Nam sinh 17 tuổi tự tử vì áp lực học tập trong thời gian cách ly
Trong cuốn sổ nhật ký gia đình tìm thấy, cậu bé chia sẻ nỗi lo sợ về tương lai và giãn cách xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Ngày 7/5, cảnh sát thông báo phát hiện thi thể Matthew Mackell, học sinh lớp 12, trường phổ thông Skinners Kent tại Công viên Dunorlan, tại Tunbridge Wells, Kent. Trong cuốn sổ nam sinh này để lại, cậu bé tâm sự nỗi lo lắng cho tương lai và việc giãn cách xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình. Anh của Matthew, Chris chia sẻ: ‘Trong cuốn sách ấy, em ấy nói rằng mình rất buồn. Mọi thứ trở nên tối tăm. Thật buồn khi đọc được những dòng ấy’.
‘Em đã không biết em ấy phải trải qua những gì. Nếu có thì em chỉ biết rằng em ấy đang làm rất tốt thôi. Không ai nghĩ rằng Matt lại lo lắng như vậy. Em đã nói chuyện với những người bạn Matt và họ nói rằng em ấy lúc nào trông cũng vui vẻ’.
Matthew Mackell, học sinh lớp 12 luôn đạt điểm cao và là học sinh tiêu biểu.
Matt thường dành thời gian rảnh rỗi và cả giờ ăn trưa để học. Nhưng em đã quá lo lắng rằng mình không làm được việc gì thậm chí ngay cả khi cậu bé đang làm rất tốt. Nam sinh 17 tuổi – người luôn đạt điểm tối đa, mơ ước trở thành kế toán và đang làm việc cho một công ty đầu tư của Mỹ tại London khi còn học lớp 12.
Gia đình của Matt cho rằng, việc nhà trường đóng cửa quá lâu và không biết khi nào mở cửa trở lại khiến con họ cảm thấy khó khăn. ‘Việc bạn không đến trường không có nghĩa là ngày tận thế hay bạn không thể đạt điểm cao. Rõ rằng mọi người đang quá căng thẳng về nó’, Chris bày tỏ.
‘Em muốn nói về tinh thần và sự giúp đỡ của mọi người về việc đó. Có lẽ Matt nghĩ mình sẽ là gánh nặng cho mọi người khi chia sẻ điều mà em ấy lo sợ. Em ấy nghĩ khi nói cho mọi người biết tình trạng của mình sẽ khiến họ suy sụp và trở thành nỗi đau cho họ’.
Video đang HOT
Những bó hoa tưởng niệm trong Công viên Dunorlan nơi Matthew được tìm thấy.
Ông Michael Bond, bố của Matt chia sẻ, con trai mình là chàng trai cực kỳ tốt bụng, đồng thời bày tỏ: ‘ Tôi muốn nhấn mạnh với mọi người rằng, nếu bạn có điều gì đó cần chia sẻ về điều khiến bạn lo lắng, hãy nói chuyện với ai đó, đừng giữ cho riêng mình. Hãy luôn quan tâm đến người khác để chắc chắn họ vẫn ổn, hãy ôm họ, hãy nói chuyện với họ’.
Cô Hilary Macaulay, hiệu trưởng trường Skinners Kent, nơi Matt theo học chia sẻ, sự ra đi của cậu là nỗi mất mát lớn của giáo viên và học sinh nhà trường. Trong bức thư gửi phụ huynh học sinh hôm thứ hai vừa qua, cô cho biết: ‘Chúng ta đều biết rằng, việc đóng cửa trường học khiến các bạn học sinh cảm thấy buồn rầu. Nhưng đây là tình huống mà chúng ta và cả xã hội phải đối mặt. Giáo viên nhà trường cũng như cán bộ Dịch vụ Tâm lý Giáo dục sẽ luôn hỗ trợ các em, những người bị ảnh hưởng tâm lý từ sự việc này.’
Cô và tập thể giáo viên, học sinh trường Skinners Kent cũng gửi lời chia buồn đến gia đình em và nhấn mạnh đây là cậu học trò tài năng và tiêu biểu của trường.
Học sinh tự tử vì áp lực học tập: "Chết trong kỳ vọng của bố mẹ"
Trẻ bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý thậm chí chọn tự tử như một cách để giải thoát khi bị áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chính bản thân các em - câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng vẫn là vấn đề cảnh báo bởi hệ lụy mà nó để lại.
Chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên câu chuyện của nữ sinh lớp 7 trường THCS Tân Lâm (trú tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) để lại thư tuyệt mệnh rồi tử tự trong lớp học. Trong thư, nữ sinh này xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút trong thời gian gần đây, khi không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô nên quyết định quyên sinh.
Áp lực học đường là nguyên nhân khiến nhiều học sinh trầm cảm, tự tử
Lý giải về tỷ lệ học sinh tìm đến cái chết ngày càng tăng, thạc sĩ Nguyễn Thị Loan - nguyên phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết: "Một thực tế đang diễn ra nhất là ở các thành phố lớn là các con thường bị cha mẹ bị ép học tập, bị định hướng nghề nghiệp không theo ước mơ của chúng mà theo ước mơ của bố mẹ.
Một điều rất vô lý là những gì bố mẹ chưa thực hiện được thời trẻ, bố mẹ lại áp đặt và bắt các con thực hiện thay mình mà quên rằng đứa trẻ có quyền được sống với ước mơ của bản thân chúng.
