Nam sinh viên hối hận sau 1 tiếng đăng ký kết hôn, nguyên nhân tiết lộ khiến dân mạng dậy sóng
Người phụ nữ hoài nghi anh Hạng lừa dối hôn nhân, nếu anh muốn ly hôn, cô yêu cầu được bồi thường 300.000 tệ (khoảng 1 tỷ đồng).
Mới đây, sự việc cặp vợ chồng mới đăng ký kết hôn sau 1 tiếng đã đòi ly hôn tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lọt vào top tìm kiếm nóng hổi trên Weibo, cả hai đều còn rất trẻ, chàng trai vẫn đang là sinh viên đại học.
Ảnh minh họa
Theo tìm hiểu, chàng trai họ Hạng, sinh năm 1995, hiện đang học tại một trường đại học ở Côn Minh. Anh gửi đơn ly hôn lên tòa và cho biết vợ chồng anh đã rạn nứt tình cảm từ sớm và chia tay trước khi đăng ký kết hôn.
Anh tiết lộ sở dĩ kết hôn với nhau là vì: ‘Người phụ nữ gửi nhiều tin nhắn quấy rối và chọc tức tôi trong thời gian chia tay, chính vì vậy tôi đã vội vàng quyết định kết hôn với đối phương’. Nhưng sau khi đăng ký kết hôn xong anh đã hối hận và muốn ly hôn ngay lập tức.
Người phụ nữ họ Trần sinh năm 1997, hiện đang là y tá tại phòng khám nha khoa. Người phụ nữ hoài nghi anh Hạng lừa dối hôn nhân, nếu anh muốn ly hôn, cô yêu cầu được bồi thường 300.000 tệ (khoảng 1 tỷ đồng).
Sau khi xét xử, tòa án nhận định rằng hai bên từng yêu nhau nên cũng có nền tảng tình cảm nhất định. Nguyên đơn không thể chứng minh rằng mối quan hệ của cặp đôi đã đổ vỡ, cuối cùng tòa án ra phán quyết đơn ly hôn của hai người ‘không được chấp thuận’.
Sự việc này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng và lập tức nhận về vô số bình luận. Nhiều người cho rằng chàng trai hành xử thiếu trách nhiệm với bản thân và cả người phụ nữ mà anh đã đăng ký kết hôn.
Một số người bình luận:
‘Một nam sinh viên đại học sinh năm 1995 năm nay đã 26 tuổi. Anh ấy không thể chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình à? Kết hôn với người ta xong liền chối phắt trách nhiệm, còn nói rằng đối phương quấy rối nên anh mới vội vàng đồng ý kết hôn. Điều này là quá vô lý’.
‘Tôi nghĩ trước khi kết hôn, mọi người nên thực hiện 3 việc. Việc thứ nhất là đến Cục Dân Chính dành một ngày so sánh sự khác biệt giữa giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và ly hôn. Việc thứ hai là đến phòng sinh nở của bệnh viện để xem sinh con ra sao. Việc thứ ba là lang thang trong khoa nội trú của bệnh viện xem các cặp vợ chồng già chăm sóc nhau thế nào. Sau khi làm xong 3 điều này, hãy cân nhắc đến việc có nên kết hôn hay không’.
Có người đồn "đàn ông Nhật ky bo", cô vợ Việt tiết lộ sự thật gây sốc về cách chồng Nhật tiêu tiền, đặc biệt là "quỹ đen"
Một số cô gái Việt đang sống tại Nhật cho rằng, bạn trai người Nhật của họ khá tiết kiệm, đi ăn đi chơi luôn chia tiền sòng phẳng.
Vợ Việt tiết lộ về lời đồn "đàn ông Nhật tiết kiệm, không chia tiền cho vợ"
Cuộc sống của các cặp đôi có một trong hai là người Việt, còn lại là người nước ngoài luôn khiến người khác tò mò. Bởi có những tin đồn hoặc sự khác biệt văn hóa được nhắc đến nhiều, nhưng chỉ người trong cuộc mới có thể kiểm chứng. Có điều "trúng phóc" nhưng cũng có điều chỉ là định kiến.
Một người phụ nữ Việt kết hôn với chồng Nhật mới đây đã đăng đàn kể về chuyện tiền nong, quản lý chi tiêu trong gia đình mình. Chẳng là, cô thường được những cô gái Việt đang sống tại Nhật "phỏng vấn", rằng có phải đàn ông Nhật hơi tiết kiệm, sòng phẳng, khi kết hôn rồi vẫn "chia chác" sinh hoạt phí với vợ, còn lại tiền ai nấy tiêu không.
Để trả lời câu hỏi, cô đã nhờ chồng mình giải đáp. Theo đó, tiền lương hàng tháng của chồng cô, cô là người quản lý; còn lương của mình, cô cũng tự cầm luôn. Mỗi ngày cô sẽ làm bento để chồng mang đi ăn trưa. Những ngày không làm bento, cô sẽ phát cho chồng 1.000 yen (khoảng 200 nghìn tiền Việt) để ăn vặt, còn có beto thì số tiền rút lại còn 500 yen (khoảng 100 nghìn tiền Việt)
Khi bị vợ trêu: "Nhiều thế á, 500 yen?", anh chồng ngượng nghịu phân trần là anh ăn bánh kếp và cafe ở tiệm đồ ăn nhanh là hết sạch phần tiền đó rồi!
