Nam thanh niên xuất huyết não sau khi phê ma tuý đá
Đây là ca đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ma túy đá gây ra xuất huyết não ở người trẻ tuổi.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai – vừa cho biết ngày 27/8, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận một nam bệnh nhân trẻ (27 tuổi) nhập viện trong tình trạng xuất huyết não, phù não nặng, có dùng ma túy đá. Đây là ca đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ma túy đá gây ra xuất huyết não ở người trẻ tuổi.
Theo lời kể của người nhà, ngay sau khi hít ma túy đá, bệnh nhân đau đầu, buồn nôn và đã được đưa đến bệnh viện tỉnh. Kết quả chụp CT cắt lớp cho thấy bệnh nhân có xuất huyết não, phù não rất nặng và đã được chuyển đến và điều trị tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dương tính với các loại ma túy tổng hợp, trong đó đặc biệt là melaphatamine, tức là ma túy đá.
Hình ảnh phim chụp của nam bệnh nhân. Ảnh: BSCC.
BS Nguyên cho biết ma tuý đá gây ra những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe. Về thần kinh và tâm thần, ma túy đá gây kích động, kích thích, vật vã, co giật, hoang tưởng, ảo giác mà chúng ta thường gọi là “ngáo đá”, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Về tim mạch, ma túy đá có thể gây tăng huyết áp, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, có thể tử vong trước khi tới viện. Nhồi máu cơ tim với người sử dụng ma túy đá là loại nặng và phức tạp nhất hiện nay, diễn biến rất nặng nề và khó điều trị, dễ gây tử vong.
Ma túy đá còn gây co thắt mạch máu mạnh, xuất huyết não, nhồi máu não, gây nhồi máu màng treo ở ruột, gây rối loạn đông máu, suy thận, tăng thân nhiệt…
Video đang HOT
BS Nguyên cũng khuyến cáo ngày càng có quá nhiều loại ma túy mới xuất hiện, núp bóng dưới nhiều loại thuốc, trò chơi, đồ tiêu khiển mà người dùng không dễ nhận biết.
Đặc biệt, học sinh phổ thông thuộc nhóm có nguy cơ rất cao, dễ bị lôi kéo sử dụng các loại ma túy. Vì thế, các phụ huynh cần quan tâm tới con trẻ, kịp thời phát hiện những bất thường, phòng nguy cơ con bị lừa, dụ dỗ dùng các chất gây nghiện nguy hiểm. Tuyệt đối không nên thử, dù chỉ một lần.
Theo Zing
Người dân Kon Tum đổ xô đi bắt sâu ban miêu: Bác sĩ lo ngại nguy cơ ngộ độc, tử vong
Trong những ngày gần đây, người dân tỉnh Kon Tum đổ xô đi bắt loài bọ cánh cứng hay còn gọi là sâu đậu, sâu ban miêu vì được thương lái thu mua với giá rất cao.
Tuy nhiên, lợi ích kinh tế chưa thấy đâu nhưng đã có một số trường hợp bị bỏng nặng thậm chí tử vong vì ngộ độc từ sâu ban miêu.
Nhiều trường hợp tử vong
Ngày 20/8, em A Ngãi (10 tuổi, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) cùng 2 bạn đi vào rẫy lúa trong làng để bắt sâu ban miêu. Sau khi bắt được các em đã bán được 10 ngàn đồng để chia nhau.
Bệnh nhân từng cấp cứu tại BV Bạch Mai vì ngộ độc sâu ban miêu.
Sau khi về nhà, em A Ngãi bị nóng rát, lở loét quanh cổ và miệng nên gia đình đã đưa em đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi.
Tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong vài năm gần đây cũng ghi nhận gần chục trường hợp ngộ độc sâu ban miêu rất nặng. Hai trong số các trường hợp này tử vong còn lại là bị biến chứng như suy thận, viêm phổi, gan.
Cụ thể, cách đây khoảng 3 năm, Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai đã cấp cứu cho một gia đình ở Thanh Hóa gồm 4 người nhập viện vì ăn sâu ban miêu. Theo lời kể, các bệnh nhân này sau khi bắt được sâu ban miêu thì rang lên ăn và bị ngộ độc sau đó.
Được biết, các bệnh nhân sau khi ăn sâu ban miêu khoảng 20 - 30 phút thì xuất hiện tình trạng đau rát cổ họng, đau bụng, nôn mửa ra máu. Gia đình khi phát hiện đã lập tức chuyển đến bệnh viện để cấp cứu.
Chưa có phác đồ điều trị hiệu quả
Theo Ths.Bs Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, sâu ban miêu còn gọi là manh trùng, ban manh hay ban meo. Đây là loài sâu cánh cứng, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm, đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi.
Sâu ban miêu.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, ngộ độc sâu ban miêu tuy gặp không nhiều nhưng rất nặng nề, tỷ lệ tử vong cao và gây khó khăn cho các bác sĩ cấp cứu khi tiếp xúc với loại ngộ độc này.
"Độc tố của sâu ban miêu là cantharidin, rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể, từ ruột, dạ dày cho đến các cơ quan khác như cơ, gan, thận, máu" - bác sĩ Nguyên cho hay.
Trên thế giới từ trước tới nay chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, điều trị thực tế thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở y tế và khả năng hồi sức của có thể. Theo ghi nhận, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều tử vong.
Các chuyên gia khuyến cao, để phòng tránh ngộ độc từ sâu và bọ xít, người dân cần tuyệt đối không dùng loài côn trùng này để làm thực phẩm hoặc cho vào vị thuốc để chế biến. Nếu phải đi bắt sâu, người dân chú ý sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là mắt.
Thế Công
Theo toquoc
Người đàn ông bất tỉnh, sùi bọt mép sau hút thuốc Lào nghi bị trộn cỏ Mỹ Người đàn ông 41 tuổi sau khi hút thuốc lào tại quán nước vỉa hè bỗng co giật, bất tỉnh, tăng tuyến nước bọt, tím tái được người dân xung quanh phát hiện đưa đến Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) với chẩn đoán ngộ độc cỏ Mỹ. Sử dụng ma tuý mới dễ chết Ngày 7/5, BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung...