Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày
Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.
BS Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Trần (30 tuổi) tham gia trò bắn súng sơn với bạn bè. Khi một cơn mưa bất ngờ đổ xuống khiến anh ướt đẫm người và lấm lem bùn đất, anh đã cởi giày tất và đi chân trần trên đất. Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.
Khoảng 3, 4 ngày sau, triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Anh Trần bắt đầu tiêu chảy khoảng 20 – 30 lần/ngày. Nhưng nghĩ cơ thể khỏe mạnh nên anh không nhập viện mà xin nghỉ phép ở công ty. Cho đến ngày thứ 5, khi nhìn thấy trong phân có máu thì anh Trần mới hốt hoảng đến bệnh viện khám.
BS Trương Chấn Dung cho biết, kết quả khám cho thấy bệnh nhân có bạch cầu tăng cao 16.000ul (người bình thường chỉ khoảng 10.000 – 11.000ul), viêm dạ dày cấp. Cho dù tiêm kháng sinh nhưng bệnh nhân vẫn tiêu chảy 30 lần/ngày. Khi tiến hành nội soi, phát hiện có một vật thể di chuyển trong đường ruột. Sau khi gắp và xác định bệnh nhân nhiễm giun móc.
BS Trương Chấn Dung chia sẻ: “Đài Loan và các nước Đông Nam Á là nơi xảy ra tình trạng nhiễm giun móc khá phổ biến. Thông thường giun móc từ đất sẽ xâm nhập qua da bàn chân, dấu hiệu dễ nhận biết là lòng bàn chân của người bệnh nổi mẩn đỏ.
Do tôi đã điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm giun móc, nên tôi luôn nhắc nhở con trẻ không được đi chân trần trên đất, bãi cỏ. Giun đất xâm nhập qua da sẽ vào vòng tuần hoàn máu, phổi, cổ họng, đường ruột. Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo lắng, khi tiếp xúc với thiên nhiên thì bạn chỉ cần mang giày dép và đừng đi chân trần là được”.
Nhiễm giun móc là bệnh gì?
Video đang HOT
Nhiễm giun móc, hay nhiễm giun mỏ, là khi có giun móc (giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Chúng thường lây nhiễm ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt có điều kiện vệ sinh kém. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người. Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?
Hầu hết những người bị nhiễm giun móc không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người bị ngứa hoặc nổi mẩn quanh vùng da mà ấu trùng xâm nhập. Khi ấu trùng vào phổi, bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như ho khan, thở khò khè, ho ra máu, sốt nhẹ. Nếu tình trạng viêm nặng, nó có thể gây ra chứng biếng ăn, tiêu chảy, thiếu máu, đau bụng…
Giun móc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, và người suy dinh dưỡng như thiếu máu hay thiếu hụt protein. Da, phổi, ruột non cũng bị nhiễm bệnh. Những biến chứng khác bao gồm mệt mỏi, vấn đề hô hấp, suy tim, nhịp tim bất thường.
Bạn nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Vùng da bị ấu trùng xâm nhập có triệu chứng sưng tấy, viêm, rát, đỏ.
- Bị sốt, khó thở hoặc đau thắt ngực.
Theo Ettoday/Helino
Dấu hiệu trẻ bị viêm cơ tim dễ nhầm lẫn với cảm sốt
Bệnh viêm cơ tim khó phát hiện khi các triệu chứng khởi đầu rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt. Hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong.
Có triệu chứng hô hấp trước đó như sốt, ho, sổ mũi, khò khè, hoặc triệu chứng về tiêu hóa như: ói, tiêu chảy...
Có khi chỉ đơn thuần là quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém, ngủ li bì khó đánh thức, hay rên rỉ, quấy khóc...
Đặc biệt nếu thấy trẻ có các biểu hiện như tím môi, da tái, tay chân lạnh, thở mệt, mạch nhẹ hoặc không bắt được phải cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Viêm cơ tim do virus sẽ làm kích hoạt một loạt phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại tình trạng này. Tuy nhiên, chính phản ứng miễn dịch quá mức, cùng với sự tấn công của virut lại tiếp tục làm tổn thương tới tế bào cơ tim, kéo theo một loạt quá trình bệnh lý phức tạp, và hậu quả cuối cùng thường là cơ tim giãn.
Cơ tim bị tổn thương làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Tim không thể cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể và dẫn đến suy tim.
Khi hiệu quả bơm máu của tim giảm, máu có thể bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển tới các mạch máu, làm tắc mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Sự tổn thương của các tế bào cơ tim không chỉ giảm chức năng bơm máu của tim, mà còn làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim và phát triển các rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Lâm Tùng - Lê Hoa
Theo baonghean
Những câu hỏi thường gặp về thói quen đi đại tiện mà nhiều người chưa biết câu trả lời Chuyện đi đại tiện là điều mà ai cũng phải trải qua mỗi ngày, nhưng bạn có chắc mình đã biết đi đại tiện đúng cách và nhận biết cơ thể gặp vấn đề thông qua những dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện hay chưa? Có những người sở hữu đường ruột khỏe mạnh nên đào thải phân ra ngoài mỗi...