Nam sinh ngất xỉu vì mất phiếu dự thi đại học, đến khi tỉnh lại đã bỏ lỡ tất cả các môn thi
Sau khi về nhà không tìm thấy phiếu dự thi, nam sinh đã ngất đi vì lo lắng bên ngoài phòng thi.
Vào buổi sáng ngày đầu tiên của kỳ thi tuyển sinh đại học, một thí sinh thi đại học ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã quên mang theo phiếu dự thi và nhờ cảnh sát chở về tận nhà tìm kiếm, nhưng sau khi về nhà không tìm thấy, nam sinh đã ngất đi vì lo lắng bên ngoài phòng thi vào hôm 7/6.
Nam sinh đã ngất đi vì lo lắng bên ngoài phòng thi.
Một nhân viên Bộ phận An ninh của trung tâm khảo thí nói với phóng viên rằng, thí sinh đã tỉnh táo trên đường đến bệnh viện, nhưng lúc đó, tay thí sinh run dữ dội, nửa tiếng đã trôi qua nên thí sinh không thể vào phòng thi, do đó nam sinh đã về thẳng nhà và bỏ qua các môn thi tiếp theo.
Sau khi sự việc hy hữu được chia sẻ trên MXH, cộng đồng mạng đều tỏ ra thương cảm cho nam sinh không may bỏ lỡ kỳ thi đại học, bên cạnh đó, nhiều người cho rằng nam sinh quá bất cẩn khi đánh mất phiếu dự thi. Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng:
‘Kỳ thi tuyển sinh đại học không chỉ kiểm tra kiến thức, mà còn kiểm tra trí lực và năng lực toàn diện của bản thân. Nam sinh này ngay từ đầu đã bị loại vì tâm lý không ổn định’.
‘Phiếu dự thi quan trọng như thế mà em ấy có thể đánh mất sao? Chẳng khác gì đánh mất tờ vé số trúng giải đặc biệt’.
‘Đúng là công sức đổ sông đổ biển, uổng công lao bố mẹ và thầy cô nuôi dạy vất vả bao năm’.
Chọn tương lai
Trước mỗi kỳ tuyển sinh đại học, phụ huynh, thầy cô và các nhà quản lý giáo dục lại "xới" lên câu chuyện hướng nghiệp.
Ảnh minh họa/INT
Sự cân bằng giữa năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình cùng thông tin dự báo nhu cầu nhân lực để lựa chọn ngành, nghề và trường học có khả năng trúng tuyển được xem là công thức "cứng" trong tư vấn hướng nghiệp.
Thế nhưng, không phải bạn trẻ nào cũng có lựa chọn đúng. Nhận xét về xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông, phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp 12 đều gặp nhau ở điểm chung: Học sinh thường chọn ngành nghề theo cảm tính hoặc chạy theo một số ngành nghề thời thượng hay đang có nhu cầu "nóng".
Cách chọn ngành nghề cho tương lai không căn cứ vào năng lực bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu xã hội sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong danh sách SV cảnh báo học vụ hoặc bị buộc thôi học của các trường ĐH, SV năm nhất thường chiếm số lượng lớn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do nhiều em vào học mới nhận ra rằng ngành nghề mình chọn không phù hợp với năng lực bản thân. Có em tiếp tục theo học, dù không còn yêu thích nhưng cũng xuất hiện tình trạng chểnh mảng học hành để... ôn tập và thi lại cho kỳ tuyển sinh năm tới.
Thường thì HS hay phân vân mình nên theo học trường nào, học nghề gì khi chọn con đường đi cho tương lai. Trật tự này, theo các chuyên gia, nên thay đổi theo thứ tự: Nghề - ngành - trường. Trước hết, các em phải xác định mình hợp với nghề gì. Trên cơ sở xác định được nghề phù hợp với bản thân, HS mới chọn ngành học nào để có thể làm được nghề đó rồi mới đến lựa chọn theo học trường nào, bậc học nào phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình.
Thế nhưng, khó mà đòi hỏi tất cả HS lớp 12 đều xác định được đam mê của bản thân hay biết chính xác được mình phù hợp với ngành nghề nào. Để biết được thực sự mình thích gì, làm được những gì đòi hỏi phải có sự trải nghiệm nhất định. Các trường phổ thông, tùy theo điều kiện thực tế, đã kết nối với các cơ sở giáo dục đại học, nhà máy, xí nghiệp, trang trại... để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong tư vấn hướng nghiệp. Hoạt động này còn cung cấp cho HS thái độ nghiêm túc đối với nghề nghiệp.
Phụ huynh học sinh cũng là đối tượng mà các trường phổ thông và cơ sở giáo dục đại học đều hướng tới trong công tác tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh ĐH. TS Nguyễn Thị Mỹ Hương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh (ĐH Đà Nẵng) chia sẻ: Chúng ta từng có quan niệm học ngành này, trường kia mới tốt, dễ tìm việc làm, nhiều cơ hội; nghề này "nóng", lương lao động cao... Nhưng những niềm tin đó đã và đang nhanh chóng lạc hậu, dẫn đến phụ huynh và HS sẽ cảm thấy hoang mang nếu không hiểu rõ được bản chất của thay đổi và những xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế 4.0. Chọn nghề dựa theo truyền thống gia đình sẽ giúp HS có những lợi thế nhất định sau khi tốt nghiệp. Thế nhưng, không phải sự lựa chọn nào của phụ huynh cũng là tốt nhất cho con em mình nếu không dựa trên sở thích và năng lực.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ lên thị trường lao động toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam và định hình lại nền kinh tế thế giới. Vì vậy, đam mê mới chỉ là sự khởi đầu trên con đường nghề nghiệp. Tư duy cởi mở, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thái độ chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm về bản thân và xã hội, người lao động mới có thể thích nghi trong mọi bối cảnh thay đổi của thị trường lao động.
Hệ thống thông tin hỗ trợ thi và tuyển sinh năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT đã có công văn thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2021. Ảnh minh hoạ/internet Nhằm cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và tổ chức, cá nhân liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh trình độ đại học, tuyển...