Nam sinh thành ‘chúa chổm’ vì bao gái
Đua đòi và muốn khẳng định đẳng cấp của mình qua những món đồ hàng hiệu – không ít nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) đã trở thành những “chúa chổm” với những khoản nợ chất chồng….
Những quán cầm đồ xung quanh Trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội là địa chỉ quen thuộc của nhiều học sinh ham chơi đến cầm cố đồ đạc.
Muốn thể hiện trước bạn gái
Không chỉ thành phố với cuộc sống khá giả, nhiều học sinh, sinh viên ở ngoại thành cũng không thoát khỏi mốt đua đòi này.
Nguyễn Văn K. (SN 1993, vừa tốt nghiệp tại Trường THPT Thường Tín) nhớ lại: “Cách đây 1 năm thôi nhưng em thấy mình dại quá. Bố mẹ em là nông dân, gia đình cũng không có điều kiện.
Thế nhưng lớp 11 em bắt đầu thích một bạn cùng khối tên L. Qua tìm hiểu được biết, L. rất thích con trai mặc đồ của hãng này, hãng nọ. Để mong lọt được vào tầm ngắm của nàng, em vay bạn bè sắm từ chiếc đồng hồ đeo tay hiệu “Levi’s”, đôi dép hãng “Chaco” và chiếc mũ lưỡi trai “Nón sơn” sành điệu.
Em như con thiêu thân cứ tự lao mình vào biển lửa của tiền bạc. Cuối tháng, bạn em đòi gấp em không biết kiếm đâu ra vài triệu để trả nên đánh liều chơi lô đề. Chơi 1, 2 lần em lại muốn gỡ thế rồi khoản nợ ở đó lên đến 14 triệu đồng…
Rồi có người mách em đến hiệu cầm đồ để vay lãi. Cứ 1 triệu là lãi suất 5000 đồng/ngày, số tiền vay càng lớn thì lãi càng tăng lên. Em nhắm mắt vay cho dù biết phía trước dường như là ngõ cụt cho con đường trả lãi nhưng chủ lô đòi gấp quá, và bạn em cũng giục nhiều. Em quyết định vay nặng lãi rồi trở thành con nợ.
Từ đây việc học hành sa sút, đầu óc em lúc nào cũng chỉ quẩn quanh suy nghĩ về những khoản nợ. Bây giờ em hối hận lắm”.
Nam sinh thì phải vay nợ …. bao gái ?
Video đang HOT
Với nhiều học sinh nam, “phong cách” thời trang là phải áo phanh ngực, đầu nhuộm màu, tóc dựng ngược, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tới trường (?!)
Trường hợp Ngọc Anh (Quảng Xương, Thanh Hóa) sinh viên năm thứ nhất ĐH Kinh doanh và Công nghệ thì lại có lý do rất “đàn ông” vay nợ vì “bao gái”.
Cậu sinh viên năm nhất bộc bạch: “Em mới ra Hà Nội được hơn một tuần nhưng tiêu bay 15 triệu đồng. Tiền mua đồ dùng mới để sinh hoạt hết có 4 – 5 triệu đồng còn lại em không biết là mình tiêu những gì.
Mới mua tạm được vài bộ quần áo hàng hiệu và khao bạn bè ngoài này được vài bữa. Em đóng tiền ăn mới có 10 ngày là 500.000 đồng cho bạn cùng phòng. Chắc lát nữa em phải gọi điện về xin bố thêm tiền”.
Vẫn giọng tửng tưng, cậu bạn kể tiếp: “Cấp 3 em cũng chơi bời ghê lắm. Lô đề cũng có dính tí tẹo nhưng phần lớn là đi “bao gái”. Cậu sinh viên cười ngượng ngịu,bao gái cho to tát thế thôi chứ chủ yếu vay tiền bạn bè để tỏ ra galăng với các bạn nữ, không để kém cạnh với bọn con trai cùng khối. Cuối năm lớp 12 mà emvay nợ đến 13 triệu của bạn bè. Cuối cùng không trả nổi lại cầu cứu bố mẹ. Bố mẹ mắng, thậm chí chửi em thậm tệ nhưng rồi cuối cùng lại khăn gói đi trả nợ thay”.
Túc trực trong một quán điện thoại kiêm cầm đồ ở huyện Thường Tín chúng tôi bắt gặp một ông bố mang đến hiệu 4 chiếc Iphone dán đủ các màu sắc rồi chua chát nói với chủ quán: “Cháu xem thế nào mua lại giúp chú. Ông tướng nhà này giấu gia đình vay lãi để mua 4 cái này để đua đòi. Không chỉ thế quần áo còn mua mới la liệt ở nhà. Điện thoại dù đắt hay rẻ đều phải bán hết để trả nợ nhưng quần áo thì bán cho ai bây giờ”
Nghiêng ngả vì con
Trước cổng một trường THPT thuộc quận Đống Đa, Hà Nội một số nam sinh tóc cắt theo kiểu gọt hai bên tai, để bờm ở giữa hay dựng ngược tóc lên, tay phì phèo thuốc lá.
