản.
Khản tiếng, mất tiếng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do chế độ ăn uống, dị ứng thức ăn, thời tiết hoặc do đặc thù công việc. Vậy phương pháp điều trị như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Cặp dây thanh âm trong thanh quản giúp con người chúng ta có thể nói, phát âm bình thường. Hai dây thanh này được bao phủ bởi một lớp niêm mạc mỏng. Nếu lớp niêm mạc này bị tổn thương dẫn tới sưng, phồng lên. Triệu chứng thường gặp là biểu hiện khản tiếng, mất tiếng.
Phù nề thanh quản có thể do viêm hoặc không viêm. Trong đó, phù nề không viêm thường do thần kinh vận mạch, dị ứng thức ăn, thời tiết hoặc không tìm thấy nguyên nhân còn gọi là phù thanh quản vô căn. Phù nề thanh quản do viêm thường biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, đau mình mẩy, môi khô, khó nuốt,...
Ảnh minh họa
Phù nề thanh quản do viêm có nhiều nguyên nhân như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu... Những người làm nghề phải sử dụng giọng nói nhiều như: giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên,... hoặc làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh. Hậu quả của phù nề thanh quản là gây khản tiếng, mất tiếng khiến một số người phải nghỉ việc, bỏ nghề. Trường hợp nặng, bệnh nhân xuất hiện khó thở ở mức độ khác nhau. Một số người tử vong do tình trạng phù nề dây thanh quản nặng dẫn đến khó thở, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Về điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại chỗ, chườm ấm vùng cổ, hạn chế nói, tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, không ăn các gia vị kích thích như tiêu, ớt... Đồng thời, cần uống hoặc tiêm kháng sinh tùy theo mức độ của bệnh cùng với thuốc kháng viêm steroid, kháng histamin; dùng khí dung mũi họng với dung dịch kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng. Nếu xuất hiện khó thở nặng, bệnh nhân cần được chuyển đến bệnh viện để được cấp cứu mở khí quản kịp thời, thở oxy hỗ trợ.
Hiện nay, để hỗ trợ và phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do phù nề thanh quản, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thảo dược, dùng được lâu dài, không gây tác dụng phụ. Điển hình trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học là thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Với thành phần chính là rẻ quạt, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, kết hợp với một số dược liệu khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng,... nên sản phẩm này có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, phù nề thanh quản.
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa khản tiếng, mất tiếng do phù nề thanh quản nói riêng cũng như viêm thanh quản nói chung, bệnh nhân nên uống Tiêu Khiết Thanh thường xuyên, kết hợp với tránh nói to, nói nhiều, không uống nước quá nóng, quá lạnh, không nên uống bia, rượu, hút thuốc lá.
Theo VNE
Giọng nói bỗng thay đổi: Dấu hiệu bệnh gì? Hầu hết chúng ta không chú ý nhiều tới giọng nói cũng như những thay đổi của chúng. Tuy nhiên, những biến đổi dù rất nhỏ trong giọng nói có thể đang thông báo về tình trạng sức khỏe của bạn. 1, Khan tiếng: Trào ngược dạ dày Đừng chủ quan khi thấy giọng nói của bạn trở nên khàn khàn sau một...