Nam thanh niên bị tâm thần vì quá sợ mắc ung thư
N.A luôn nghĩ mình có khả năng mắc ung thư nên kiêng khem, áp dụng thực dưỡng một cách cực đoan, tâm lý luôn bất ổn.
H.N.A (21 tuổi, trú tại Hà Nội) từng chịu cú sốc người thân qua đời vì ung thư nên luôn ám ảnh rằng mình sẽ mắc bệnh này. Bởi vậy, nam thanh niên lên mạng và tìm kiếm cách phòng bệnh. Hằng ngày, chàng trai chỉ ăn cơm với rau củ quả. Trong nhóm thực dưỡng, một số người cho rằng ăn đạm động vật kích hoạt bệnh ung thư. Thậm chí, hoa quả ngọt, đồ ăn có đường cũng nằm danh sách đen cần loại bỏ.
Sau 2 năm áp dụng thực dưỡng một cách cực đoan, chàng thanh niên bị suy kiệt vì thiếu chất, cơ thể gầy gò, thiếu sức sống. Cậu còn bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, luôn bị lôi kéo tham gia các trào lưu ăn uống cực đoan, nhìn đâu cũng thấy bệnh tật, ung thư.
Sợ ung thư nên N.A ăn uống kiêng khem cực đoan. Ảnh minh họa: Freepik.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung – Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E cho biết, ngoài vấn đề suy dinh dưỡng, N.A còn mắc chứng rối loạn tâm thần liên quan tới ăn uống. Bệnh nhân không thể ăn uống nên các bác sĩ phải truyền dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Về vấn đề rối loạn tâm thần, N.A được điều trị bằng thuốc và tư vấn tâm lý để thay đổi hành vi ăn uống.
Theo bác sĩ Chung, ăn chay có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ phù hợp với từng nhóm cụ thể. Với trẻ em, thanh thiếu niên, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để hoạt động và phát triển cơ bắp, ăn chay trường sẽ dẫn tới thiếu chất, suy kiệt cơ thể.
Sợ bệnh ung thư là tâm lý chung của mọi người và có ý thức phòng bệnh là tốt. Tuy nhiên, bác sĩ Chung cho rằng không nên lo lắng thái quá, phòng bệnh một cách thiếu khoa học, theo tâm lý đám đông. Khi bị lôi kéo vào các hội nhóm tiêu cực, người tham gia dễ bị dẫn dắt, mất khả năng phản biện và rối loạn tâm thần.
Trong thời gian đầu, bác sĩ sẽ đồng hành cùng bệnh nhân để nâng cao tư duy phản biện. Sau đó, gia đình, người thân phải sát cánh với bệnh nhân để hỗ trợ họ thoát khỏi tâm lý sợ hãi mắc ung thư.
Video đang HOT
Để phòng bệnh ung thư, Phó giáo sư Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết mọi người chỉ cần ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây, lựa chọn thực phẩm tốt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao.
Người dân cần hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích và thịt nướng cháy. Ăn uống cân bằng giữ cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì. Không ăn thực phẩm mốc, ôi thiu. Trong sinh hoạt hằng ngày, bỏ hút thuốc lá, ngủ đủ và đúng giờ.
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, là một thách thức lớn đối với y học và là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Một trong những câu hỏi được đặt ra là ung thư xuất phát từ đâu, sự hình thành của tế bào ung thư như thế nào, nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Nguyễn Minh Đức - bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM về vấn đề này.
Ung thư phát triển thế nào và di căn
Ung thư là do xuất hiện đột biến gen bất lợi và khối ung thư hình thành được khi cán cân hình thành ung thư mạnh (xuất hiện đột biến gen phân bào) vượt hơn cơ chế tiêu diệt ung thư (hệ miễn dịch gồm Natural killer cell và Lympho T).
Nguồn gốc của đột biến bất lợi là do tế bào bị tổn thương từ ngoài vào (thuốc lá, rượu bia, ăn nhiều thịt đỏ- thịt nướng, ...) hoặc tự nội tại tế bào có nguy cơ tăng cao đột biến (di truyền).