Hầu như gia đình nào cũng cố gắng giữ kín không để bên ngoài biết vì sợ tin đồn làng xóm, khu phố đàm tiếu.
Gặng hỏi, thuyết phục rất lâu một vị phụ huynh (xin được giấu tên) mới tiết lộ: “Từ năm ngoái gia đình đã lao đao, suy sụp vì cậu con trai do đua bạn bè lên chùa Bộc ôn thi, đua đòi bạn bè sắm hàng hiệu rồi nợ nần chồng chất”.
Biết con chơi bời, dễ bị lôi kéo nên người cha nhất quyết không cho con đi học trên Hà Nội. Người mẹ vì thương con nên thường giấu chồng cho 100.000 đồng/lần để lo tiền xe buýt, tiền học phí tiền ăn trưa, tiền uống nước… Thấy con đi học đầy đủ tất cả các ngày đi từ sáng sớm đến 21h mới về nhà nên bác cũng mừng vì con chịu khó.
Một buổi trưa tháng 9/2011, khi đang ngồi ăn cơm một mình dưới bếp thì con trai mang về tờ giấy trong đó có ghi rõ số nợ là 21 triệu bắt buộc mai phải trả “không bọn cho vay sẽ không tha”, người mẹ như rụng rời tay chân.
Ngày đó cũng là ngày con đang cận kề những ngày ôn thi học kỳ rồi chuẩn bị cho thi tốt nghiệp lớp 12. Gặng hỏi mãi con mới khai ra là chơi lô đề gần 6 triệu phần còn lại là dùng vào mua quần áo, giầy, dép mới.
Biết bố nóng nẩy, hơn nữa hai bố con lại hay hục hặc, không hợp nhau nên người mẹ lặng lẽ đi vay hàng xóm, họ hàng để trả nợ cho con mà không dám mà lòng như bị xát muối…
Theo Vietnamnet
Người trẻ trong vòng xoáy đô thị hóa
Đô thị hóa đã biến những vùng quê ngoại thành Hà Nội thành những khu dân cư giàu có. Nhưng đằng sau vỏ bọc hào nhoáng đó, thanh niên ở đây đang đối mặt với muôn vàn khó khăn...
Thay da đổi thịt
Trước 2009, xã Tiền Phong, H.Mê Linh vốn là vùng rau nổi tiếng, mỗi ngày cung cấp hàng tấn rau xanh cho thủ đô và các tỉnh lân cận. Đến Tiền Phong hôm nay, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự "thay da đổi thịt" đến chóng mặt. Con đường quốc lộ cắt ngang qua xã trở thành khu phố buôn bán sầm uất còn hơn cả thị trấn, thị tứ xung quanh.
Rẽ vào thôn Do Hạ, chúng tôi thực sự choáng ngợp. Đường sá trải nhựa rộng thênh thang, ô tô chạy đến cổng nhà. Ngay đầu thôn là quán ăn, nhà hàng, cà phê, karaoke... phục vụ từ sáng tới đêm. Hàng loạt ngôi biệt thự mới toanh rộng cả trăm mét vuông, cao 3 - 4 tầng mọc lên san sát khiến người thành phố phải ghen tị.
Cũng giống Mê Linh, chủ trương chuyển đổi đất của nhà nước đã tác động trực tiếp tới 80% người dân làng ven đô Dương Nội (nay đã lên phường, thuộc quận Hà Đông). Làng nghề trồng đào nổi tiếng chỉ sau Nhật Tân, nay nhường chỗ cho dự án đô thị mới Dương Nội, đô thị mới Lê Trọng Tấn, An Hưng... Ông Nguyễn Bá Trà, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Dương Nội, nói: "Thanh niên trong làng phải tự xoay xở, bươn chải kiếm việc ở thành phố. Trai thì lái taxi. Gái thì bán hàng siêu thị. Tưởng thế là tốt, nhưng thời buổi kinh tế suy thoái, lương bổng bấp bênh, việc làm thì không chắc chắn, không biết bị sa thải lúc nào".
