Nam sinh 10 điểm Lý: ‘Em khoanh bừa đáp án’
Với điểm ba môn khối A vênh nhau đến mức kỳ lạ, nam sinh ở Nghệ An thừa nhận đã ngủ gục, không làm bài thi môn Toán; còn môn Lý thì “khoanh bừa và ăn may”.
Sáng 22/7, tại nhà riêng ở xã Nghĩa An (Nghĩa Đàn, Nghệ An), Nguyễn Sỹ Hùng dự thi tại cụm số 35 chia sẻ, với điểm Văn 2,5, tiếng Anh 2,13, Toán 0, em không bất ngờ. “Môn Toán em không làm chữ nào, bỏ giấy trắng nên điểm 0 là chính xác rồi”, Hùng nói và cho biết chỉ bất ngờ với điểm Vật lý 10, Hóa 8 vì “không nghĩ lại quá cao như vậy”.
Lý giải việc bỏ giấy trắng môn Toán, Hùng cho biết do buồn chuyện gia đình nên không có tâm trạng làm bài. Hôm vượt 100 cây số về TP Vinh dự thi, nam sinh đã không muốn đi. Được một số bạn bè và người thân động viên, hai mẹ con mới đón xe xuôi về thành phố, thâm tâm chỉ là “đi chơi cho biết”.
Dự thi tại TP Vinh, mẹ con Hùng ở nhờ nhà một người quen. Sáng 1/7, bước vào dự thi môn Toán, Hùng đi đúng giờ nhận giấy và đề thi, giấy nháp đúng thủ tục. “Viết xong số báo danh, họ tên thí sinh, em gập giấy làm bài để lên bàn rồi gục đầu ngủ. Một lát có giám thị nhắc nhở làm bài, nhưng em không làm, hết giờ thì nộp bài thi theo đúng quy định rồi ra về”, Hùng kể và cho biết nếu chú tâm làm em vẫn có thể kiếm được 3-4 điểm.
Nguyễn Sỹ Hùng kể lại việc làm bài thi. Ảnh: Hải Bình.
Nam thí sinh nói rằng, biết chắc được điểm 0 môn Toán và trượt tốt nghiệp, song vẫn quyết định dự thi các môn tiếp theo bởi không muốn trường THPT Tây Hiếu nơi mình theo học “mang tiếng xấu” là có thí sinh bỏ thi và đạt cả 5 môn điểm 0.
Chiều 1/7 thi môn tiếng Anh, Hùng không cần đọc câu hỏi mà áp dụng chiêu khoanh toàn bộ đáp án A của tất cả câu trắc nghiệm, phần tự luận thì bỏ. Kết quả em được 2,13 điểm. Tới môn thi Ngữ văn, Hùng nói có làm bài một chút vì cũng có vốn kiến thức, sau đó tiếp tục gục trên bàn.
Bước vào môn thi Lý, Hùng làm được một số câu và nghĩ rằng đúng kết quả. Sau đó nam sinh lại ngủ gục, rồi có lúc ngó nghiêng nhìn qua cửa sổ ra ngoài thì bị giám thị nhắc nhở. “Khi gần hết giờ làm bài, em đã khoanh bừa đáp án”, Hùng kể và cho biết với môn Hóa cách làm bài cũng tương tự Lý.
Tự nhận là người ham chơi lười học, nam sinh cho biết bỏ học rất nhiều lần vì chán nản. Hai năm lớp 10 và 11, năm nào Nguyễn Sỹ Hùng cũng bị thiếu điểm một số môn tự nhiên và phải thi lại. Điểm tổng kết hai năm học cấp ba chỉ trên 5.
Video đang HOT
Hùng là con đầu trong gia đình chỉ có hai anh em trai, mẹ làm công nhân nông trường, bố làm nông kiêm nghề phu hồ. Hơn một năm qua, giữa Hùng và bố xảy ra mâu thuẫn, đây được cho là nguyên chính khiến em buồn chán.
Chia sẻ về quãng thời gian sắp tới, nam sinh cho biết sẽ ở nhà nuôi gà và đi làm thuê kiếm tiền. Năm sau có thi lại hay không em chưa tính tới.
3 trong 4 thí sinh đạt điểm 10 môn Lý tại cụm thi Đại học Vinh.
Đánh giá về kết quả các môn thi THPT quốc gia của Nguyễn Sỹ Hùng, thầy Phan Bá Nguyễn, Hiệu trưởng trường THPT Tây Hiếu, cho biết thấy bất thường với điểm Lý và Hóa. Bởi với lực học của Hùng không thể đạt điểm 10 môn Lý.
Đại học Vinh nơi chủ trì cụm thi số 35 cho biết, hôm nay hội đồng kiểm tra bắt đầu xem xét lại bài thi của thí sinh Nguyễn Sỹ Hùng.
