Nam sinh “đốt tiền mua vui” quay clip khoe trên mạng
Cảnh đốt các tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng, 50.000 đồng và 10.000 đồng của thanh niên trông thư sinh được quay clip rồi tung lên mạng đã bị cộng động mạng phản ứng, chỉ trích về hành động thiếu hiểu biết, vi phạm pháp luật này.
Mấy ngày gần đây, cư dân mạng lại sôi sục với clip 1 nam sinh “đốt tiền để mua vui”. Trong clip tung lên vào đầu tháng tư, một 1 sinh đầu nhuộm tóc vàng, đeo kính có khuôn mặt rất thư sinh, đang ngồi đốt tiền. Các tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng, 50.000 đồng và 10.000 đồng dần quăn dưới ngọn lửa của bật gas và cháy thành ngọn lửa. Vừa đốt tiền, nam sinh này còn thể hiện thái độ rất thích thú và cười đùa rất vui vẻ.
Cảnh nam sinh đốt tiền cắt từ clip
Clip đang lan truyền trên mạng một cách chóng mặt và hầu hết mọi người khi xem đều lên tiếng phản đối.
Cộng đồng mạng lên tiếng phản đối dữ dội những hành động này. Nhiều bình luận cho rằng, đây là hành động chứng tỏ bản thân một cách ngu dốt “ăn chơi nửa mùa”. Một số bạn khác cũng phân tích, những thanh niên này thiếu hiểu biết pháp luật mà không biết rằng, đốt tiền là vi phạm pháp luật.
Theo Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 nghiêm cấm các hành vi huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật. Trước đó, Điều 3 trong Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30-6-2003 đã ghi rõ nghiêm cấm hủy hoại tiền Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo NLD
Khi thiếu gia chơi ngông bằng... súng nhựa
Chơi ngông, thích thể hiện đẳng cấp được xem là "bề nổi" của nhiều tay chơi. Hiện nay có không ít thiếu gia lại chỉ thích chơi ngông bằng... súng nhựa giống y như súng thật.
Video đang HOT
Hành vi này được xem là vi phạm pháp luật và cần phải xử lý nghiêm.
Súng nhựa... xuống phố
Đã là dân chơi thì phải biết... oai. Đó là tuyên bố chắc nịch của Chung "ngông" - một dân chơi ở Hà Nội, quê gốc Thái Nguyên bộc bạch với PV về thú chơi ngông và khá "độc" hiện nay: Dùng súng nhựa thể hiện... đẳng cấp.
Cái mà những thiếu gia, tay chơi luôn ví von là "đẳng cấp" có khi không đo bằng tiềm lực kinh tế, độ chịu chơi, mạnh tay dùng "hàng nóng" mà chỉ là thú chơi... "ngông". Thậm chí khi có khẩu súng nhựa y như thật, đi ô tô còn để... "súng" nửa kín nửa hở kiểu mập mờ.
Theo tìm hiểu của PV, không ít thiếu gia công khai lên mạng "đặt hàng", lùng sục tìm mua súng nhựa để làm vật bất ly thân trong các cuộc "dạt vòm". Thậm chí, nhiều tay chơi còn sắm thêm cả... tóc giả khi dạo phố cho thêm phần thi vị.
Cách đây không lâu, công an phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khi triển khai lực lượng tuần tra, ứng trực xử lý vi phạm về đội mũ bảo hiểm trên trục phố Huế đã tóm gọn một thanh niên tên Trần Hoàng Nam (sinh năm 1986, nhà ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hóa trang thành "diễn viên đường phố".
Sau khi dừng xe kiểm tra, tổ tuần tra đã phát hiện đối tượng mang theo 1 khẩu súng nhựa, 1 bộ tóc giả và cuộn băng dính.
Tại cơ quan công an, Nam khai mượn khẩu súng nhựa và bộ tóc giả của một người bạn. Tuy nhiên, Nam không biết cụ thể nơi ở của người bạn này (?!). Lý do mà Nam đưa ra tại cơ quan công an rất đơn giản chỉ là thấy khẩu súng nhựa hay hay, nên mượn để... chơi.
