Nam sinh miền núi đam mê chế tạo cánh tay Robot cho người khuyết tật
Trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học thường chỉ thấy ở sinh viên bậc học đại học và cao đẳng, hoặc chỉ ở các trường học có điều kiện thuận lợi.
Trong can phòng nhỏ đủ đat mọt chiec giuong go và cái bàn nhỏ vua là cho nghỉ ngoi, học tạp nghien cuu, nhung chua bao gio làm em giảm niem đam me.
Nhưng những năm gần đây, việc khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học ở các trường miền núi rẻo cao được khởi xướng đã xuất hiện nhiều học sinh say mê nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Học sinh miền núi và niềm đam mê sáng tạo Robot
Điển hình có em Trần Hữu Phúc – lớp 11E, Trường THPT Tương Dương 1, với những dự án nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm hữu ích phục vụ trong đời sống, sinh hoạt.
Hằng ngày, sau giờ học chính khóa, trong căn phòng nhỏ quen thuộc, mọi người vẫn luôn thấy em Trần Hữu Phúc – học sinh lớp 11E, Trường THPT Tương Dương, huyện biên giới Tương Dương, Nghệ An cặm cụi chọn, lựa, lắp, ghép không màng đến thời gian.
Dù o nhà hay o truong, Phúc luon nhan đuoc su sẻ chia tu thay co giáo và BGH nhà truờng.
Trong căn phòng chật hẹp ngổn ngang nào là mỏ hàn, con chíp, mạch điện tử, dây điện hay que kem, tất cả đều được em tận dụng, gom, nhặt, xin ở các quầy điện tử về để phục vụ cho mục đích riêng của mình.
Chỉ những vật được cho là phế liệu, đã được em tái chế, thiết lập thành những mô hình, sản phẩm thiết thực không chỉ phục vụ công tác học tập, thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu khoa học, kỹ thuật mà còn nối dài ước mơ tiếp sức cho những người hạn chế sức lao động.
Em Phúc chia sẻ: “Từ nhỏ em đã có niềm đam mê với Robot và một số linh kiện, điện tử, lắp ghép. Lên lớp 10 em được sự hướng dẫn của thầy Mai Đình Thịnh để chế tạo ra những con Robot và khi lên lớp 11 em nghiên cứu, chế tạo ra cánh tay Robot dùng cho người khuyết tật và những nhà khoa học làm việc trong môi trường nguy hiểm. Em ước mơ sẽ trở thành một lập trình viên sáng tạo ra nhiều loại Robot để giúp đỡ cho mọi người”.
Máy rửa tay dung dịch sát khuẩn tự động. Tuy chưa được tân trang bắt mắt, nhưng đã kịp thời giúp nhà trường phòng chống dịch Covid-19, bởi tính năng tiện dụng của máy.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố là bộ đội phục viên, mẹ là cán bộ hưu trí ở khối Hòa Bắc, thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương. Tuổi thơ Phúc đã lớn lên cùng tuổi cao, sức yếu của bố mẹ. Xuất phát từ đó, Phúc ước mơ trong tương lai không xa, em có thể làm được một con Robot thông minh, điều khiển bằng tay thay em giúp việc cho những người sức yếu như bố mẹ.
Video đang HOT
Với điều kiện gia đình, sự khó khăn ở một trường vùng cao như Tương Dương, việc nghiên cứu là cả một bài toán khó. Nhưng với niềm đam mê và ước mơ lớn của mình, Phúc đã tự mày mò, học hỏi, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, nhất là người thầy trực tiếp dạy môn Vật lý và Ban giám hiệu nhà trường.
Đến thành công chế tạo máy rửa tay dung dịch sát khuẩn tự động.
Năm học 2018-2019, cánh tay Robot thông minh được ra đời, mặc dù chưa thật sự hoàn chỉnh mỹ mãn, nhưng ước mơ của Phúc thực sự được nối dài và niềm tự hào của Trường THPT Tương Dương.
