Nam sinh viên ĐH Văn Lang gây “choáng” với “bộ cánh” 216 triệu đồng
Được chia sẻ trên mạng xã hội mới đây là video “bóc” giá trang phục của các bạn sinh viên đại học khiến người xem không khỏi bất ngờ.
Lý do là bởi một nam sinh viên đã “chứng minh” độ giàu có của mình qua giá tiền quần áo cùng con số “khủng” lên tới hơn 200 triệu đồng.
Video phỏng vấn nam sinh Đại học Văn Lang. (Clip: Cu Hưng Vê Lốc)
Nhắc tới cuộc sống sinh viên, chắc hẳn nhiều người cũng nhận ra điều khác biệt của sinh viên ngày nay so với các đàn anh đàn chị thời xưa. Dường như đã qua rồi cái thời phải chắt chiu từng đồng hay cảnh cuối tháng phải ăn mì tôm qua bữa, thay vào đó là cuộc sống có phần thoải mái và sang chảnh hơn rất nhiều.
Mới đây, clip phỏng vấn sinh viên của một kênh YouTube đang nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Clip này có nội dung về việc tìm hiểu xem các bạn sinh viên của trường Đại học Văn Lang mặc gì khi lên lớp.
Trong clip có thể thấy bạn gái đã phỏng vấn một vài bạn sinh viên của trường. Nếu như trang phục đến trường của các bạn học đều khá là cơ bản, thoải mái và có giá cả phải chăng, thì sự xuất hiện của một nhân vật với bộ cánh “chất lừ” đã làm “lu mờ” tất cả.
Nam sinh với ngoại hình nổi bật và cả outfit chất lừ. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay từ những giây phút ban đầu, anh chàng đã gây chú ý với ngoại hình nổi bật cùng trang phục đen từ đầu tới chân. Nam sinh tự giới thiệu bản thân đang là sinh viên năm 2, ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Văn Lang. Sau khi giới thiệu về bản thân, anh chàng bắt đầu “bóc giá” từng món đồ trên người theo câu hỏi của bạn nữ phỏng vấn.
Anh chàng không ngần ngại “bóc giá” trang phục của bản thân. (Ảnh chụp màn hình)
Nam sinh viên bắt đầu “bóc giá” từ chiếc áo phông có giá 380 nghìn đồng. Tiếp theo là chiếc áo khoác da ở bên ngoài có giá 1.200 USD (khoảng 27 triệu đồng). Sau đó là đến chiếc quần có giá không quá đắt khoảng 1 triệu đồng. Đôi giày màu trắng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích có giá 1,8 triệu đồng.
Mình quần áo đã sương sương hơn 30 triệu đồng. (Ảnh chụp màn hình)
Chưa dừng lại ở đó, anh chàng lại bắt đầu chia sẻ tiếp về những món phụ kiện mình mang trên người. Chiếc đồng hồ có giá 3 triệu đồng, nhưng choáng ngợp thay chính là chiếc nhẫn khi giá trị cao ngất ngưởng lên tới 95 triệu đồng.
Đồng hồ và nhẫn cũng đã gần 100 triệu đồng. (Ảnh chụp màn hình)
Sau khi đã “bóc giá” hết trang phục cũng như phụ kiện ở trên người, nam sinh còn không ngần ngại khoe luôn cả phương tiện mà bản thân dùng để đi lại, đó là chiếc mô tô giá sương sương 80 triệu đồng. Cô bạn phỏng vấn còn mạnh dạn khen cả mùi cơ thể của nam sinh, vì vậy mà thêm một món đồ nữa đó là nước hoa có giá 7 triệu đồng.
Như vậy, có thể thấy sau khi “bóc giá” toàn bộ mọi thứ mà nam sinh này mang theo đi học thì tổng giá trị đã lên tới 216 triệu đồng. Đây quả thực là một con số không tưởng đối với hầu hết các bạn sinh viên đại học.
Ngoài trang phục, phụ kiện thì vẫn còn những thứ khác cũng đắt đỏ không kém. (Ảnh chụp màn hình)
Theo thông tin được chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông thì Đại học Văn Lang cũng là ngôi trường dành cho các rich kid. Mỗi sinh viên học tập tại đây sau khi kết thúc 4 năm thì tiền học phí cũng lên tới hàng trăm triệu đồng, đó là chưa kể tới những người học ngành Răng – Hàm – Mặt thì học phí phải gần 1 tỷ đồng.
Với màn “bóc giá” outfit trên, có lẽ ai cũng phải trầm trồ trước độ giàu có của nam sinh này. Anh chàng không chỉ điển trai mà còn là một rich kid thực thụ. Hãy chia sẻ cảm xúc cùng YAN về màn “bóc giá đầy mùi tiền” này nhé!
