Năm tháng vô tình không lưu lại: Đây là những người quan trọng nhất bạn cần phải trân quý!
Đối mặt với cha mẹ, người thân, chúng ta luôn “bận cả ngày”, không có thời gian về thăm họ, tiết kiệm từng cuộc điện thoại, từng bữa cơm, hay từng câu quan tâm đơn giản.
Người thân còn đó, xin hãy nhớ trân quý
Từ trước đến nay, chúng ta thường “tin tưởng” quá nhiều vào thời gian. Vì thế trong đầu lúc nào cũng nghĩ tương lai còn dài, để rồi ta cứ thế mặc sức chờ đợi, trì hoãn theo bản năng.
Đối mặt với cha mẹ, người thân, chúng ta luôn “bận cả ngày”, không có thời gian về thăm họ, tiết kiệm từng cuộc điện thoại, từng bữa cơm, hay từng câu quan tâm đơn giản. Cuối cùng, cũng chỉ vì một chữ “bận” đó mà khiến nhiều người phải hối hận cả đời.
Thực ra, cuộc đời này chính là một phép trừ, qua một ngày là ít đi một ngày. Vì vậy, nếu còn ở cạnh những người thân yêu, xin hãy luôn biết trân trọng họ. Duyên phận là thứ kì diệu, nếu đã có duyên để quen biết và trở thành người quan trọng của nhau, hãy luôn gìn giữ thứ tình cảm tốt đẹp đó.
Nên nhớ, duyên phận giữa cha mẹ với con cái là đáng trọng nhất, nhưng cũng mỏng manh nhất. Cha mẹ có thể rời xa ta bất cứ lúc nào, và đó sẽ là cuộc chia ly vĩnh cửu. Vì vậy, nếu cha mẹ còn sống, xin hãy biết trân trọng.
Video đang HOT
Lời Phật dạy đáng ngẫm về duyên nợ giữa cha mẹ và con cái:
1. Phật dạy: “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu. Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”.
2. Trăng sao vẫn là trăng sao của bầu trời muôn thuở. Đạo hiếu con người vẫn là đạo hiếu của vạn đời thế nhân. Xưa nay trong muôn ngàn việc, việc quan trọng nhất và cần phải làm tốt nhất luôn là việc hiếu.
3. Đạo Phật được gọi là Đạo hiếu, đạo dạy con người trước tiên phải hiếu thảo với cha mẹ, Đức Phật trong vô lượng kiếp tu hành mong cầu Đạo quả đều lấy sự hiếu kính với cha mẹ làm đầu.
4. Thờ cúng mâm cao cỗ đầy, cũng không bằng một lời hiếu kính đối với mẹ cha.
Lời Phật dạy về ân đức của Cha Mẹ: Sống hiếu thuận, công danh sẽ sung túc
Lòng cha mẹ mênh mông rộng, như một tán ô lớn, che chở con trước mọi bão giông. Một người biết phụng dưỡng cha mẹ bằng tài sản của mình, khí tài ngày càng sung túc.
1.
Trong cuốn "Kinh Đại thừa Bản sinh Tâm địa quán", Đức Phật dạy, phúc báo của những người làm con biết phụng dưỡng cha mẹ là vô cùng.
Đức Phật hỏi, tại sao ta phải chịu công ơn to lớn của cha mẹ? Bởi cha là người đã cho ta giọt máu thành hình người, mẹ là người đã mang nặng đẻ đau ta 9 tháng 10 ngày, cho đến lúc ta cất tiếng khóc chào đời. Cha và mẹ chính là người chăm bẵm, nuôi nấng, yêu thương ta, có thể vì ta mà hy sinh tất cả. Những ân tình đó đối với chúng ta sâu tựa biển, cao tựa núi kia, dù ta trả nghĩa thế nào cũng không hết được.
Lòng cha mẹ mênh mông rộng, như một tán ô lớn, che chở con trước mọi bão giông. Một người biết phụng dưỡng cha mẹ bằng tài sản của mình, khí tài ngày càng sung túc. Con người tham lam, nham hiểm, nhiều thói xấu, lại không có lòng hiếu thuận, sớm muộn tiền đồ cũng lụi bại.
Thực ra từ cổ chí kim, các triều đại đế vương thời xưa đều vô cùng hiếu thảo, luôn đề cao đạo lý lấy "chữ Hiếu đứng đầu".
2.
Trong Kinh Tâm Địa Quán có viết:
"Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u."
Vốn dĩ hạnh phúc nhất đời người chính là cha mẹ còn sống. Bởi cha mẹ chính là chốn về bình an nhất, bữa cơm thịnh soạn nhất và vòng tay ấm áp nhất. Làm con biết báo hiếu với cha mẹ sẽ nhận được phước vô lượng, bằng không nếu làm ra điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng.
Hạnh phúc khi cha mẹ biết đạo, cùng tu Thời gian thấm thoát trôi nhanh, mới đó mà tôi đã lìa xa mái ấm gia đình 25 năm tròn, xuất gia vào chùa - thực tập một nếp sống thoát tục. Ở chùa, mọi thói quen sinh hoạt phải đều chỉnh lại ngay ban đầu từ: ăn uống, ngủ nghỉ, giờ giấc trong mọi việc..., đúng như câu "nhập gia tùy tục"...