Theo kết quả tại cụm thi của Đại học Vinh, toàn tỉnh có 4 điểm 10 môn Vật Lý thì trong đó có 3 thí sinh đều tên Hùng.
Theo VnE
Tỉ lệ ép đồ, nâng cấp trong game Đen thôi, đỏ vẫn thế
Nói tới game mà không nhắc tới câu chuyện tỉ lệ của những pha ép đồ, nâng cấp ảo tung chảo thì quả thật vô cùng thiếu sót.
1% và 99%,
Đã có bao nhiêu lần khi nhìn vào bảng tỉ lệ ép đồ, bạn thấy tỉ lệ lên tới 99%? Dám cá rằng khi nhìn thấy con số này hiện lên, 10 người thì có tới 11 người sẵn sàng dốc toàn bộ đồ đạc, tiền bạc có thể ra để nâng cấp. Từ item có giá trị chỉ vài đồng cho tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, vì khi tỉ lệ ép đồ thành công là 99%, nếu bỏ lỡ sẽ hiếm có lần tiếp theo.
Trong một vài game, những thời điểm có tỉ lệ ép đồ cao rất hiếm khi xuất hiện
Tuy nhiên, 99% và 100% vẫn là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đã từng không biết có bao nhiêu "kỉ niệm đau thương" với con số 99% được ghi nhận qua vô vàn các tựa game ra mắt trước đó. Những pha ép đồ "không tưởng" lên tới vài trăm triệu, tụ tập tài lực, vật lực tích lũy được thông qua một thời gian dài và rồi "tạch". Chỉ có người trải qua rồi mới cảm nhận rõ nhất cảm giác đi từ tột đỉnh vui mừng tới tận cùng tuyệt vọng.
Những lần ép đồ 99% của Kiếm Thế chắc hẳn vẫn còn in sâu trong tâm trí nhiều người
Đã từng có một thời gian, game thủ Việt từng xôn xao về câu chuyện "cực thịnh tất suy, vật cực tất phản". Ép đồ với tỉ lệ 99% nếu tạch thì hãy thử ngay với tỉ lệ cực tiểu 1%. Lý thuyết này nghe khá hoang đường nhưng được khá nhiều những người chơi xác nhận là có.
Nếu 99% vẫn xịt thì hãy thử vận may với 1 - 2%
Đen thôi, đỏ...vẫn thế
Nói về cầu chuyện ép hụt, nâng cấp xịt và tương tự thì chung quy vẫn là 1 từ : ĐEN. Ép không lên, đó là vì bạn thiếu may mắn. Hãy cứ thử lại một lần với tỉ lệ tương tự hoặc cao hơn, chắc chắn sẽ thành công. Thường thì đây cũng là tâm lý "báo thù" được đông đảo người chơi tự an ủi mình.
Sau khi ép hụt 1 lần sẽ cố gắng ép lại lần 2 ngay sau đó
Nhưng vẫn thường nói, đen thì đen đủ đường. Cảm giác 2 lần thất bại cùng tại tỉ lệ 99% liên tiếp chắc hẳn sẽ cực kỳ khó quên. Kỉ lục này vừa được một chàng trai trong Đại Chiến Tam Quốc chia sẻ với cộng đồng về việc mở tướng khó tin của mình.
Với việc mở 36 lần chắc chắn ra vị tướng mong muốn là Gia Cát Lượng. Sau lần đầu tiên trải qua tới 35 lần "hụt" thì chàng trai này cũng đã vợt được vị quân sư số một Tam Quốc.
Lần đầu dù đen nhưng vẫn thấy thật phong cách...
Mặc dù vậy, do có tới 2 loại thẻ bài Gia Cát Lượng (trong số này có 1 thẻ cực hiếm) nên máu sưu tập cùng kèm những lời khuyên từ nhiều phía đã mang chàng trai của chúng ta tới cơ hội thứ hai. Nhưng một lần nữa, sau 36 lần mở tiếp theo, khuôn mặt quen thuộc lại hiện ra thì quả là quá đen.
Được thêm lần nữa thì không thấy nói thêm gì trong status ngoài hình ảnh (khoanh vuông đỏ)
Trường hợp trên chỉ là hình ảnh đại diện cho vô vàn những nạn nhân khác trong vòng xoáy tỉ lệ thông qua những con số. Vẫn hay nói, đen thôi đỏ khác ngay, nhưng khi đọc xong bài viết này, nhiều người sẽ cảm khái mà thốt lên: "Không, đen thôi, đỏ vẫn thế !"
Theo Game4V
Nạp tiền vào game cũng có thể 'gây nghiện' Một nghiên cứ khoa học "cực kỳ nghiêm túc" mới đây đã chỉ ra rằng việc nạp tiền vào game online cũng có khả năng khiến cho con người bị nghiện... Đây là một luận điểm được đưa ra bởi một trong những người đứng đầu của MMOSITE - một diễn đàn game uy tín trên thế giới. Theo nghiên cứu này, thì...