Nam sinh đại học bày mưu để khách đến nhà vẫn LÌ XÌ dù bản thân đã lớn tồng ngồng: Nghe xong mà phì cười vì độ LƯƠN LẸO
Hết tuổi được nhận lì xì nhưng nam sinh viên này đã nghĩ ra một cách khiến khách đến nhà không thể không mở hầu bao.
Phong tục lì xì ngày Tết mang đậm nét đẹp truyền thống của dân tộc, được lưu truyền ngàn đời nay. Phong bao lì xì mang theo lời chúc sức khoẻ, bình an, hạnh phúc, may mắn,.. trong dịp đầu năm mới.
Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mà quan trọng là tình cảm tốt đẹp với mong muốn người nhận có một năm mới hạnh phúc. Người lớn lì xì cho trẻ con thể hiện sự quan tâm, yêu thương và mong ước con cháu mạnh khoẻ, chăm ngoan, học giỏi. Vì thế, tập tục này khiến ngày Tết cổ truyền trở nên tốt đẹp, ấm áp và giàu ý nghĩa hơn.
Phong tục lì xì ngày Tết mang đậm nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Với quan điểm như vậy, việc lì xì không phụ thuộc vào độ tuổi mà vào tình hình tài chính và suy nghĩ của mỗi người. Thông thường, tại Việt Nam, người lớn sẽ không lì xì khi trẻ đã lớn, bước vào đại học hoặc không còn phụ thuộc kinh tế gia đình.
Vì thế, những câu chuyện “dở khóc dở cười” từ phong bao lì xì ra đời. Nhiều tình huống của con trẻ khiến bố mẹ ngượng đỏ mặt, còn khách đến chơi ấp úng không nói nên lời.
Mới đây, một nam sinh lên mạng hồn nhiên chia sẻ cách nhận được phong bao lì xì từ khách đến chơi. Nam sinh còn khẳng định áp dụng cách này, đảm bảo 100% thành công. Nam sinh cho biết “mẹo” là vào những ngày đầu năm mới, sinh viên nên mang sách vở, laptop ra bàn uống nước ngồi học bài. Khách đến nhà, nghĩ trẻ vẫn trong độ tuổi học sinh sẽ vẫn tặng phong bao.
Nam sinh bày cách để nhận được lì xì khi khách đến chơi.
Câu chuyện nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh. Một số bạn còn cho rằng nên “mặc áo đồng phục để tăng độ uy tín”. Hoặc: “Trước Tết treo thật nhiều giấy khen, bằng khen khắp nhà để khách đến chơi trầm trồ trước thành tích học tập. Từ đó, dễ dàng nhận được tiền đầu năm”.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đọc được những dòng bình luận trên đã lắc đầu ngao ngán. Họ cho rằng nếu là cha mẹ nam sinh kia sẽ vô cùng xấu hổ, ngượng ngùng. Sinh viên đại học trên 18 tuổi, nhiều bạn đã đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí. Nếu không học đại học, các bạn sẽ đi làm, tạo nguồn thu nhập ổn định, thậm chí là lập gia đình riêng. Vì vậy, người trẻ trên 18 tuổi không nên nhận lì xì nữa, hãy từ chối khéo léo.
Người trẻ đến bao nhiêu tuổi thì nên ngừng nhận lì xì?
Ngày nay, độ tuổi trưởng thành của người trẻ thường muộn hơn trước đây. Nguyên nhân sâu xa là khi xã hội phát triển, trẻ sẽ được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Theo một khảo sát công bố mới đây, độ tuổi trung bình để lập gia đình của một thanh niên là 28 tuổi.
Nhiều ý kiến cho rằng người trẻ đã độc lập tài chính không nên nhận tiền lì xì.
Nhiều người trẻ tuổi hiện nay phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Họ nhận hỗ trợ tài chính và lắng nghe ý kiến của cha mẹ trước khi quyết định. Do đó, vấn đề lì xì cho thanh niên không phụ thuộc vào độ tuổi và nên phụ thuộc vào tình hình thực tế của người đó.
Ví dụ, những người trẻ đã có thu nhập kinh tế độc lập, đã kết hôn và có thu nhập tốt thì không nên lì xì. Nói chung, với người trẻ chưa hoàn toàn độc lập hoặc ở giai đoạn chuyển tiếp của trưởng thành thì việc nhận lì xì cũng không có gì là đáng chê trách.
Hơn nữa, khi người trẻ đã kết hôn, có con cái thì người lớn tuổi hơn vẫn có thể trao tặng lì xì. Hành động này là để tặng may mắn, đó là một điều tốt lành.
