Nam sinh học giỏi, 3 năm “chứng trường” từng lỗ 25% vốn đầu tư, giờ chỉ “all in” một mã
Nam sinh quê ở Đồng Nai hiện được các “chứng sĩ” ủng hộ trên nhiều hội nhóm chứng khoán.
Trưa 21/2, cộng đồng “chứng sĩ” (nhà đầu tư chứng khoán) Việt Nam được phen há hốc trước thành tích học tập khủng và niềm đam mê chứng khoán của một nam sinh. Bài đăng này đã lan toả sang qua nhiều hội nhóm nhà đầu tư chứng khoán.
Cộng đồng “chứng sĩ” cảm phục nhà đầu tư nhỏ tuổi
Tài khoản Phan Nguyễn ban đầu chia sẻ bài đăng với nội dung ” Ngày đầu tuần của cô chú trong group sao rồi? Đi học mà tâm trí để ở 3 chữ cái“. Cùng đó là tấm ảnh trong bối cảnh lớp học phổ thông, màn hình máy tính xách tay thể hiện bảng điện chứng khoán và tấm giấy khen học sinh giỏi.
Bài đăng của nam sinh trong một hội nhóm về chứng khoán. Ảnh chụp màn hình.
Trong khi các bạn cùng lớp đang nghỉ giải lao sau tiết học thì nam sinh lại mở máy tính xách tay và quan sát bảng điện.
Bên dưới là hàng loạt các bình luận bày tỏ thích thú trước nam sinh học giỏi lại mê chứng khoán này.
” Giỏi! Phát huy! Trau dồi kiến thức nhiều vào bạn nhé!“, tài khoản Trương Quang L. động viên nam sinh. Trương Đắc N. thì dành lời khen: ” Tuổi trẻ ta sống hết mình với thứ gọi là đam mê“.
” 18 tuổi đã là chứng sĩ, bái phục!“, tài khoản Hai T. để bình luận. ” Thi mấy trường Kinh tế, sau ra làm broker (người môi giới chứng khoán – PV)”, Thành nói.
Nam sinh Nguyễn Hữu Phan tranh thủ chụp tấm ảnh xem bảng điện khi đang được giải lao. Ảnh: N.H.P.
Một số thành viên lại thắc mắc về độ tuổi được mở tài khoản chứng khoán và không tin nam sinh có thể sở hữu tài khoản giao dịch trong loại hình đầu tư này.
Trao đổi với phóng viên, nam sinh Nguyễn Hữu Phan (học sinh lớp 12C08 – trường THPT Lê Hồng Phong – Đồng Nai) xác nhận bài đăng đó do mình đăng tải và không ngờ nó lại được mọi người quan tâm, ủng hộ đến vậy.
” Em tính chụp ảnh vào giờ ra chơi rồi đăng lên hội nhóm cho vui thôi. Ai dè đâu nhiều anh chị, cô chú nhắn (động viên – PV) em quá!“, Hữu Phan nói.
Đầu tư chứng khoán từ lớp 10, bằng tiền lì xì
Phan đã tập tành đầu tư chứng khoán từ 3 năm trước. Lúc đó, em đầu tư trên tài khoản của mẹ. Vốn liếng ban đầu của nam sinh lớp 12 chính là “vài triệu tiền lì xì với một số tiền làm thêm trải nghiệm, tổng khoảng 7-8 triệu”. Hiện, Phan đã tự giao dịch trên tài khoản “chính chủ”.
Video đang HOT
“Em quyết định tham gia đầu tư chứng khoán vì nhìn thấy được lợi nhuận khổng lồ nếu có kiến thức và tầm nhìn”, Hữu Phan nói.
Cơ duyên để cậu tham gia sàn chính là nhờ một người trong gia đình đã đầu tư trước đó. “Em thấy người nhà của em có tìm hiểu và đầu tư chứng khoán nên em cũng tìm hiểu theo và quyết định tham gia”.