Một trong những lý do cơ bản nhất, khiến dân chơi mua súng nhựa là súng nhựa giống y như thật dễ khiến người dân bình thường tưởng là... súng thật.
Có kẻ dùng hàng giả, thì cũng có kẻ dùng hàng thật. Chính sự lẫn lộn này lại càng khiến dân chơi "kết" súng nhựa. Ví dụ, ngày 30/1/2012 tổ công tác Y141 Công an Hà Nội đã vạch trần màn "du xuân với súng" của hai thanh niên khi đang làm nhiệm vụ tại ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội).
Được biết, khi thấy hai nam thanh niên điều khiển xe máy Dream, vi phạm luật Giao thông và có nhiều biểu hiện nghi vấn, tổ công tác đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra, nhưng hai thanh niên đã quay đầu xe, phóng với tốc độ cao để trốn thoát.
Tổ công tác liền triển khai vòng vây và bắt giữ. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong người một thanh niên có giấu khẩu súng colt tự chế cùng 6 viên đạn đã lên nòng sẵn.
Thanh niên giấu súng được xác định là Ngô Mạnh Cường (SN 1990). Cường khai rằng mua khẩu súng thông qua một người bạn với giá 6 triệu đồng và chỉ là... để phòng thân khi đi chơi. Theo lời khai của đối tượng Cường, hắn không có công ăn việc làm và sống theo kiểu giang hồ. Cơ quan công an đã lập hồ sơ để xử lý hành vi vi phạm của các đối tượng này.
Súng giả như...thật!
"Hàng" không... độc quyền!? Theo tìm hiểu, tình trạng vác súng nhựa xuống phố xem ra không phải là "độc quyền" của riêng ai. Trong tháng 2/2009, tại Hải Phòng, có 3 đối tượng đã dùng súng bắn đạn nhựa bắn vào CSGT khi vi phạm luật Giao thông. Đó là trường hợp Nguyễn Ngọc Nam, Phan Văn Trung (cùng sinh năm 1988, trú tại đường Ngô Gia Tự, phường Đằng Lâm, quận Hải An) và Nguyễn Đức Linh (sinh năm 1991, trú tại số 7 ngõ 291, cụm 6, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Khi bị CSGT truy đuổi, cả 3 đối tượng vẫn lạng lách và dùng 2 khẩu súng bắn đạn nhựa (một shotgun và một súng báng nhựa, vỏ sắt) để "tỉa" lại. Ba đối tượng trên đã bị khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ....
Theo tìm hiểu của PV, trên mạng, các shop bán công cụ hỗ trợ đăng tải nhan nhản thông tin rao bán súng nhựa. Súng nhựa có đủ loại, nhiều mẫu mã. Từ súng AK 47, M16A4, súng lục... Các loại súng nhựa được các chủ shop công cụ hỗ trợ đặt cho cái tên "hàng thú dữ".
Nghe có vẻ như đồ chơi trẻ con nhưng lại là "chiêu" để các chủ shop qua mặt cơ quan chức năng. Theo quảng cáo, súng nhựa đồ chơi thì chỉ dùng để... dọa trẻ con còn "hàng thú dữ" có đủ loại, súng bắn đạn nhựa, đạn cao su, súng bắn đạn tự chế... Một shop công cụ hỗ trợ trên mạng rao bán súng shotgun có thể bắn xa tới 70m. Nếu đứng trong tầm 20m thì có thể bắn vỡ chén sứ hoặc làm thủng cả trần nhà. Giá của khẩu súng này là 650 nghìn đồng.
T, một sinh viên ở Hà Nội, tự hào khoe vừa mua được một khẩu M16 -A6 ở Móng Cái (Quảng Ninh) với giá chỉ có 250 nghìn đồng. Đồ chơi mà như thật, từ kiểu dáng đến kích thước, có cả ống ngắm, đèn pha, đèn laser. " Mỗi băng đạn chứa được hơn 50 viên, bắn mỏi tay", T. nói.