Không có chuyện 70.000 thạc sĩ ở Trung Quốc làm shipper
Hàng loạt bài viết về việc 70.000 thạc sĩ thất nghiệp phải đi làm shipper ở Trung Quốc khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, những lời đồn đoán trên hoàn toàn vô căn cứ.
Ngày 18/3, một video ngắn ghi lại hình ảnh nhiều người trẻ có bằng thạc sĩ không kiếm được việc làm, buộc phải làm shipper, được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, theo The Paper .
Video thông tin, Trung Quốc có khoảng 7 triệu người làm shipper, trong đó có 70.000 người (tức 1%) có bằng thạc sĩ.
Video "70.000 thạc sĩ ở Trung Quốc đi làm shipper" thu hút hơn 1 triệu lượt xem. Ảnh: Jiefang Daily.
"Mượn tay" những thông tin thiếu kiểm chứng này, nhiều phương tiện truyền thông đăng hàng loạt bài viết kích động tư tưởng người dân, bao gồm: "Phơi bày vết sẹo của thời đại", "Trung Quốc đang tạo ra thế hệ người nghèo có trình độ học vấn cao", "Rốt cuộc chúng ta đánh mất tấm bằng đại học, hay những tấm bằng đó đã đánh mất chúng ta?".
Nhiều người lấy cảm hứng từ những bài viết này và tạo ra các video ngắn với nội dung giật gân như "Nhiều người có trình độ học vấn cao không thể tìm được việc làm và phải đi làm shipper". Những sản phẩm này thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận trái chiều.
Để xác nhận thông tin, Jiefang Daily đã nghiên cứu thông tin từ "Báo cáo số lượng sinh viên đi làm shipper năm 2019" do Ele.me phát hành vào ngày 28/8/2019 và "Thanh niên đô thị mới: Báo cáo số lượng shipper năm 2018" do Meituan phát hành ngày 17/1/2019.
Sau quá trình phân tích, nghiên cứu kỹ, các phóng viên tuyên bố không tìm thấy thông tin về việc 70.000 thạc sĩ ở Trung Quốc đi làm shipper.
Báo cáo của Ele.me chỉ tập trung vào những sinh viên đại học đi làm shipper bán thời gian. Thông tin cho thấy có tổng cộng 9.896 sinh viên đại học trên khắp cả nước đã nộp hồ sơ vào Ele.me để làm shipper bán thời gian vào mùa hè năm 2019. Chỉ có 1% trong số đó là sinh viên đang học thạc sĩ.
Được biết, nhiều sinh viên đại học làm việc bán thời gian trong kỳ nghỉ hè. Sau khi bước vào năm học mới, các em sẽ tạm nghỉ.
Dữ liệu trong báo cáo của Ele.me chỉ phản ánh số lượng shipper là sinh viên trong mùa hè năm 2019. Con số 1% không được tính vào tất cả shipper thuộc hệ thống của công ty này, chỉ là tỷ lệ giữa số sinh viên đại học và sinh viên sau đại học, hoàn toàn không đáng kể.
Đồng thời, báo cáo chỉ ra, 38% sinh viên chọn nghề shipper với mong muốn được trải nghiệm cuộc sống. Trong khi đó, chỉ 27% đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
Theo "Báo cáo số lượng shipper năm 2018" do Meituan phát hành, trong số 118.000 shipper tham gia khảo sát, 15% là sinh viên cao đẳng, đại học, 1% có bằng thạc sĩ trở lên. Nói cách khác, khoảng 1.180 shipper là thạc sĩ, bao gồm những nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.
Tuy nhiên, đại diện của công ty giao hàng Meituan cho biết báo cáo trên chỉ thực hiện với 118.000 người. Con số này quá nhỏ để đưa ra kết luận hoặc trở thành con số đại diện cho cả nước.
Chưa kể, Ele.me và Meituan không phải là hai công ty giao hàng, phân phối duy nhất tại Trung Quốc. Vì thế, con số 1% được dân mạng, truyền thông "đồn thổi" hoàn toàn không mang tính đại diện cho cộng đồng shipper tại quốc gia này.
Phía Ele.me và Meituan khẳng định các bài viết về 70.000 thạc sĩ ở Trung Quốc đi làm shipper được tổng hợp từ những trang mạng khác nhau và chưa được kiểm chứng. Nói cách khác, những thông tin này hoàn toàn không chính xác, không có bằng chứng xác thực.
Theo đuổi style ngây thơ mãi không nổi, nàng hot girl bỗng chốc lột xác, chấp nhận "cởi" để được nhiều người biết tới Câu chuyện của cô nàng hot girl đang thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng mạng. Ở thời điểm hiện tại, với sự phát triển của Internet và các nền tảng mạng xã hội, đang xuất hiện rất nhiều những cô nàng hot girl mạng nổi lên trong thời gian gần đây. Không phải tất cả họ đều...