Nam sinh Nam Định vươn lên ngoạn mục, chiến thắng cuộc thi tuần 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22
Tận dụng tốt cơ hội ở phần thi cuối cùng, Vũ Duy Thái ( THPT Tống Văn Trân, Nam Định) đã vươn lên trở thành nhà vô địch. Cậu bạn cũng là học sinh đầu tiên của trường Tống Văn Trân giành được vòng nguyệt quế Olympia.
Bốn gương mặt xuất sắc góp mặt trong trận tuần 2 tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 là: Lê Sỹ Hân ( THPT Mê Linh, Hà Nội), Trần Hải Đăng ( THPT Ngô Quyền, Ba Vì – Hà Nội), Vũ Duy Thái (THPT Tống Văn Trân, Nam Định) và Nguyễn Phúc Điền ( THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội).
Sau trận đấu đầu tiên khá mờ nhạt, cuộc đua tuần này đã gay cấn và thu hút hơn nhiều. Đặc biệt là màn lội ngược dòng của Vũ Duy Thái trong phần thi Về đích . Nam sinh Nam Định đã rút ngắn khoảng cách với người đứng đầu để vươn lên giành vòng nguyệt quế.
Ở phần thi Khởi động , Duy Thái có 30 điểm – đứng thứ 3 trong đoàn leo núi. Hải Đăng dẫn đầu với 60 điểm, Sỹ Hân 50 điểm và Phúc Điền chưa có điểm.
Tuy nhiên, Duy Thái đã san bằng số điểm với Hải Đăng ở phần thi Vượt chướng ngại vật , cả hai đồng sở hữu 80 điểm. Sỹ Hân được 60 điểm; Phúc Điền vẫn chưa cải thiện số điểm.
Tới phần Tăng tốc , Duy Thái để Hải Đăng vượt qua, cậu bạn có 220 điểm, Duy Thái giành được 170. Trong khi Sỹ Hân có 140 và Phúc Điền là 50 điểm.
Video đang HOT
Điểm số của 4 thí sinh sau phần thi Tăng tốc
Bất ngờ tới ở phần thi Về đích , thứ tự trong đoàn leo núi đã có sự thay đổi. Hải Đăng là thí sinh đầu tiên Về đích, cậu bạn lựa chọn hai câu 20 điểm, nhưng không thành công. Hải Đăng về chỗ với 200 điểm. Cùng gói câu hỏi, Duy Thái trả lời chính xác câu đầu tiên để nâng tổng điểm lên 210. Lúc này, Duy Thái hơn Hải Đăng chỉ 10 điểm.
Sỹ Hân lựa chọn gói câu hỏi 40 và 20 điểm, chọn Ngôi sao hi vọng trong câu thứ hai. Trả lời đúng 1 câu, Sỹ Hân về đích với 160 điểm. Phúc Điền chọn hai câu hỏi có giá trị 20 điểm, nhưng không thành công ở cả hai, cậu bạn về chỗ với 50 điểm.
Như vậy, sau 4 phần thi, Vũ Duy Thái (THPT Tống Văn Trân, Nam Định) giành được vòng nguyệt quế với 210 điểm. Cậu cũng là học sinh đầu tiên của trường Tống Văn Trân giành chiến thắng trong cuộc thi tuần Olympia.
Trần Hải Đăng (THPT Ngô Quyền, Ba Vì – Hà Nội) về nhì với 190 điểm. Cùng về vị trí thứ ba, Lê Sỹ Hân (THPT Mê Linh, Hà Nội) 160 điểm và Nguyễn Phúc Điền (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) với 50 điểm.
Kỳ thi tốt nghiệp tại huyện đảo Phú Quý thành công mỹ mãn
Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông được tổ chức lần đầu tiên tại huyện đảo Phú Quý đã diễn ra một cách nghiêm túc, an toàn và đúng quy định.
