Nam sinh đi dạy Tiếng Việt bị hỏi khó: “Bông với hoa là một, sao lại gọi những bông hoa?”, nhận về câu trả lời tức anh ách
Tự tin dùng Tiếng Việt mấy chục năm nay nhưng bạn có trả lời được câu hỏi này?
Có câu nói được truyền miệng nhiều thế này: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” bởi lẽ Tiếng Việt nổi tiếng là ngôn ngữ khó học thuộc top trên thế giới.
Người nước ngoài cũng phải công nhận điều đó, và người Việt, nhiều khi cũng sẽ giơ tay đồn ý. Khó từ cả cách phát âm cho đến việc ghép từ. Nào là từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, từ đồng âm, từ trái nghĩa… bạn có nhớ nổi không?
Nếu vẫn còn tự tin với khả năng Tiếng Việt thì hãy thử đọc đoạn tin nhắn của một thanh niên dưới đây nhé!
Ảnh: Internet
Cụ thể, một thanh niên đã chia sẻ câu chuyện đi dạy Tiếng Việt cho người Nhật bị đặt câu hỏi khó: “Bông với hoa là một. Sao lại nói những bông hoa?”.
Video đang HOT
Người bạn kia cũng trở nên lúng túng và đưa ra đáp án: “Vì những là số nhiều nên phải gọi là bông hoa” . Liền bị thanh niên hỏi ngược lại sao không gọi là hoa hoa?
Là bạn thì có trả lời được câu này không? Vậy cùng thử phân tích từng chữ một nhé!
- Hoa (danh từ): Chỉ cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm.
- Bông: Từ này chỉ mang nghĩa là “hoa” ở một số địa phương (chủ yếu là ở miền Nam) chứ không phải nghĩa phổ thông. Ví dụ: Đốt pháo bông (đốt pháo hoa).
Ngoài ra bông còn là “từ dùng để chỉ từng cái hoa” . Vậy nên chúng ta mới thường gọi là bông hồng/bông hoa hồng, bông sen/bông hoa sen… đều đúng hết!
(Ảnh minh họa)
Ngay lập tức cuộc tranh luận giải nghĩa Tiếng Việt này đã nhận về nhiều lượt bình luận. Nhiều người Việt cũng phải thú nhận rằng dùng từ “bông hoa” bấy lâu nay, bây giờ mà bắt giải nghĩa thì cũng mệt phết đấy.
- “Theo mình, “bông” trong bông hoa là lượng từ (từ chỉ số lượng) nên phải nói là bông hoa. Bông chỉ “hoa” trong tiếng miền Nam, không phải là tiếng phổ thông”.
- “Mỗi quốc gia đều sẽ có những cách sử dụng từ trong giao tiếp riêng, dù cho nó thừa chữ hoặc sai gì đó. Nhưng nó gọi là giao tiếp tự nhiên, đó là những thứ bất quy tắc khi muốn giao tiếp tự nhiên nhất phải học” – một dân mạng chiêm nghiệm.
- “Theo mình trong trường hợp này, “bông” có chức năng loại từ (classifier), sau các từ chỉ số lượng đương nhiên là phải có rồi”.
Người nước ngoài chê tiếng Việt dễ lắm, chỉ cần thêm dấu cho chữ "a" là xong, ai ngờ bị phản dame mạnh thế này
Tiếng Việt chưa bao giờ là dễ dàng!
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu tính nhạc nhờ hệ thống nguyên âm, phụ âm hết sức đa dạng, phong phú, đồng thời lại rất nhiều thanh điệu. Với những ai chưa từng tiếp xúc hoặc chưa tìm hiểu sâu về thứ tiếng này sẽ cho rằng đây là ngôn ngữ dễ tiếp thu, song bẵng đi một thời gian, người ta mới chợt nhận ra "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tiếng Việt sẽ là thử thách lớn đối với người nước ngoài nếu thứ tiếng bản địa của họ không có thanh điệu như chúng ta.
Một người nước ngoài review về tiếng Việt cho những người khác sau một thời gian tiếp xúc rằng ngôn ngữ này rất dễ. Người này nói với chữ a, chỉ cần thêm các dấu thôi là được, ví dụ: a, ă, â, á, à, ả, ạ, ã.
Tuy nhiên, hồi sau một dân mạng khác đã "phản dame" ngay với màn xem thường độ khó tiếng Việt này. Bởi không chỉ có mỗi chữ "a" là nguyên âm trong tiếng Việt, chúng ta còn có ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Mỗi chữ cái này thêm các thanh sắc, hỏi, ngã, nặng thì đã ra một cách phát âm khác rồi. Comment của netizen này đã liệt kê đầy đủ các nguyên âm trong tiếng Việt khi kết hợp với các thanh khác để chứng minh quan điểm tiếng Việt dễ là sai lầm.
Thế mới thấy, để học được ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta phải mất rất nhiều thời gian. Nhiều người nước ngoài dù nắm chắc ngữ pháp, từ vựng song lại gặp vấn đề trong cách phát âm vì không thể tạo ra độ trầm bổng cho âm thanh từ các thanh ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được. Đây cũng là đặc điểm tạo nên sự độc đáo riêng của tiếng Việt mà ít ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Một số bình luận của người nước ngoài khi nghe người Việt Nam nói chuyện:
"Tôi thấy họ nói chuyện với nhau líu lo như chim hót, từ thấp từ cao, nghe hay ho làm sao ấy!"
"Học tiếng Việt 2 năm nhưng vẫn không thể nào phân biệt được cách phát âm khi nói những từ có dấu hỏi, dấu ngã"
"Tiếng Việt là thứ tiếng thực sự kỳ diệu, tôi chưa từng nghĩ có ngôn ngữ nào thú vị đến như vậy!"
Hỏi "Từ nào trong tiếng Việt bỏ dấu sắc thì trái ngược với nghĩa ban đầu?", câu trả lời khiến người thông minh nhất cũng ngã ngửa Tiếng Việt đúng là trăm đường lắt léo. Trong tiếng Việt, hệ thống các thanh điệu tạo ra sự đa dạng vô cùng cho các từ ngữ, chỉ cần thay đổi một chi tiết về dấu thôi là có thể thay đổi toàn bộ ngữ nghĩa của từ. Hoặc trong cùng một câu nói có nội dung tương đương, chỉ cần thêm một...