Mặc dù là đồ chơi nhưng có thể tháo rời từng bộ phận ra, nhét vào cặp, xách đi xa mà không sợ ai dòm ngó. Hỏi về độ nguy hiểm, T. bảo: "Có thể bắn xa được 50m. Nếu bắn trong phạm vi 20m thì có thể làm bầm da, chảy máu người khác.
Bên cạnh những "hàng thú dữ" được rao bán, các shop bán công cụ hỗ trợ còn lén lút bán những loại súng nhựa bắn đạn tự chế với độ sát thương cao. Giá của những khẩu súng này cũng khá đắt đỏ từ 4- 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, hiện nay "hàng dữ" được bán đủ chủng loại, nên nhiều tay chơi cũng ngậm ngùi mua phải hàng giả giá cao. Điển hình, hồi tháng 10/2011, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án đối với 4 đối tượng vì liên quan đến một vụ mua súng K54 giả.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, khoảng tháng 5/2011, với mục đích mua bán vũ khí kiếm lời, T. đã nhờ Q. (bạn đi bộ đội cùng) tìm mua hộ súng K54. Sau khi đồng ý, Q. đã liên lạc với một người bạn mới quen tên H. trong một lần lên Lạng Sơn chơi để nhờ tìm mua hộ súng K54. H. nhận lời và bàn với T. bán súng giả cho Q. để lấy tiền chia nhau.
Khẩu súng được mua ở Lạng Sơn với giá... 180 nghìn đồng được bán cho Q. với giá 10 triệu đồng. Sau này, Q. biết mình bị chơi đểu, mua phải súng giả đã gây ra cuộc ẩu đả dằn mặt nhau và bị lập hồ sơ xử lý.
Về quản lý loại đồ chơi nguy hiểm này hiện nay đã có chế tài xử lý, song xem ra nó cũng vẫn chưa khiến cho các thiếu gia hết sôi sục săn lùng... súng nhựa chỉ để thể hiện "đẳng cấp" dân chơi (?!).
Cần xử lý mạnh tay để làm gương "Các yếu tố cấu thành tội phạm đã được pháp luật chỉ rõ, nếu sử dụng súng nhựa, để đe dọa, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi phạm pháp đã là cấu thành tội phạm. Vấn đề đặt ra phải xem xét, xử lý hành vi dùng súng nhựa như thế nào. Ví dụ để cướp tài sản thì tội cướp tài sản đã rõ, còn hành vi dùng súng, dù là súng nhựa cũng phải xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Tại Điều 13 Nghị định 73/2010 NĐCP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội đã nêu rõ, hành vi vi phạm quy định về sử dụng đồ chơi nguy hiểm bị cấm... sẽ bị phạt tiền. Tùy theo hành vi sử dụng, hay sản xuất, sửa chữa hoặc vận chuyển đồ chơi nguy hiểm vào lãnh thổ Việt Nam mà có hình thức xử phạt khác nhau. Mức phạt tiền cho từng hành vi có thể từ 500 nghìn đồng lên tới 30 triệu đồng, kết hợp với các hình thức phạt bổ sung. Mặt khác luật sư Biên cũng phân tích, hành vi dùng, hoặc đe dọa dùng các dạng vũ khí, dù là đồ chơi để uy hiếp đe dọa người khác cần phải xử lý nghiêm, trấn áp mạnh, nhằm răn đe, ngăn chặn những đối tượng có ý đồ sử dụng loại phương tiện này, không để xảy ra tình trạng sử dụng phổ biến, khó kiểm soát gây mất an ninh trật tự". (Luật sư Hoàng Ngọc Biên - trưởng Văn phòng Luật sư Cát Tường)
Theo Nguoiduatin
Kẹo Mút Chơi bời, xấu hổ và bài học cho những kẻ chơi ngông Tuy không bị xử lý hình sự nhưng sự lên án, phản ứng dữ dội của xã hội với hành vi vô cảm của Kẹo mút chơi bời là một bài học cho những kẻ chơi ngông. Dư luận xã hội lên án dữ dội trước hành vi phi nhân tính, vô cảm. Sự việc bắt đầu khi một thành viên có nickname...