Chú làm giám đốc công ty lớn mừng tuổi Tết, cháu gái vừa nhìn vào số tiền liền quăng luôn lì xì xuống đất
Hành động của cô gái khi được nhận lì xì đã gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội.
Cứ đến dịp Tết Nguyên đán, người lớn lẫn trẻ con lại "đau đầu" với chuyện lì xì. Lì xì bao nhiêu, nên để trong bao hay không... đều dễ gây tranh cãi. Bởi cứ động đến chuyện tiền nong thì bao giờ chẳng nhạy cảm!
Tuy nhiên, dù nhận được tiền ít hay nhiều thì khi đã nhận lì xì, bạn phải có thái độ tôn trọng người đưa. Như mới đây, thái độ của một nữ sinh khi nhận tiền lì xì từ một ông chú là giám đốc lớn đã gây nên tranh cãi.
Đoạn video cô gái ném phong bao lì xì (Nguồn video: Maitrang8963)
Cụ thể, đoạn video có tựa đề "Chú là giám đốc công ty lớn mừng tuổi cháu thế này". Khi mở phông bao ra, cô gái thấy duy nhất một tờ 100.000 đồng. Sau đó, nữ sinh này dường như tỏ thái độ khó chịu bằng việc vứt luôn lì xì đó xuống đất.
Thái độ của nữ sinh đã nhận về nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều. Phần lớn đều cho rằng cô bạn có cách hành xử không đúng đắn, không tôn trọng người lì xì cho mình. Dù tiền ít hay nhiều thì đây cũng là tấm lòng của người lớn, chưa kể số tiền 100.000 đồng cũng tương đối lớn rồi.
Mặt khác, cũng có một số ý kiến cho rằng cô gái này cố tình đăng video để câu fame. Trước những ý kiến trái chiều, cô nàng này vẫn không xoá clip, thay vào đó là khoá bình luận lại.
Đang khởi tạo Player
Phong bao lì xì màu đỏ nhằm gửi gắm lời chúc hạnh phúc, may mắn cả năm tới người nhận (Ảnh minh họa)
Chưa biết thực hư video như nào, song các bậc phụ huynh cũng đã nhanh chóng share đoạn video để dặn nhau phải giáo dục con cái tử tế khi con được lì xì.
Dưới đây là một số điều cha mẹ nên dạy trẻ con trước mỗi dịp Tết:
1. Dạy cho trẻ biết ý nghĩa của việc lì xì
Mỗi cha mẹ cần dạy con thế nào là tục lệ, ý nghĩa tốt đẹp của lì xì. Đừng để trẻ sớm biết toan tính, chọn đi thăm nhà nào có nhiều tiền lì xì hơn. Đừng để trẻ so sánh giữa người này và người khác, xem tết là mùa "bội thu" kiếm tiền.
Hãy dạy và giáo dục con trẻ biết trân trọng phong bao lì xì như là một món quà ý nghĩa, một sự may mắn mà người khác mang đến cho mình.
2. Dạy trẻ không xé lì xì trước mặt khách
Hành động xé phong bao lì xì, chê tiền lì xì trước mặt khách mà một hành động xấu xí và có thể làm cho người lì xì cảm giác không được tôn trọng.
Cha mẹ có thể chuẩn bị cho con cái một chiếc túi, hộp để đựng phong bao lì xì rồi đến cuối ngày mở ra cùng cảm nhận niềm vui bóc từng phong bao lì xì với con cái. Điều đó làm cho các con sẽ không biết người này mừng bao nhiêu, người kia mừng bao nhiêu và cũng thể hiện sự tôn trọng người mừng hơn.
3. Dạy trẻ cách chào hỏi, không vòi tiền lì xì
Một hành không được đẹp trong ngày Tết là việc bám theo người này người kia vòi tiền Tết cho bằng được. Nghĩa là ai không cho thì xin cho bằng được, ai cho thì thôi không đi theo nữa.
Các bậc cha mẹ nên dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết. Dạy chúng cảm ơn khi nhận được lì xì. Những câu cảm ơn lễ phép của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người cảm thấy hài lòng và vui vẻ, chứ không phải vừa vào nhà đã xin lì xì.
Cách các bạn trẻ chi tiêu Tết: Người tiêu 25 triệu vẫn thấy đáng, người cắt giảm 1 nửa vẫn còn nỗi lo Quỳnh Lan dự định chi tiêu khoảng 20 - 25 triệu cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới, trong khi Ánh (người có thu nhập bị ảnh hưởng vì dịch) lại quyết định cắt giảm một nửa chi tiêu so với năm ngoái. 9x Hà Nội dự định 9 ngày Tết tiêu 25 triệu Chỉ còn ít thời gian nữa thôi sẽ đến...