Theo Phan, mẹ em ủng hộ con trai tham gia đầu tư nhưng “phải kiểm soát được việc học hành, học vẫn phải tốt”. Cụ thể, Nguyễn Hữu Phan vừa hoàn thành học kỳ 1 của lớp cuối cấp với thành tích học sinh giỏi.
Hữu Phan tập tành đầu tư chứng khoán từ năm lớp 10, nay em là học sinh lớp 12. Ảnh: NVCC.
Mẹ của Phan cũng là một nhà đầu tư chứng khoán nhưng ba của cậu thì không. “Nhiều khi ba bảo đừng cho em chơi để còn lo học hành. Tiền lãi bao nhiêu em cũng giấu ba”, nam sinh lớp 12 cười và nói. Ngày nào lỗ nặng chắc chắn “giấu. Ngày đó hai mẹ con cùng sầu. Hôm nào lãi thì gọi ba với em trai đi ăn uống, gọi full menu. Lúc đó thì hai mẹ con lo được”.
Giống như nhiều nhà đầu tư mới (F0) khác, Hữu Phan cũng từng có thời gian “đầu tư bằng cảm tính”. “Nhưng sau hai năm, có thêm kinh nghiệm, thì đa phần em đã đầu tư theo tầm nhìn cá nhân. Em tìm hiểu về doanh nghiệp mình đầu tư, dự án triển khai của doanh nghiệp đó sắp tới. Đồng thời, xem xét tin tức biến động của thị trường Việt Nam và thế giới…”, nhà đầu tư nhỏ tuổi bày tỏ.
Cậu nói tiếp: “Sau gần 3 năm, em thấy mình trưởng thành hơn về kiến thức nhưng chưa là gì so với thị trường chứng khoán khốc liệt, cần phải tìm hiểu học hỏi nhiều hơn nữa”.
Nam sinh cho rằng tiếp xúc chứng khoán sớm có lợi và có lợi cho những ai muốn tìm hiểu thêm về kiến thức ngoài sách giáo khoa và bài giảng tại trường lớp. “Từ lúc tham gia thị trường chứng khoán, em cảm thấy kiến thức bên ngoài cuộc sống của mình được cải thiện và tiếp thu nhiều hơn: về doanh nghiệp, về các ngành, về sự khốc liệt của thị trường”.
Em cũng từng bị lỗ, đến âm 25% giá trị đầu tư. Hồi đó thì buồn, hoảng loạn. Giờ thì bình tĩnh tiếp nhận thông tin. Ảnh: NVCC.
Cũng như nhiều nhà đầu tư khác, Hữu Phan cũng từng bị lỗ. “Em từng lỗ, đỉnh điểm là âm 25% tài khoản. Hồi còn F0 thì mình bị tâm lý, hoảng loạn, sợ tài khoản downtrend (giá thị trường chứng khoán có xu hướng giảm – PV) dài hạn nên cũng mua bán mất kiểm soát. Nhưng hiện tại thì lỗ là điều khá bình thường vì đa số cổ phiếu của em đầu tư đến giờ này là mã trung, dài hạn nên không quá lo lắng lắm vì có mục tiêu rõ ràng”, cựu F0 chia sẻ kinh nghiệm.
“Không nên FOMO”
Theo Phan, em đang nắm mã thuộc nhóm bất động sản khu công nghiệp. “Trước Tết có bị rung lắc và tin xấu nên đang âm. Nhưng về trung hạn thì em nghĩ vẫn ổn”, nam sinh lớp 12 hiện “all in” một mã. “Em all in rồi. Giờ còn tiền em cũng vô nốt”, Phan cho hay nhưng không chia sẻ cụ thể về mã mà mình đang dồn tiền.
Theo kinh nghiệm của nhà đầu tư vừa tròn 18 tuổi, thị trường chứng khoán chỉ thuận lợi cho một số người ham học hỏi, tìm tòi và tiếp thu kiến thức dần dần.