Và điều tất lẽ dĩ ngẫu là khi chịu áp lực học tập đến từ phía bố mẹ, nhà trường trong một thời gian dài, nhiều học sinh đã bị trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết là điều có thể lý giải được. Đó chính là chết trong kỳ vọng của bố mẹ
Tôi cho rằng, để giảm tình trạng học sinh trầm cảm, tự vẫn, quan trọng là cha mẹ cần thay đổi, không gây sức ép lên việc học tập và chúng được sống, tận hưởng tuổi thơ với những kỷ niệm đẹp chứ không phải bị ám ảnh về chuyện học tập.
Chắc hẳn, trên đường phố chúng ta thường xuyên bắt gặp cảnh những đứa trẻ vừa tan trường nhưng vội vàng cắn miếng xúc xích hay nhanh chóng ăn cái bánh mì mà bố mẹ mua vội bên lề đường để đi học them ca 2 tại các lò dạy thêm. Tôi chắc chắn rằng, không một đứa trẻ nào muốn có tuổi thơ là chuỗi ngày vội vàng đi học như thế cả. Chúng đang sống thay ước mơ của cha mẹ".
Trên thực tế, hiện nay, nhiều trẻ phải đối mặt với nhịp độ học căng thẳng, chạy đua với thời gian mỗi ngày, từ học ở trường, học thêm, học ở nhà. Bản thân các em luôn phải "căng mình" để có thể đáp ứng với nhịp độ ấy. Thêm nữa, độ tuổi này bắt đầu bị phân tâm với nhiều vấn đề xung quanh như: thay đổi tâm sinh lý, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình.... Trong khi, tâm lý chung của cha mẹ luôn mong muốn con cái tập trung và có thành tích tốt trong học tập.
Sự "lệch pha" trong tâm lý, lứa tuổi và mối quan tâm dẫn tới việc không thấu hiểu nhau, dẫn tới việc đôi lúc cha mẹ có động thái áp đặt, so sánh hay chì chiết khi con không được như mong đợi. Và kết quả là nhiều trẻ bị trầm cảm, thậm chí chọn tự tử.
PGS.TS Trần Thành Nam (Trường ĐH Giáo dục) cho hay: "Trong nghiên cứu gần đây nhất của chúng tôi về lo âu học đường thì có đến 80% học sinh đều có lo lắng liên quan đến trường học: Lo lắng về mối quan hệ cha mẹ, về kỳ vọng của bố mẹ, gặp khó khăn trong áp lực về bạn bè cùng trang lứa như bị bắt nạt, định hướng nghề nghiệp, lo lắng trong quan hệ với thầy cô, bị ám ảnh vì thầy cô không công bằng với họ, bị trù úm...
Stress với hoạt động học tập liên tục và không cân bằng được với những hoạt động yêu thích của bản thân, có những người cảm thấy mình không giỏi vấn đề gì nên luôn sợ hãi. Đến 80% các bạn học sinh nói là tôi không biết mình thích gì và nên chọn nghề gì...Nó là áp lực tạo nên lo âu về học đường thông qua nghiên cứu của chúng tôi từ năm 2016.
Những con số báo động ở trên, suy cho cùng cũng xuất phát từ kỳ vọng quá lớn và sự không thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái. Theo các chuyên gia, dù không dễ dàng nhưng để có thể phá vỡ được "bức tường thành" vô hình kia, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu tâm lý lứa tuổi và luôn đặt mình vào con cái để hiểu suy nghĩ của chúng cũng như đưa ra những định hướng cho con.
Nhiều cha mẹ không hiểu được rằng, đôi khi chỉ là vài lời so sánh, là ánh mắt thất vọng hay một tiếng thở dài cũng có thể khiến trẻ cảm thấy nặng nề mà cố gắng quá sức hoặc ngày càng trở nên tự ti, khép kín. Nguy hiểm ở chỗ, nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ dễ gặp phải những vấn đề tâm lý và có những hành xử tiêu cực.
Thay vì đứng ngoài và kỳ vọng, cha mẹ hãy đồng hành cùng con không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà đồng hành cả trong học tập.
Quan trọng nhất là việc phá bỏ được những quan niệm về thành tích, về cách giáo dục áp đặt, khắt khe tạo nên khoảng cách giữa cha mẹ và con cái là việc không thể ngày một ngày hai có thể thay đổi. Cản trở lớn nhất là liệu cha mẹ có thật sự dành thời gian và mong muốn làm bạn của con ở bất kỳ lĩnh vực nào hay không?
Tuy nhiên, chỉ cần các bậc cha mẹ nỗ lực, nhìn nhận rõ những nguy cơ của việc hình thành khoảng cách này cùng với tình yêu vô hạn mà cha mẹ nào cũng có thì vấn đề này sẽ không còn là nan giải nữa.
Theo infonet
Trí thức trẻ: mê thể thao, say học hỏi - Kỳ 3: Khi bế tắc, tôi chọn chạy bộ Đó là chia sẻ từ bạn Nguyễn Trọng Hoàng Nam (24 tuổi, thạc sĩ chính sách công ĐH Bristol, Anh) về giải pháp thoạt tưởng đơn giản mà rất hiệu quả trước các vấn đề của cuộc sống. Nhờ lấy lại cân bằng cuộc sống và nỗ lực học tập, bạn Nguyễn Trọng Hoàng Nam đã nhận bằng đúng thời hạn - Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025