Nhận tiền đền bù, người dân xã Tiền Phong, huyện Mê Linh chú trọng xây nhà khang trang
trong khi tình trạng thanh niên thất học, thất nghiệp gia tăng
Không cần học vì giàu
Cơn lốc đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ đến tất cả người dân ngoại thành, trong đó thanh niên không nằm ngoài vòng xoáy đó. Ở nhiều vùng ngoại thành, từ Mê Linh đến Đông Anh, Từ Liêm... hình ảnh thanh niên chất phác chân đi dép tổ ong, giản dị trong bộ quần áo lao động chỉ còn là dĩ vãng. Trong những ngày ở đây, đập vào mắt chúng tôi là những hình ảnh thanh niên tóc vàng, tóc đỏ, miệng phì phèo thuốc lá, tay xăm trổ hình thù cổ quái. Họ lê la từ quán này đến quán nọ, hết đánh bài, chơi cờ sang billiards, chơi game... Chơi chán lại quay sang tính chuyện cá độ, lô đề. "Nhà nào cũng có tiền đền bù, hộ nhiều nhất được 1 - 2 tỉ. Đỉnh điểm của "cơn sốt" đất vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, đất có giá 30 triệu đồng/m2, chỉ cần cắt một khoảnh bán cũng đã rủng rỉnh tiền tiêu.
Tiền đếm mỏi tay, người dân đổ vào xây nhà xây cửa mà quên mất việc phải đầu tư cho bọn trẻ học hành. Đám trẻ vốn ngoan hiền là vậy, giờ chơi bời là chính", ông Ngô Văn Thu ở thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh chia sẻ. Còn theo ông Nguyễn Văn Chiến, trưởng thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, cũng từ khi giàu lên nhờ tiền đền bù và bán đất, số học sinh đỗ ĐH cứ teo tóp dần theo từng năm. "Khi nhà bắt đầu có điều kiện, đám trẻ không có động lực phấn đấu. Nhiều cháu còn nói, chẳng muốn học lên cao. Vậy là học xong THPT, chúng nghỉ ở nhà lêu lổng. Nếu như năm 2009 có 18 em đỗ ĐH. Năm 2010 còn 14 em. Năm 2011 thì chỉ có 11 em. Và sang đến năm 2012 tụt xuống còn 5 em".
Ở những vùng chuyển đổi, con em nông dân đều được tạo điều kiện đi học nghề, làm việc trong các nhà máy. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Chiến, Trưởng thôn Do Hạ, thừa nhận: "Mở lớp thì có, nhưng phần lớn thanh niên không muốn đi. Mỗi lần ở xã thông báo có lớp mới như: trồng trọt, chăn nuôi, sửa chữa xe máy, điện lạnh... đều gửi về thôn, nhưng hầu như chẳng có thanh niên nào đăng ký". Ông Nguyễn Văn Dũng, cán bộ thôn Yên Nhân, cho hay hàng trăm hecta đất ruộng bị thu hồi phục vụ gần 20 dự án, nhưng cho đến nay số thanh niên được giải quyết việc làm không nhiều. Các nhà máy, doanh nghiệp gặp khó khăn do khủng hoảng, việc ít, đi làm lương thấp hoặc bị cắt giảm nhân công nên cũng lâm vào vài tình cảnh thất nghiệp.
Tiếp xúc với chúng tôi, từ người dân đến cán bộ thôn, xã đều có chung sự trăn trở cho nghề nghiệp của lớp thanh niên trong vùng. Theo lời ông Chiến, lo nhất là đám thanh niên trong làng bắt đầu đua đòi. Ngày trước, các cháu thồ rau bằng xe đạp chẳng thấy ngại ngùng. Giờ mua xe máy vài chục triệu đồng vẫn còn chê. Thậm chí, có thời điểm "mốt" mua ô tô cho con lái rộ lên khắp thôn, riêng thôn Do Hạ có tới vài chục chiếc.
Không phủ nhận các lợi ích kinh tế từ các dự án phát triển đô thị mang đến cho đời sống người dân, nhưng thiếu kỹ năng quản lý và sử dụng không hiệu quả số tiền này đã làm nảy sinh nhiều tệ nạn tại địa phương.
Có khoảng 2 vạn lao động thất nghiệp
Thực trạng diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp khiến đa số thanh niên nông thôn phải đối mặt nguy cơ thất nghiệp ngày càng cao. Theo Bộ LĐ-TB-XH, số lao động trẻ bị mất việc làm ngày càng gia tăng. Riêng tại Hà Nội, mỗi năm chỉ có khoảng 2,5 vạn lao động có việc làm ổn định (trong tổng số từ 3,5 - 4,5 vạn người đến tuổi lao động). Như vậy, có khoảng 2 vạn lao động thất nghiệp. Thành đoàn Hà Nội từng có cuộc khảo sát tại 30 xã trên 18 huyện. Kết quả, trong tổng số 68.000 thanh niên thì có trên 80% thiếu việc làm, không có nghề nghiệp. Theo VNNDũng "Hồng Bàng" trong cơn lốc cuộc đời Từng là một "đại gia" khét tiếng đất Hải Phòng, sau nhiều lần "gặp hạn" Nguyễn Thế Dũng bị dòng đời ném trả lại là một kẻ nghiện ngập, thân tàn ma dại. Thế rồi, chính ở nơi miền quê nghèo, có một người đã cưu mang gã, giúp gã cai nghiện, khai sinh ra gã lần thứ hai và gả con gái...