“Còn rất hại nếu FOMO (Hội chứng Sợ bỏ lỡ – PV) hoặc hùa theo những người có kinh tế kể lại là chứng khoán rất dễ, lãi x2 x3 x5 x10 thì thực sự rất khó”.
Hữu Phan (bìa trái) khuyên các nhà đầu tư nhỏ tuổi không nên FOMO. Ảnh: NVCC.
Nguyễn Hữu Phan dành lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ tuổi: “Hãy chuẩn bị một tinh thần thép, không bị ảnh hưởng bởi truyền thông, tin tức xấu ngắn hạn làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp mình đầu tư. Không FOMO, không nghe nhiều người kể lại thị trường chứng khoán dễ kiếm tiền”.
Đồng thời, “chỉ nên đầu tư khi khoản tiền của mình được thoải mái, nghĩa là không phải lo chi tiêu, ăn uống, chi phí sinh hoạt hằng ngày”, Phan nói thêm.
Thông tư 203/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch trên thị trường chứng khoán không có quy định về độ tuổi được mở tài khoản chứng khoán. Thông tư quy định nhà đầu tư mở chứng khoán chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin nhận biết khách hàng khi mở tài khoản giao dịch.
Thông thường, các công ty chứng khoán yêu cầu căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân như giấy tờ bắt buộc nếu muốn mở tài khoản giao dịch. Thủ tục hoặc các ràng buộc khác sẽ do từng công ty chứng khoán quy định cụ thể.
Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. Và số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Thú nhận sốc về chuyện phòng the, nỗi lo sợ trong tình yêu và câu nói ám ảnh của cô gái Biên Hòa có thân thế đặc biệt
Đau đớn về thể xác, trả giá bằng cả tuổi thọ và sức khỏe để được làm phụ nữ, nhưng hạnh phúc thật sự sau đó có tới, đặc biệt trong chuyện tình yêu với cô gái này?
Quản Ngọc Khánh Nhi (26 tuổi, sống tại Biên Hòa - Đồng Nai), đó là cái tên mà cô mang sau này khi đã chuyển giới để trở thành phụ nữ. Dù trải qua nhiều đau đớn, như cô nói là "máu và nước mắt", trả giá bằng tuổi thọ và sức khỏe suy yếu nhưng Nhi vẫn quả quyết: "Dù có chết sớm nhưng em chưa bao giờ hối hận việc mình đã được làm con gái. Sống được bao lâu thì phải ra sống, sống đúng là mình".
Cả hành trình nhiều đau khổ vì kỳ thị, vì đấu tranh và cả lần phẫu thuật đớn đau đó là 1 câu chuyện dài. Nhưng hãy chỉ nói về cuộc sống hiện tại của Nhi trong chuyện tình cảm lứa đôi. Người chuyển giới liệu có dễ dàng được đón nhận hạnh phúc sau những nỗi đau thể xác và tiền bạc họ đã đánh đổi chỉ để được là chính mình?
Tình yêu đẹp và nỗi lo không được gia đình nhà bạn trai chấp nhận
Lúc cả 2 quen nhau, Nhi đã nuôi tóc dài và mặc đồ con gái, nhưng vẫn chưa chuyển giới. Trí đã yêu cô từ ngày đó.
Nhi kể về sự khởi đầu của tình yêu 3 năm như thế này: "Em và anh quen trên mạng, anh nhắn tin làm quen em nhưng em không trả lời. 2 tháng sau anh lại nhắn, đúng lúc em chán chán nên em rep rồi đi uống cafe. Anh chạy từ Sài Gòn về Biên Hòa để uống cafe với em. Lúc đó anh chưa đẹp trai như bây giờ, còn đen và ốm lắm. Anh cũng biết là em không thích anh rồi 2 đứa làm bạn thôi. Nhưng mà từ bạn mà không đề phòng gì, mưa dầm thấm lâu thấy anh cũng tốt, chịu khó và hiền lành nên em quyết định hẹn hò".