Trong một cơ thể khỏe mạnh, có hàng nghìn tỷ tế bào được tạo ra từ sự phát triển, phân chia nhằm duy trì các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Các tế bào khỏe mạnh đều có những chu kỳ sống riêng biệt, sinh sản và chết đi theo chương trình định sẵn, tùy theo mỗi loại tế bào. Các tế bào mới được sinh ra thay thế cho các tế bào già cỗi, hoặc các tế bào bị hư tổn khi chúng chết đi.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa.
Trên thực tế, ung thư làm phá vỡ quá trình bình thường ở trên, dẫn đến sự phát triển hỗn loạn các tế bào. Điều này được giải thích là do những biến đổi hoặc sự đột biến DNA trong tế bào.
DNA tồn tại trong các gen riêng lẻ của mỗi tế bào, chúng giúp định hướng cho tế bào thực hiện đúng chức năng và cả sự phát triển, phân chia tế bào. Hầu hết các đột biến DNA được tế bào sửa chữa nhưng một khi có một lỗi nào đó không sửa chữa được, tế bào có thể sẽ bị ung thư hóa. Các tế bào ung thư sẽ phát triển quá mức, không kiểm soát dẫn tới hình thành các khối u. Tùy thuộc vào vị trí khối u mà nó gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau cho cơ thể.
Không phải tất cả các khối u đều gọi là ung thư. Có những khối u lành tính, không gọi là ung thư, chúng không xâm lấn và lan ra các mô cơ quan khác. Dù vậy, khi chúng phát triển quá mức chèn ép vào các cơ quan lân cận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa. Các tế bào ung thư có thể di cư thông qua dòng chảy mạch máu hay hệ bạch huyết để đi đến các vùng khác của cơ thể, gọi là hiện tượng di căn xa. Ung thư đã di căn xa thường khó điều trị và có tiên lượng xấu.
Không ai được chọn lựa nơi sinh ra để đảm bảo mình không có di truyền nguy cơ tăng cao ung thư nhưng lại có thể quyết định mình tránh xa khói các nguy cơ nhìn thấy được như thuốc lá và rượu bia.
Ngoài ra, việc tầm soát sớm chỉ là phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị ít tốn kém và nhanh hồi phục chứ không phải là phòng bệnh ung thư.
Bí quyết để phòng ung thư hiệu quả
Muốn phòng bệnh hay khỏi bệnh ung thư mà không có sự thay đổi tích cực trong ý thức, hành vi, thay đổi các thói quen xấu (như hút thuốc lá, uống rượu bia) thành thói quen tốt (không hút thuốc lá và không uống rượu bia) là chuyện không bao giờ xảy ra.
Hằng ngày giữ thói quen tốt tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, sử dụng các chất tốt cho sức khỏe như mật ong, trà xanh, lựu đỏ, sô cô la đắng đen, rau và trái cây có thể giúp chúng ta tránh xa ung thư.
Hải sản là những thức ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa
Ung thư không phải tự nhiên mà xuất hiện, chúng phát sinh theo đúng quy luật khoa học và vật lý. Ở giai đoạn quá muộn, mỗi bệnh nhân có một cách đáp ứng điều trị khác nhau và cần tổng hợp nhiều các phương pháp điều trị khoa học, bổ trợ hệ miễn dịch và các phương pháp y học cổ truyền .... mới hy vọng quá trình đột biến này kết thúc và hệ miễn dịch mạnh trở lại (Natural killer cell và lympho T) để đảm bảo sự tái phát không xuất hiện.
Đừng bị ám ảnh bởi tại sao lại là ung thư giai đoạn cuối, hãy thay đổi ngay hôm nay, cho bản thân và gia đình. Thói quen khoa học tốt cùng tầm soát sớm là hai vũ khí giúp bạn chiến thắng ung thư.
Một virus phổ biến gây bệnh ung thư nguy hiểm cho nữ giới đang bị xem nhẹ 85% phụ nữ có khả năng nhiễm virus Human Papilloma (HPV) một lần trong đời khi họ có ít nhất một bạn tình (1). Một số týp HPV có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm, đồng thời là nguyên nhân gây nên gần 100% ca ung thư cổ tử cung ở nữ giới (2). HPV và những căn bệnh nguy hiểm mà...