Nam sinh Nhật Bản tử vong sau khi nhổ răng khôn
Yuta Tomikawa ( Nhật Bản), qua đời sau khi nhổ răng khôn. Nguyên nhân là do nha sĩ không thực hiện các biện pháp thích hợp khi gây mê.
Tomikawa bị rối loạn phát triển và đã đến phòng khám để nhổ hai chiếc răng khôn. Ảnh minh họa.
Sự việc xảy ra vào năm 2023 tại một phòng khám đa khoa, ở tỉnh Osaka. Tuy nhiên, đến hôm 26/8, vụ việc mới được cảnh sát công bố. Giới chức đã bắt giữ hai nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào quá trình nhổ răng và gây mê cho bệnh nhân.
Phòng khám được mở vào năm 2008 và do Hiệp hội Nha khoa Sakai điều hành. Phòng khám phục vụ những bệnh nhân gặp khó khăn khi được điều trị tại các phòng khám nha khoa tổng quát, như những người không thể ngồi yên trong quá trình điều trị.
Theo gia đình, Tomikawa (17 tuổi) bị rối loạn phát triển và đã đến phòng khám để nhổ hai chiếc răng khôn.
Tại đây, nữ nha sĩ đã gây mê toàn thân cho Tomikawa và đưa ống oxy qua mũi vào khí quản người bệnh. Người này bị cáo buộc không thực hiện các biện pháp thích hợp, dù có thông báo về những bất thường trong hơi thở của bệnh nhân.
Video đang HOT
Gần 1,5 tiếng sau, khi bệnh nhân đã ngưng tim, nha sĩ và giám đốc phòng khám mới gọi cấp cứu. Theo một nguồn tin, mức độ bão hòa oxy trong máu của Tomikawa khi ấy là 20% (mức bình thường là 96%).
Bệnh nhân qua đời ngày 9/8, khoảng một tháng sau đó, tại bệnh viện nơi cậu được chuyển đến. Nguyên nhân cái chết được kết luận là thiếu oxy – thiếu máu cục bộ.
Theo kết quả điều tra, ống oxy ban đầu đã được đưa đúng cách vào khí quản bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó, đầu ống đã bị trượt khỏi khí quản vì một lý do không thể xác định.
Sau khi nghe ý kiến của khoảng 40 nha sĩ, cảnh sát kết luận rằng, nếu thực hiện các biện pháp thích hợp, nạn nhân có thể đã được cứu.
Bệnh hiếm gặp lây lan kỷ lục, Nhật Bản vẫn chưa tìm ra nguyên nhân
Các chuyên gia cảnh báo một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn tuy hiếm gặp nhưng nguy hiểm đang lây lan với tốc độ kỷ lục ở Nhật Bản, và giới chức vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân.
Theo tường thuật của báo The Guardian ngày 15.3, các cơ quan y tế Nhật Bản đang quan ngại về sự gia tăng số ca mắc hội chứng sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn (STSS), căn bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 30%, trên toàn quốc.
Số liệu tạm thời do Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIID) của Nhật Bản công bố cho thấy 941 ca STSS được ghi nhận vào năm ngoái. Trong hai tháng đầu năm 2024, 378 trường hợp đã được báo cáo, hiện diện ở 45/47 tỉnh của Nhật Bản. Tổng số ca mắc bệnh trong năm nay dự kiến sẽ vượt qua con số kỷ lục của năm ngoái.
"Vẫn còn nhiều yếu tố chưa biết liên quan đến cơ chế đằng sau các dạng liên cầu khuẩn nghiêm trọng và bất thường, và chúng tôi đến nay vẫn chưa thể giải thích được", NIID cho biết trong một tuyên bố.
Vi khuẩn Streptococcus pyogenes là nguyên nhân trong hầu hết các trường hợp sốc nhiễm độc liên cầu khuẩn, hay STSS. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Theo NIID, trong khi những người lớn tuổi được coi là có nguy cơ cao hơn thì liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes) đang dẫn đến nhiều ca tử vong hơn ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi. Báo Asahi Shimbun đưa tin, trong số 65 người dưới 50 tuổi được chẩn đoán mắc STSS từ tháng 7 đến tháng 12.2023, 21 người đã tử vong.
Hầu hết các trường hợp STSS là do Streptococcus pyogenes gây ra. Vi khuẩn này có thể gây đau họng, chủ yếu ở trẻ em, và nhiều người nhiễm vi khuẩn này mà không hay biết và không phát bệnh.
Song trong một số trường hợp, loại vi khuẩn rất dễ lây lan này có thể gây bệnh nghiêm trọng, biến chứng sức khỏe và dẫn đến tử vong, đặc biệt ở người trên 30 tuổi. Khoảng 30% ca mắc STSS cuối cùng tử vong.
Người lớn tuổi có thể gặp các triệu chứng giống cảm lạnh nhưng trong một số ít trường hợp, các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn bao gồm viêm họng liên cầu khuẩn, viêm amidan, viêm phổi và viêm màng não. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, STSS có thể dẫn đến suy nội tạng và hoại tử.
Một số chuyên gia tin rằng số ca STSS tăng nhanh ở Nhật Bản vào năm ngoái có liên quan đến việc dỡ bỏ các hạn chế được áp đặt trong đại dịch Covid-19. Vào tháng 5.2023, chính phủ Nhật Bản đã hạ cấp phân loại Covid-19 từ nhóm 2 (bao gồm bệnh lao và SARS) xuống nhóm 5 (tức ngang hàng với bệnh cúm theo mùa).
Ông Ken Kikuchi, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Phụ nữ Tokyo, cho biết ông "rất lo ngại" về sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân STSS trong năm nay. Chuyên gia này tin rằng việc tái phân loại Covid-19 là nguyên nhân quan trọng nhất đằng sau sự gia tăng số ca nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Theo vị giáo sư, điều này đã khiến nhiều người từ bỏ các biện pháp cơ bản để ngăn ngừa lây nhiễm, chẳng hạn như khử trùng tay thường xuyên.
"Theo tôi, hơn 50% người Nhật đã bị nhiễm SARS-CoV-2 [vi rút gây ra Covid-19]... Tình trạng miễn dịch của mọi người sau khi hết Covid-19 có thể làm thay đổi sức đề kháng của họ đối với một số vi sinh vật", The Guardian dẫn lời ông Kikuchi.
Liên cầu khuẩn, giống như Covid-19, lây lan qua các giọt nhỏ và tiếp xúc vật lý. Vi khuẩn cũng có thể lây nhiễm cho bệnh nhân thông qua các vết thương ở tay, chân.
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A được điều trị bằng kháng sinh, nhưng những bệnh nhân nặng hơn có thể cần kết hợp kháng sinh và các loại thuốc khác, cùng với sự chăm sóc y tế chuyên sâu.
Bộ Y tế Nhật Bản khuyến nghị người dân nên thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản giống như thời kỳ Covid-19 để đề phòng lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
Dùng giun tròn phát hiện sớm ung thư Khoảng 95% bệnh nhân ung thư tuyến tụy sẽ tử vong vì phát hiện bệnh muộn. Các nhà khoa học mới đây đã phát triển phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư tuyến tụy. Điều đặc biệt hơn là phương pháp này sử dụng giun tròn. Công nghệ phát hiện sớm ung thư tuyến tụy do các chuyên gia tại công ty...