Nam Sudan và Sudan nhất trí tăng cường an ninh, thương mại
Ngày 12/1, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã gặp người đồng cấp nước láng giềng Sudan Abdel Fattah Al-Burhan tại Juba, thủ đô của Nam Sudan, để thảo luận về các biện pháp ổn định hợp tác chính trị, kinh tế và an ninh giữa hai nước.
Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir (trái) và Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Sudan Abdel Fattah al-Burhan. Ảnh: sudanspost.com
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hai nhà lãnh đạo đã nhắc lại cam kết đảm bảo quyền tự do đi lại, cư trú, mua lại tài sản và việc làm cho tất cả công dân của hai nước. Hai ông cũng đã thảo luận về việc thực hiện thỏa thuận hợp tác năm 2012, thương mại và an ninh dọc theo hành lang biên giới giữa hai nước láng giềng này.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí thành lập lực lượng an ninh chung để ngăn chặn sự xâm nhập vũ khí trái phép và chống lại các thế lực và hoạt động tiêu cực dọc hành lang biên giới. Hai nước cũng nhất trí thực hiện các thỏa thuận liên quan khác, đặc biệt là các cơ chế đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình hòa bình được mở rộng gần đây.
Tổng thống Kiir và Phó Tổng thống thứ nhất Riek Machar cùng các bên khác tham gia thỏa thuận hòa bình năm 2018, văn bản được tái ký kết vào tháng 8/2022 đã nhất trí gia hạn giai đoạn chuyển tiếp sau khi thỏa thuận này hết hạn vào tháng 12/2023. Giai đoạn chuyển tiếp sẽ kết thúc vào năm 2025, song các bên sẽ tổ chức bỏ phiếu vào tháng 2/2024.
Năm 2020, Chính phủ Nam Sudan đã giúp dàn xếp hòa bình giữa Chính phủ chuyển tiếp ở Sudan do Tổng thống Al-Burhan lãnh đạo và các nhóm đối lập vũ trang khác nhau ở Juba.
Tháng 9/2012, Sudan và Nam Sudan đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Phi. Thỏa thuận bao gồm một gói các thỏa thuận liên quan đến an ninh, tình trạng công dân, biên giới và các vấn đề kinh tế cùng các vấn đề khác liên quan đến dầu mỏ và thương mại.
Báo động tình trạng nghèo đói cùng cực trên toàn cầu
Theo số liệu do tổ chức Bảo vệ trẻ em công bố ngày 29/12, số người đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực tại 8 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất đã tăng gần 57% từ 16,1 triệu người trong năm 2019 lên 25,3 triệu người.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Aweil, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tổ chức Bảo vệ trẻ em (Save the Children), thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng đói kém chưa từng thấy. Afghanistan, CH Trung Phi, CHDC Congo, Haiti, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Yemen là những nước có số người đối mặt với tình trạng đói kém và suy dinh dưỡng khẩn cấp cao nhất. Trong số này, Afghanistan là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, với số người đối mặt với đói kém nghiêm trọng tăng từ 2,5 triệu người trong năm 2019 lên 6,6 triệu người trong năm 2022.
Quyền Giám đốc tổ chức Bảo vệ trẻ em tại Afghanistan, Nora Hassanien nhấn mạnh do suy dinh dưỡng, trẻ em tại Afghanistan có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tả. Tổ chức này cũng nhận thấy xu hướng đáng quan ngại như tảo hôn và lao động trẻ em. Việc giải quyết những vấn đề này không thể thiếu vai trò của phụ nữ, song tình hình hiện nay là rất đáng lo ngại trong bối cảnh nhiều chương trình có phụ nữ tham gia đang phải tạm ngừng tại Afghanistan.
Yemen là quốc gia phải chịu nạn đói nghiêm trọng thứ hai, với số người bị suy dinh dưỡng tăng từ 3,6 triệu người lên 6 triệu người, tăng 66% trong 2 năm qua. Theo người phát ngôn của tổ chức Bảo vệ trẻ em tại Yemen, Shannon Orcutt, gần 8 năm xung đột và suy giảm kinh tế nghiêm trọng đã làm tăng xu hướng đói kém và các rủi ro. Trẻ em phải đối mặt với cùng lúc 3 mối đe dọa là nạn đói, các vụ đánh bom và bệnh tật. Trong 18 tháng qua, số trẻ em bị suy dinh dưỡng đã gia tăng. Hiện nhu cầu của trẻ em tại Yemen đã vượt xa khả năng đáp ứng của ngân sách và chính sách hỗ trợ.
Xếp sau Yemen là CH Trung Phi với 4,1 triệu người đối mặt với đói kém nghiêm trọng. Tại Sudan và Nam Sudan, có 2,3 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói, trong khi con số này tại Somalia là 1,3 triệu người và CH Trung Phi là 652.000 người.
Trước đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đói nghèo nghiêm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, khi có khoảng 60 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng vào cuối năm nay. Theo WFP, kể từ đầu đại dịch COVID-19, số người đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực hoặc đối mặt với đói kém đã tăng từ 135 triệu người tại 53 quốc gia lên 345 triệu người tại 82 quốc gia.
LHQ và các đối tác quốc tế lo ngại tình trạng bạo lực leo thang ở Nam Sudan Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/12, Liên hợp quốc (LHQ) và các đối tác quốc tế đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực leo thang ở khu hành chính Greater Pibor, miền Đông của Nam Sudan, do lực lượng thanh niên có vũ trang từ bang Jonglei gây ra. Người tị nạn xếp hàng chờ nhận lương...