Nam sinh tạo ra vệ tinh nhẹ nhất thế giới
Riyasdeen Samsudeen, 20 tuổi, sinh viên năm hai ngành Kỹ thuật Cơ điện tử, đã tạo ra Vison Sat V1 và V2, hai vệ tinh nhẹ nhất trong lịch sử NASA.
Cuối tháng 12/2020, Riyasdeen Samsudee đánh bại hơn 1.000 thí sinh đến từ 73 quốc gia, giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế không gian toàn cầu do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ quốc gia (NASA) tổ chức.
Riyasdeen Samsudeen đã thiết kế các vệ tinh thuộc dạng hình khối với 11 cảm biến, được làm từ nhựa dẻo polyetherimide in 3D để nghiên cứu vi trọng lực. Mỗi vệ tinh của Riyasdeen nặng 33 mg, dài 33 mm, có thể đo 17 thông số.
Riyasdeen cho biết, việc ứng dụng polyetherimide là phép thử xem liệu nhựa dẻo có thể thay thế vàng hoặc titan trong sản xuất thành phần phức tạp trong vệ tinh hay không. Việc thay thế giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời dễ tìm mua trên thị trường hơn.
Video đang HOT
Riyasdeen Samsudeen và hai vệ tinh Vison Sat V1 và V2 của mình. Ảnh: India Today
Nhờ kích thước nhỏ nhẹ, tiết kiệm chi phí, thiết kế của nam sinh đã được NASA đánh giá cao và lựa chọn để sử dụng trong một dự án năm nay. Vệ tinh V1 của Riyasdeen sẽ trở thành một phần của tên lửa SR-7, được NASA phóng từ Virginia, Mỹ, vào tháng 6, còn V2 được lắp vào khí cầu RB-6, được phóng vào tháng 8.
Ông MK Stalin, lãnh đạo đảng Dravida Munnetra Kazhagam ở Ấn Độ, khen ngợi thành tích của Riyasdeen, cho rằng những gì em làm được đã mang lại niềm tự hào cho đất nước.
Nam sinh ngành Kỹ thuật cơ điện tử được SASTRA-TBI, một tổ chức trong lĩnh vực in 3D và Internet vạn vật, tài trợ khoảng 7.000 USD để tiếp tục theo đuổi mục đích nghiên cứu.
Trung Quốc nói Mỹ 'đàn áp' 1.000 sinh viên, học giả
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố Mỹ "đàn áp" khi hủy visa của hơn 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu nước này và cảnh báo sẽ đáp trả.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 10/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ "đàn áp" và "phân biệt" sau khi họ thu hồi visa của sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc với lý do "rủi ro an ninh".
Ông Triệu cho biết thêm động thái được Mỹ công bố hôm 9/9 đã "vi phạm nhân quyền của sinh viên". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh họ có quyền phản ứng lại hành động của Washington.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 8/4. Ảnh: Reuters.
Quyền bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf trước đó thông báo Mỹ dừng cấp visa cho một số nghiên cứu sinh và sinh viên Trung Quốc có quan hệ với quân đội nước này để ngăn họ "đánh cắp, chiếm đoạt các nghiên cứu nhạy cảm".
Ông Wolf cho rằng các động thái này là cần thiết nhằm ngăn Bắc Kinh đánh cắp những nghiên cứu Covid-19 và các bí mật thương mại. Một đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận hơn 1.000 thị thực cấp cho các nghiên cứu sinh và học giả Trung Quốc đã bị thu hồi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5 tuyên bố việc cho phép các sinh viên và nhà nghiên cứu có quan hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhập cảnh "có hại cho lợi ích của Mỹ" và "phải tuân thủ một số hạn chế và ngoại lệ".
Quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng vì nhiều vấn đề như Covid-19, công nghệ và thương mại. Hành động cứng rắn với Bắc Kinh cũng được cho là một phần trong chiến dịch tái tranh cử của Trump.
Mỹ hủy thị thực 1.000 sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc Mỹ hủy thị thực nhiều sinh viên, nhà nghiên cứu Trung Quốc vì lo ngại về bảo mật và ngừng nhập "hàng Trung Quốc sản xuất bởi lao động cưỡng bức". "Chúng tôi đang dừng cấp thị thực cho một số nghiên cứu sinh và sinh viên Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc để ngăn họ đánh cắp, chiếm...