Nhi khi chưa chuyển giới
Trong 1 show Come out trên truyền hình trước đây, Trí đã nói trước ống kính với cha mẹ rằng: "Tình cảm con dành cho Nhi nhiều lắm, con không thể xa Nhi được, mong ba mẹ thông cảm cho con và chúc phúc cho con được ở bên Nhi".
"Hiện tại em và bạn trai yêu nhau được 3 năm, em thành con gái thực sự mới được hơn 1 năm thôi. Anh chấp nhận tất cả, anh nói cho dù em là con gái hay con trai anh vẫn yêu em. Anh yêu em vì em là chính em thôi.
Anh ấy bỏ nhà đi theo em, 2 đứa ra trọ sống cùng với nhau. Em và anh làm đủ công việc bươn trải. Anh rất thương em đều dành những gì tốt đẹp nhất cho em. Em cũng không biết gia đình anh hiện đã chấp nhận em chưa, đó là vấn đề em lo nhất", Nhi kể về điều canh cánh trong lòng.
Khi Nhi chuyển giới rồi Trí mới nói thật với gia đình là anh đã yêu một người chuyển giới và muốn đưa cô về ra mắt. Lúc đầu mẹ Trí sốc quá vì chưa bao giờ nghĩ đến tình huống này, mẹ Trí bảo: "Con như thế nào mà tại sao lại yêu đương lệch lạc vậy. Nhưng nếu đã thương rồi thì hãy về cho mẹ gặp" . Thế nhưng, Nhi thì vẫn lo sợ, cô vẫn chưa dám về ra mắt vì còn mặc cảm và sợ họ hàng Trí dị nghị. Nhi thú thực: "Em cũng sợ mất anh ấy".
Tình yêu cũng có cưng chiều và giận hờn như bao người
"Anh là người thương em lắm, anh lo lắng mọi công việc trong nhà, anh nấu cho em ăn. Anh nói câu này mà em cảm động lắm: "Ngoài việc vệ sinh cá nhân em phải tự làm ra còn thì anh không bắt em phụ anh gì hết. Nhưng anh nói em phải ngoan, biết nghe lời". Vì anh nói thế nên em đi làm về phụ được anh gì thì em lại phụ giúp cùng anh. 3 năm quen nhau ngoài việc hay cãi lộn lặt vặt thì không có gì sóng gió hết, tại anh lúc nào cũng chiều theo cảm xúc của em cả. Nhiều lúc em cũng không ngờ mình lại may mắn như vậy.
Tuy nhiên, cũng có giai đoạn do công việc quá nhiều 2 bên ít gặp nhau. Em đi làm thì anh nghỉ, em nghỉ thì anh đi làm. Nên cũng có khoảng thời gian 2 đứa cảm thấy chán nhau, cũng cãi vã lớn rồi chia tay này nọ. Nhưng mỗi lần cãi nhau tụi em lại thương nhau hơn. 2 đứa cùng ngồi lại nói xem đối phương cần thay đổi điều gì rồi lại huề. Lúc đó vì yêu nhau thì cảm thấy điên lên nhưng nghĩ lại thì nó cũng không phải chuyện gì to tát lắm" , Nhi kể.
Nhi lo lắng cho tương lai cũng có cơ sở vì tình yêu hiện tại với cô là quá đẹp và cô không muốn nó tan đi như 1 giấc mơ. Bởi người ở bên cô lúc phẫu thuật chăm cô từng li từng tí chính là Trí. Vì sự thực thì những người chuyển giới quá khó để có được hạnh phúc lứa đôi bền lâu.