Thầy giáo Mai Đình Thịnh – Giáo viên dạy môn Vật lý em Phúc cho hay: “Từ năm lớp 10, tôi nhận thấy em Phúc có năng khiếu đặc biệt và một niềm đam mê với KH-KT. Đặc biệt, là kỹ thuật điện tử, chế tạo Robot, chúng tôi đã tạo điều kiện quan tâm, động viên để em phát huy hết năng lực của mình.
Bo mẹ luon là niem đọng vien lon nhat và cũng là đọng lực đe Phúc tiep tục học tạp, sáng tạo và theo đuoi niem đam me của mình.
Năm 2019, tôi hướng dẫn em tham gia cuộc thi KH-KT tỉnh Nghệ An và đạt giải. Qua cuộc thi đó còn nhiều điều học hỏi và về nhà em Phúc tiếp tục đưa ra ý tưởng và chế tạo ra cánh tay Robot và máy rửa tay sát khuẩn tự động”.
Là học sinh ở một trường vùng cao như Tương Dương – Phúc cũng cảm nhận được sự khó khăn của nhà trường, trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ các hoạt động dạy và học, nhất là trong dịp cao điểm cả nước chung tay phòng chống đại dịch Covid-19.
Đồng hành cùng nhà trường trong dịp phòng chống dịch Covid-19, với mong muốn được góp sức nhỏ của mình, Phúc đã quyết định thực hiện dự án sáng chế “máy rửa tay dung dịch sát khuẩn tự động” bằng cảm ứng.
Khi có được ý tưởng, không kể đêm hôm, trưa nắng…. Phúc lọ mọ đóng dán, cắt ghép từ những phế liệu được lựa nhặt về. Dự án của em đã hoàn thành trong niềm vui không chỉ bản thân mà cả bạn bè, thầy cô. Với kích thước nhỏ, gọn, thân thiện, máy rửa tay dung dịch tự động của Phúc đã hạn chế được sự tiếp xúc vật dụng nơi công cộng.
Chỉ cần đưa tay, hệ thống cảm biến tự động sẽ đẩy dung dịch ra khỏi ống vòi, người dùng chỉ việc hứng và xoa dung dịch đều là đã sát khuẩn sạch sẽ.
Sản pham cánh tay Robot của Phúc đuoc hoàn chỉnh và đạt giải tại Cuọc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuạt cap THPT do So GD&ĐT Nghẹ An to chuc 2018-2019.
Thầy Hồ Văn Thanh – Hiệu trưởng Trường THPT Tương Dương 1 nhận xét: “Là trường vùng núi cao, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập cũng như nghiên cứu khoa học còn rất khó khăn. Nhưng đã có những học sinh rất đam mê và nỗ lực cố gắng trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học, nhà trường, BGH cũng như tất cả cán bộ nhân viên luôn động viên khích lệ, truyền lửa cho các em học sinh.
Phúc là một trong những em có niềm đam mê thực sự và đã có dự án dự thi cấp tỉnh. Sắp tới em lại có dự án tiếp để dự thi trong Thanh thiếu nhi của tỉnh”.
Không có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu, sáng tạo, nhưng với niềm đam mê, sự cần cù, chịu khó và sự giúp sức từ bố mẹ, bạn bè, thầy cô Phúc đã đạt được những thành công ban đầu ở những cuộc thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức.
Đây cũng sẽ là tiền đề, là động lực giúp Phúc vượt qua những khó khăn trước mắt, nhen nhóm, nối dài thêm ước mơ trong tương lai. Tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích hơn nữa, để không chỉ có thể vận dụng vào đời sống, sinh hoạt của người dân vùng cao quê em mà còn vươn xa phục vụ khoa học, công nghệ tới người dân cả nước.
Cô gái sáng tạo ra dòng tranh dây đồng, chỉ truyền nghề cho người khuyết tật
Nguyễn Nhật Minh Phương (33 tuổi) được tổ chức Guinness Việt Nam xác lập kỷ lục người làm tranh dây đồng đầu tiên của Việt Nam. Từ niềm đam mê với dây đồng, cô đã sáng tạo ra một dòng tranh mới và chỉ truyền nghề cho người khuyết tật.