" Lúc bắt đầu đăng ký kết hôn, tháng đầu tiên ổng chủ động đưa mình cầm hết dù mình không nói câu nào, về đưa hết cho vợ. Lúc mới kết hôn, vợ chưa rành mua bán đồ đạc trong nhà, nên chồng quyết định mua gì, tiền vợ chi. Hiện tại thì tất cả là vợ hết. Chồng chỉ đi làm và đưa tiền cho mình thôi " - cô vợ người Việt giải thích.
Thiên hạ đồn, lấy chồng Nhật rồi tiền ai nấy tiêu, cô vợ Việt "một lần kể hết", đề cập luôn cả chuyện "quỹ đen" của chồng
Như vậy, lời đồn đàn ông Nhật kết hôn về không đưa lương cho vợ cầm là chưa chính xác, ít nhất là với gia đình này. Cô vợ còn cao hứng khoe luôn cả... quỹ đen của chồng. " Chồng mình đi làm được thưởng 3 lần/năm. 1 lần vào giữa năm, 1 lần vào cuối năm, 1 lần vào tháng 7. 2 lần giữa và cuối năm sẽ chuyển thẳng vào thẻ, còn lần tháng 7 khoảng 70.000 - 80.000 yen (khoảng 14 - 16 triệu tiền Việt) sẽ là thưởng trả lương tay. Lương tay ý là công ty đưa cho nhân viên tiêu xài mà không cần nộp về cho vợ. Nhưng anh vẫn về đưa mình đủ, không thiếu đồng nào ".
Cô khẳng định chắc nịch, khi lấy nhau rồi thì người vợ sẽ quản lý tiền bạc, dù người đàn ông Nhật lấy vợ Nhật hay vợ Việt, không có nhiều khác biệt.
Chồng không tặng quà bao giờ, chỉ cho tiền để vợ tự mua
Cô vợ đang sống tại Nhật Bản này còn tiết lộ, chồng cô nói vợ càng ghê gớm, quản lý tiền càng chặt thì mới có của ăn của để. Cô cũng lý giải thắc mắc của nhiều người là cô phát cho chồng quá ít tiền tiêu vặt mỗi ngày, là vì đến cuối năm, chồng của cô sẽ lấy một phần tiền để đầu tư vào đồ chơi game, cũng tốn kha khá. Mặt khác, ngoài tiền chi tiêu hàng tháng, cả hai đều đang cố gắng tiết kiệm để 1 - 2 năm nữa mua nhà.
Tâm sự tiếp chuyện tiền nong, cô tiết lộ, họ đã chung sống từ trước khi cưới nhau. Khi đó, cô vẫn là du học sinh, chưa đi làm thêm được nhiều nên không có tiền. Thời gian hẹn hò, họ không nấu nướng mà thường ra ngoài quán ăn, phần lớn chi phí do chồng cô chi trả; còn tiền thuê nhà thì chia mỗi người một nửa.
Cặp đôi có cuộc sống không nhàn hạ, nhưng nhiều niềm vui tại Nhật.
Cô cũng tiết lộ, chuyện chồng không tự tay mua quà cáp cho bạn gái/vợ cũng khá giống nhiều đàn ông Nhật khác. " Từ khi quen nhau, chồng đã bảo là anh không tâm lý, không biết tặng quà cho bạn gái. Vợ muốn mua quà gì thì anh sẽ dắt đi mua rồi trả tiền, hoặc cho tiền để vợ tự mua. Anh cũng khá là phóng khoáng khi kiếm được; còn đã hết tiền thì 1 gói bánh ăn vặt anh cũng không cho mua ".
Cặp đôi đã kết hôn hồi tháng 3/2019. Họ có em bé rất nhanh sau khi cưới mà chưa chuẩn bị trước về tâm lý cũng như không có tiền tiết kiệm. Thời điểm đó, hai người suy nghĩ đơn giản là cố gắng đi làm thì sẽ ổn, nhưng sau đó, cô vợ ốm nghén nên không đi làm được nhiều.
Từ Tokyo, khi gần sinh em bé là gia đình chuyển đến tỉnh Kanagawa sinh sống. Thời gian sinh con, họ hoàn toàn không có tiền, đồ đạc sinh nở của em bé là bố mẹ chồng tài trợ hết.
Anh chồng Nhật rất yêu con và khéo chăm em bé.
Đến khi em bé 4 - 5 tháng tuổi, cô vợ đi làm trở lại, và chọn cách làm lệch ca với chồng. Họ chia nhau lịch chăm sóc con, nên anh chồng Nhật chăm con rất khéo. Đến giờ, em bé được gần 2 tuổi, bố vẫn đảm nhiệm tốt việc chăm em. Những ngày nghỉ làm, anh sẽ ở nhà chăm con hoặc rủ bạn thân đến chơi chứ không ra ngoài đi nhậu hay tiêu xài gì hoang phí.
Con gái đi học xa nhắn tin xin tiền, bố nói 1 câu cực phũ: Ai không biết tưởng "con nhặt từ bãi rác" Phũ như ông bố này đúng là lần đầu tiên mới thấy! Cuộc sống xa nhà với sinh viên đại học không hề dễ dàng. Các em sẽ phải làm quen với rất nhiều thứ mới, từ môi trường sống đến bạn bè, thầy cô,... Trên hết, sinh viên phải học cách tự lập, biết chi tiêu đúng mức để vẫn còn đủ...