"Lúc em phẫu thuật thì anh luôn là người ở bên cạnh em, túc trực và lo lắng chăm sóc cho em. Lúc phẫu thuật xong bác sĩ nói cũng chưa gặp ngay được, anh cứ về đi rồi mai tới nhưng anh không chịu về vì lo lắng cho em. Anh là người tắm rửa, lau vết mổ, em đau lắm nhưng cũng cố chịu vì biết anh xót em lắm. Riết rồi dính nhau như sam, có cãi vã nhưng yêu thương nhau cũng thật nhiều.
Chắc cả cuộc đời này em nợ anh ấy, nợ ân tình của anh ấy. Em cảm thấy mình may mắn hơn bao người chuyển giới khác vì nhiều người không có được hạnh phúc riêng trọn vẹn, nhưng em thì biết dù ai có quay lưng với em nhưng anh thì không" , Nhi xúc động nói.
"Ba mẹ anh ấy ở Trà Vinh, em vẫn chưa về, không phải là không muốn, nhưng em sợ nhất bị ba mẹ anh phản đối. Anh cũng muốn cưới em nhưng vì em quá sợ mất anh ấy nên chưa dám, sợ không được ba mẹ anh ấy chấp nhận" , điều cô dằn vặt nhất chính là sợ bước thêm 1 bước nữa lại mất nhau cả đời. Chính vì thế, cô cứ đứng ở đó, dù hôm nay vui, nhưng vẫn sợ tương lai đến mà không như ý.
Chuyện phòng the của người chuyển giới và câu nói ám ảnh
Chuyện phòng the của người chuyển giới luôn khiến nhiều người tò mò và Nhi cũng không ngại để chia sẻ. Cô nói rằng: "Em phẫu thuật mới được hơn 1 năm cũng chưa ổn định, cảm giác về "chuyện ấy" cũng phải từ từ mới quay về. Nhưng với em nó không quan trọng, quan trọng em được sống với hình hài của 1 người phụ nữ. Em chỉ cần bạn trai em cảm thấy thăng hoa là em cũng thấy mình như "lên đỉnh" vậy. Hạnh phúc nhiều khi đến từ niềm hạnh phúc của người khác như vậy đó" .
Cặp đôi trong 1 chương trình dành cho cộng đồng LGBT
" Theo em sự chân thành vẫn là cần thiết để giữ 1 tình cảm bền lâu. Người chuyển giới tụi em cũng dễ vấp phải sự ngăn cản, dễ không có được happy ending nhưng mà nghĩ làm gì nhiều, lo lắng cũng không giải quyết được gì. Cứ mỗi ngày mình sống phải là 1 ngày rực rỡ đã. Em đã đánh đổi tuổi thọ, sức khỏe để sống cho ra sống mà còn ngồi đó mà lo lắng nữa thì có phải lãng phí thời gian không".
Còn chuyện tình yêu, dù nó đang viên mãn như thế, điều cô lo cũng vẫn đến từ gia đình. Cô sợ về ra mắt rồi gia đình Trí không chấp nhận thì dễ mà tình yêu cũng... đứt, vì thế nên cô dùng dằng trong 1 tình yêu hạnh phúc hiện tại, nhưng không thể nói trước tương lai.
Lời cuối cô nói cùng mới ám ảnh vì có cả sự xót xa trong đó: "Rồi đôi khi ra ngoài xã hội. Với bạn bè, với ai đó có nhận xét là mình có đẹp thật, nhưng cuối cùng máu em vẫn là máu đàn ông. Em không đẻ được thì thực sự cũng không bao giờ hiểu cảm giác của phụ nữ thực sự".
Anh bán rau "5 tỷ/bó" chế kính chống giọt bắn từ bình nước Phạm Hồng Minh - hay còn gọi Minh Râu (38 tuổi, sống tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), là nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội với cách bán rau độc lạ. Không chỉ giảm giá trong mùa dịch, anh còn để biển hiệu với nội dung: "Đeo khẩu trang hở mũi không thêm hành ngò", "không đeo khẩu trang...