Không gian làm việc thân thiện của lớp học - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sau hơn 10 năm theo đuổi đam mê với những sợi dây đồng, hiện tại cô đang sở hữu một cơ ngơi nho nhỏ tại quận Gò Vấp (TP.HCM) với những sản phẩm ấn tượng được thị trường trong nước ưa chuộng, sau đó được xuất đi New Zealand và Mỹ. Cùng với đó là lớp học truyền nghề cho hơn 10 học viên khuyết tật.
Xuất thân là một giáo viên mầm non, không có nhiều kiến thức về mỹ thuật, cô tự nhận: "Tôi chẳng biết gì về các quy tắc trong hội họa, tôi làm tranh từ trái tim và những gì tôi tự tìm hiểu được, không qua trường lớp nào.
Chuyện bắt đầu từ năm tôi 19 tuổi, khi tình cờ cầm trên tay một cuộn dây đồng và sau một hồi nghịch chơi cho vui, không ngờ cuộn dây đồng lại biến thành một món đồ trang sức lạ mắt. Tôi thấy những sợi đồng như có ma lực khủng khiếp, nó kích thích tôi sáng tạo không ngừng. Năm 2016 tôi phải nghỉ dạy do viêm họng cấp tính, khi đó mới có thời gian toàn tâm toàn ý cống hiến cho loại hình nghệ thuật mới mẻ này".
Nguyễn Nhật Minh Phương
Là một người đam mê thiện nguyện, những chuyến đi thăm và tặng quà đến nhiều vùng miền, hình ảnh của các bạn trẻ khuyết tật cứ ám ảnh cô mãi. Cô nảy sinh ý tưởng sẽ để nghề này lại cho những người khuyết tật. Đây sẽ là dòng tranh của các bạn khuyết tật, do chính các bạn ấy làm nên.
Cô bắt đầu tập tành học về kinh doanh, sau đó thành lập công ty mặc sự phản đối của bạn bè và gia đình vì họ cho rằng Phương quá mạo hiểm, dòng tranh này cũng chưa được biết đến nhiều nên rủi ro khá cao. Rất may mắn cô gái trẻ ấy đã tìm được chỗ đứng riêng cho mình.
Đã có nhiều doanh nhân ngỏ ý mua lại thương hiệu hoặc đầu tư cho cô mở cơ sở lớn hơn để cùng hợp tác, nhưng Phương đều từ chối. Cô muốn làm việc độc lập cùng với các "cộng sự" đặc biệt của mình.
Với bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho những cuộn dây đồng vô tri vô giác, Minh Phương đã biến chúng thành những sản phẩm nghệ thuật độc đáo - Ảnh: DUYÊN PHAN
Phác thảo trước khi bắt tay vào thực hiện bức tranh cổ động chống dịch COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Dương Thị Mỹ Huyền (quê Quảng Ngãi) - cô gái bị chứng teo cơ bẩm sinh cho biết tìm được công việc đúng với chuyên môn là quá khó, cho đến khi Huyền thấy được thông tin tuyển dụng từ công ty của chị Phương - Ảnh: DUYÊN PHAN
Dây đồng được sử dụng phải có chất lượng tốt và mỏng để dễ cuốn - Ảnh: DUYÊN PHAN
Mang trong mình tình yêu với Phật giáo nên trong các bức tranh của Phương luôn tận dụng tối đa hình ảnh Đức Phật và hoa sen - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những sản phẩm ấn tượng và độc đáo từ dây đồng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Những sản phẩm của chị Phương giản dị, gần gũi nhưng rất hút khách hàng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các học viên đều cảm thấy biết ơn cô Phương vì đã tạo việc làm phù hợp với khả năng của họ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tất cả công đoạn đều thực hiện thủ công bằng tay - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cô giáo Phương tận tình hướng dẫn cho các học viên - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sinh viên chế máy đo thân nhiệt tự động kết hợp khai báo y tế Nhóm sinh viên Trường cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM chế tạo thành công máy đo thân nhiệt tự động và đưa vào sử dụng tại trường. Máy được tự động hóa giúp công tác phòng chống dịch của trường hiệu quả hơn khi sinh viên đi học trở lại. Nhiệt độ cơ thể của người dùng hiện lên màn hình LED -...