Các phe phái ở Sudan bắt đầu đàm phán về thỏa thuận chuyển tiếp cuối cùng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 9/1, các chính đảng của Sudan bắt đầu đàm phán hướng tới đạt được thỏa thuận cuối cùng nhằm thành lập một chính phủ dân sự và giải quyết các vấn đề nổi bật khác, hơn một năm sau cuộc đảo chính quân sự ở nước này.
Tướng Abdel Fattah Al Burhan (giữa), Tướng Mohamed Hamdan Dagalo (thứ 2 trái) cùng đại diện một số nhóm dân sự sau lễ ký tại Khartoum, Sudan, ngày 5/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là giai đoạn hai của tiến trình đàm phán nói trên. Tháng trước, các đảng phái trên và quân đội Sudan đã ký một thỏa thuận khung để khởi động quá trình chuyển đổi chính trị mới hướng tới bầu cử. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng thỏa thuận này không đại diện cho đa số và có một số điểm sẽ gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán tiếp theo. Ngoài ra, một số vấn đề khó khăn nằm ngoài thỏa thuận khung nói trên, trong đó có cải cách lĩnh vực an ninh, thỏa thuận hòa bình được ký năm 2020 và căng thẳng ở miền Đông Sudan.
Video đang HOT
Cuộc đảo chính hồi tháng 10/2021 đã chấm dứt thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa quân đội Sudan và liên minh dân sự Lực lượng Tự do và Thay đổi được ký kết sau khi nhà lãnh đạo Omar al-Bashir bị lật đổ năm 2019. Các nhà ngoại giao và lãnh đạo quân sự Sudan đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng thành lập một chính phủ mới.
Cùng ngày 9/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã hoan nghênh việc khởi động giai đoạn hai của tiến trình chính trị nhằm khôi phục quá trình chuyển đổi sang chế độ dân sự lãnh đạo ở Sudan.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Stéphane Dujarric cho biết bước đi này dựa trên những tiến bộ đạt được trong quá trình ký kết Thỏa thuận khung chính trị vào ngày 5/12/2022. Đây là một bước quan trọng trong quá trình hiện thực hóa nguyện vọng của người dân Sudan về dân chủ, hòa bình và phát triển bền vững. LHQ, thông qua cơ chế 3 bên bao gồm Phái bộ Hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ ở Sudan (UNITAMS), Liên minh châu Phi (AU) và Cơ quan liên chính phủ về phát triển (IGAD), cam kết hỗ trợ quá trình này và giúp Sudan đạt được một thỏa thuận chính trị cuối cùng trong những tuần tới.
Ai Cập cũng bày tỏ đánh giá cao việc khởi động giai đoạn trên tại Sudan, coi đây là một “diễn biến quan trọng và tích cực”. Bộ Ngoại giao Ai Cập đã ra tuyên bố bày tỏ tin tưởng rằng các bên ở Sudan sẽ đạt được một thỏa thuận chính trị cuối cùng và toàn diện để kết thúc giai đoạn chuyển tiếp cũng như đáp ứng nguyện vọng của người dân nước này. Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế tiếp tục viện trợ kinh tế và phát triển cho Sudan để giúp nước này giải quyết các thách thức.
Ít nhất 11 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa các bộ lạc ở Darfur, Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, tính đến ngày 24/12, các cuộc đụng độ giữa các bộ lạc ở Darfur đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng tại khu vực rộng lớn ở phía Tây Sudan nhiều xung đột này.
Người dân Sudan tuần hành phản đối cuộc đảo chính quân sự tại Khartoum, ngày 25/10/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các nhân chứng cho biết các cuộc đụng độ chưa rõ nguyên nhân đã nổ ra giữa các bộ lạc Arab mục vụ và các bộ lạc châu Phi tại một thị trấn gần Nyala, thủ phủ của bang Nam Darfur.
Người phát ngôn Văn phòng Điều phối chung về người tị nạn và người tản cư ở Darfur, ông Adam Regal, cho biết số người chết có lẽ sẽ còn tăng lên khi giao tranh vẫn đang tiếp diễn.
Trước đó, hãng thông tấn SUNA của Sudan cho biết những người đàn ông "cưỡi lạc đà và xe máy đã tiến hành một cuộc tấn công vào làng Amouri, phóng hỏa ngôi làng và khiến 4 người thiệt mạng". Ngoài ra, 3 người khác cũng đã thiệt mạng trong những ngày kế tiếp khi xung đột lan sang các ngôi làng lân cận, nhiều ngôi làng trong số này bị đốt phá và cướp bóc. Lực lượng an ninh của chính phủ đã được cử đến để ngăn chặn bạo lực.
Các chuyên gia cho biết kể từ cuộc đảo chính của Tổng tư lệnh quân đội Abdel Fattah al-Burhane vào tháng 10/2021, xung đột giữa các bộ lạc đã bùng nổ do khoảng trống an ninh sau đảo chính. Một thỏa thuận được ký kết vào đầu tháng này giữa quân đội và các nhóm dân sự nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng thỏa thuận còn khá "mơ hồ" và "không rõ ràng".
Theo LHQ, cuộc chiến năm 2003 ở Darfur giữa chế độ đa số Arab của Omar al-Bashir và phiến quân từ các dân tộc thiểu số đã khiến ít nhất 300.000 người chết và 2,5 triệu người phải di tản, chủ yếu trong những năm đầu tiên của cuộc xung đột. Ông Bashir bị lật đổ vào năm 2019 và hiện đang thi hành án tù giam.
Cạnh tranh Mỹ - Trung tại châu Phi: Washington sẽ là lựa chọn tốt hơn? Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vào ngày 13/12 đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Mỹ - Châu Phi tại Washington bằng cách nêu bật về dân số trẻ của Châu Phi - phản ánh nhân khẩu học chắc chắn sẽ khiến "Lục địa Đen" trở thành một nhân tố toàn cầu quan trọng trong những thập niên...