Sáng ngày 9/7, tàu cao tốc tuyến Phú Quý - Phan Thiết đã vận chuyển bài thi của thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 tại điểm thi thuộc Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, huyện đảo Phú Quý cùng 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên được điều động từ đất liền ra đảo làm công tác coi thi đã cập cảng Phan Thiết an toàn.
Cán bộ, giáo viên coi thi ở Phú Quý cập bến an toàn (Ảnh CTV)
Hiện bài thi đã được đưa về điểm chấm thi và bàn giao cho Ban làm phách để thực hiện công tác chấm thi theo đúng quy định.
Cảm ơn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam
Đây là lần đầu tiên, học sinh huyện đảo Phú Quý được thi tại quê nhà nên không thể kể hết niềm vui, niềm hạnh phúc của các em và nhiều người dân nơi huyện đảo.
Bài thi được chuyển vào đát liền an toàn (Ảnh CTV)
Có được niềm vui ấy, không ít người nói phải cảm ơn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Bởi, trong nhiều năm qua, Giáo dục Việt Nam đã đăng tải hàng chục bài viết phản ánh về những vất vả, khó khăn của học sinh khi phải chuẩn bị hành trang vào đất liền ăn ở hàng chục ngày chờ đợi đến ngày thi.
Những nỗi niềm trăn trở của giáo viên, những tâm tư, khao khát của các bậc phụ huynh, những mong muốn của cả chính quyền nơi huyện đảo cho con em được thi tốt nghiệp tại chỗ đã được Tạp chí liên tục phản ánh, chuyển tải. Những bài viết ấy đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều bạn đọc trên cả nước.
Nếu quyết tâm không gì là không thể
Nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận luôn nói rằng rất muốn tổ chức kỳ thi trên đảo nhưng vì điều kiện khách quan vẫn chưa thể thực hiện được. Sở Giáo dục đã rất lo lắng nếu như trước ngày thi gặp thời tiết không thuận lợi sẽ rất khó khăn cho việc điều cán bộ, giáo viên ra đảo coi thi.
Và khi thi xong rồi, việc vận chuyển bài thi từ đảo vào đất liền sợ không được an toàn...sẽ làm khổ và liên lụy rất nhiều người.Sẽ không an toàn nếu như biển động mà tàu cao tốc không thể ra khơi và bài thi sẽ không đến được với học sinh, làm sao có thể đảm bảo đúng thời gian thi theo quy định?
Lần lữa hết năm này qua năm khác để đợi Phan Thiết hoàn thành xong sân bay. Khi có đường bay ra đảo, học sinh mới được thi tại địa phương mình. Nhưng, biết đợi đến bao giờ khi sân bay Phan Thiết vừa mới khởi công và ngày hoàn thành vẫn còn xa lắm?
Đã có những phương án thuê máy bay chở đề thi, cán bộ, giáo viên ra đảo và chở bài thi cùng cán bộ, giáo viên vào đất liền nhưng chi phí lại quá đắt đỏ (700 triệu đồng/2 lượt đi về).
Nhưng cuối cùng, bằng sự quyết tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận điểm thi tốt nghiệp trung học quốc gia vẫn được đặt tại đảo, và vận chuyển đề thi, bài thi chỉ bằng tàu cao tốc.
Ngay tại thời điểm này, khi bài thi của học sinh huyện đảo đã được giao cho Ban làm phách để thực hiện công tác chấm thi theo đúng quy định. Có thể thấy rằng, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức lần đầu tiên tại huyện đảo Phú Quý đã diễn ra một cách nghiêm túc, an toàn và đúng quy định.
Nữ sinh bị mẹ bắt quỳ giữa sân trường vì không đỗ lớp 10 chính thức lên tiếng, hé lộ gia cảnh thương tâm Câu chuyện nữ sinh bị mẹ bắt quỳ "chỉ vì 7 năm học sinh giỏi mà giờ lớp 10 trường tư cũng không nhận" có nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Gần đây, mạng xã hội xôn xao về câu chuyện 1 bà mẹ bắt con quỳ giữa sân trường chỉ vì "7 năm học sinh giỏi mà giờ trường...